Khuynh hướng tính dục phi dị tính là gì

Tác giả: Minh Phú Cập nhật: 14/04/2022Thông tin kiểm chứng bởi Đài Trương

Ngày nay, định nghĩa giới tính không chỉ dừng lại ở nam giới hay nữ giới mà còn có nhiều khái niệm khác về giới tính của một người. Theo đó, các xu hướng tình dục cũng trở nên phong phú, đa dạng.

Theo sự xuất hiện của cộng đồng LGBT, ngoài những thuật ngữ tính dục phổ biến như Gay (đồng tính nam), Lesbian (đồng tính nữ) thì còn rất nhiều các giới tính khác tồn tại trong xã hội mà có thể bạn chưa từng nghe qua.

Các xu hướng tình dục thường gặp

Xu hướng tình dục (hay khuynh hướng, thiên hướng tình dục) là sự hấp dẫn về mặt tình cảm, tình dục hoặc cả hai đối với người khác. Nguyên nhân dẫn đến việc này cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng nhưng giới chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng xu hướng tình dục là sự tác động qua lại phức tạp của tác nhân di truyền, nội tiết tố và môi trường.

Dưới đây là những mô tả định hướng giới tính liên quan đến các xu hướng tình dục bạn có thể tham khảo:

1. Những xu hướng tình dục dễ nhận biết

Thuộc nhóm này gồm có:

  • Người dị tính (Straight) hay nam/nữ thẳng hiểu đơn giản là những người chỉ yêu và quan hệ tình dục với người khác giới. Đây là xu hướng tình dục chiếm đại đa số trong xã hội hiện nay.
  • Người đồng tính nam (Gay) thuộc một trong các xu hướng tình dục khá phổ biến trong cộng đồng. Họ là những người đàn ông bị thu hút về mặt tâm hồn và thể chất bởi một người đàn ông khác. Rất khó để phân biệt một người là Gay hay không nếu chỉ dựa vào ngoại hình, cách ứng xử bởi nhiều người trong số họ không khác đàn ông dị tính (còn gọi là gay kín); trong khi số khác lại ăn mặc, cử chỉ điệu bộ như phụ nữ (bottom).

Hãy đọc thêm: Người đồng tính nam quan hệ bằng cách nào?

  • Người đồng tính nữ (Lesbian) là những người nữ có cảm xúc và ham muốn với người cùng giới. Trong số các xu hướng tình dục được trình bày thì Lesbian được chia thành nhiều dạng là: Fem (chỉ người đồng tính nữ có xu hướng là “phái yếu” trong mối quan hệ Les – Les); Butch (là người chiếm quyền chủ động trong mối quan hệ, cử chỉ điệu bộ giống đàn ông; Soft butch (Lesbian có bề ngoài và cá tính mạnh mẽ nhưng không cố gắng loại bỏ hết những điểm nữ tính của mình).

Hãy đọc thêm: Quan hệ đồng tính nữ liệu chỉ có giới hạn giữa nữ – nữ?

  • Người chuyển giới (Transgender) mô tả những người có bản dạng giới (tức là có suy nghĩ, cảm nhận về giới tính của bản thân) ngược với cơ thể sinh học của họ (ví dụ một người sinh ra với cơ thể nam nhưng cảm nhận giới tính của mình là nữ). Tương tự như các xu hướng tình dục vừa nêu, Transgender cũng phân làm hai loại phổ biến là: Transexual (chỉ những người chưa qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính); Transgender (đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới).

Hãy đọc thêm: Quan hệ với người chuyển giới: Làm sao để an toàn cho cả hai?

2. Các xu hướng tình dục ít gặp khác

Ngoài Straight, Gay, Lesbian và Transgender thì còn một vài các xu hướng tình dục kém phổ biến hơn, điển hình là:

  • Người song tính (Bisexual) hay lưỡng tính là những người có xu hướng tình dục với cả hai giới bao gồm người lưỡng tính thật (cơ thể tồn tại song song cơ quan sinh dục chính và phụ – chẳng hạn buồng trứng và tinh hoàn) và người lưỡng tính giả (cơ thể vẫn là người nam hoặc nữ hoàn chỉnh).
  • Người vô tính (Ansexual) là một trong các xu hướng tình dục đặc biệt bởi đây là cộng đồng những người không có cảm xúc tình cảm hoặc tình dục với bất kỳ giới tính nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người vô tính vẫn sẵn sàng quan hệ tình dục (vì bản thân họ thích được chiều chuộng hay có thể đó là cách họ cảm thấy được thư giãn) hoặc kết hôn với một người khác
  • Người hoàn tính (Pansexual) là thuật ngữ nói đến những người bị thu hút bởi sự lãng mạn hoặc ham muốn tình dục với một người khác mà không quan tâm giới tính của họ là gì. Trong các xu hướng tình dục thì khái niệm người hoàn tính thường dễ bị nhầm lẫn với người song tính. Điểm khác biệt mấu chốt nằm ở chỗ người hoàn tính có thể yêu người thuộc bất kể giới tính nào thậm chí cả người chuyển giới.
  • Người á tính (Demissexual) là những người chỉ cảm thấy bị hấp dẫn tình dục sau khi đã gắn kết về mặt tình cảm với một ai đó. Tình cảm này không hẳn là yêu mà có thể là tình cảm bạn bè. Á tính chỉ là bản chất của mối quan hệ chứ không nhắm vào giới tính của đối phương.

Làm thế nào để biết xu hướng tình dục của chính mình?

Vậy là bạn rã rõ các xu hướng tình dục phổ biến hiện nay là gì. Với nhiều người, việc hiểu được xu hướng tình dục của bản thân có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí là cả cuộc đời. Để đơn giản, bạn có thể tự hỏi những câu sau để xác định rõ xu hướng tình dục của mình:

  • Bạn cảm thấy bị thu hút bởi người thuộc giới tính nào ở thời điểm hiện tại?
  • Bạn thấy mình bị hấp dẫn về mặt tình dục bởi người thế nào?
  • Sau khi đọc qua định nghĩa về các xu hướng tình dục thì bạn thấy đâu là khái niệm phù hợp với mình nhất?

Ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như gợi ý, bạn có thể tìm đến lời khuyên của bác sĩ tâm lý, chuyên gia về lĩnh vực tình dục học hoặc tâm sự cùng người thân trong gia đình để biết chính xác xu hướng tình dục của bản thân là gì.

Người ngoài sẽ hoàn toàn không thể biết rõ bạn thuộc một trong các xu hướng tình dục nào trừ khi bạn chia sẻ thẳng thắn với họ bởi chỉ bạn mới biết chính xác mình là ai. Việc đoán xu hướng tình dục dựa vào cách ăn mặc, cử chỉ hay đối tượng người đó quan tâm hoàn toàn không phù hợp và có thể gây tổn thương tâm lý.

Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh chủ đề các xu hướng tình dục trong xã hội. Dù bạn là ai, thuộc bất kỳ giới tính nào thì bạn vẫn xứng đáng được yêu thương và trân trọng.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh được thực hiện bởi Tâm Phạm

Có rất nhiều khái niệm mà một người có thể dùng để gọi tên các cảm nhận về giới của mình. Những khái niệm này có thể liên quan tới bản dạng giới và xu hướng tính dục, hoặc liên quan tới sự thân mật mà họ muốn ở trong mối quan hệ. Người ta vẫn thường nói vui rằng “tình yêu không có tình dục là tình... đồng chí”. Nhưng sự thật là có những người chỉ phát triển cảm xúc với người khác nhưng lại không có nhu cầu quan hệ tình dục.

Một số từ khác còn dùng để chỉ giai đoạn hoặc quá trình mà họ chấp nhận và công khai giới tính của bản thân (ví dụ: come out).

Ngoài gay và lesbian, bạn còn biết khái niệm nào về giới nữa không? Hãy cùng Vietcetera điểm qua 20 định nghĩa thường gặp nhất.

1. Asexual (vô tính)

Một Asexual không hình thành sự hấp dẫn giới tính với người khác, mặc dù vẫn có cảm xúc lãng mạn.

2. Aromantic (không có cảm xúc lãng mạn)


Aromantic không phát triển mối quan hệ lãng mạn với người khác. Tuy nhiên họ vẫn thấy đối phương "ưa nhìn" (về vẻ bề ngoài) và vẫn có thể bị hấp dẫn về mặt tình dục (theo huffpost.com).

3. Bicurious (tò mò về giới)

Từ “curious” trong Bicurious có nghĩa là “tò mò”. Đây là thuật ngữ mô tả những người đang băn khoăn hoặc trong quá trình khám phá giới tính của mình. Những Bicurious tò mò liệu mình có cảm xúc hoặc cảm thấy bị hấp dẫn về mặt tình dục đối với người cùng giới hay khác giới.

4. Bisexual (song tính)

Các Bisexual cảm thấy bị hấp dẫn với cả nam lẫn nữ.

5. Coming out (công khai)


Đối với một số người, “coming out” không phải là sự kiện chỉ diễn ra một lần. Một người có thể “come out” nhiều lần trong đời. Ví dụ, một người chọn “come out” với bạn bè hoặc những người thuộc cộng đồng của mình trước, rồi mới “come out” với gia đình khi tìm được thời điểm phù hợp.

6. Closeted (không/chưa công khai)


Closeted có thể được hiểu là “in the closet” (nghĩa đen: trong tủ quần áo). Khác với “coming out”, “closeted” là từ ngữ ẩn dụ dành cho những người đang trong quá trình quyết định liệu có nên công khai giới tính của mình hay không. Do nỗi sợ bị kỳ thị, có những người chỉ công khai cho vài người và muốn giữ bí mật với số khác.

7. Demisexual (á tính)

Một Demisexual chỉ có thể trải qua sự hấp dẫn về tình dục sau khi mối quan hệ tình cảm hình thành (Nguồn: Healthline.com).

8. Gender Fluid (giới tính không cố định)

Hãy tưởng tượng Gender Fluid giống như một con lắc, di chuyển liên tục từ nam tính sang nữ tính. Điều này thể hiện qua cách họ ăn mặc, bộc lộ và mô tả bản thân. Ví dụ, một người có thể tỉnh dậy vào buổi sáng cảm thấy họ là một cô gái và rồi đột nhiên vào giữa ngày họ cảm thấy mình là một chàng trai.

9. Heterosexual (dị tính)

Hay thường được biết đến là “Straight” (nam/nữ thẳng).

10. Homosexual (đồng tính)


Gay (đồng tính nam) và Lesbian (đồng tính nữ) là hai khái niệm phổ biến nhất nằm trong Homosexual.

11. Non-binary (phi nhị nguyên giới)


Một cách dễ hiểu, hệ nhị nguyên (binary system) tức là nếu bạn không phải là nam thì chỉ có thể là nữ và ngược lại. Hệ thống này đã tồn tại từ lâu trong xã hội, gò ép mọi người hành xử theo một khuôn mẫu giới nhất định. Ví dụ, “con trai không được khóc” hay “con gái phải biết bếp núc”. “Nam tính độc hại” (toxic masculine) là một trong những hệ quả của hệ nhị nguyên giới.

12. Non-conforming (không theo tiêu chuẩn giới)


Ví dụ, một bạn nam thích trang điểm, sơn móng tay (ngược với khuôn mẫu thể hiện giới) hay một người phụ nữ đảm đương vị trí “trụ cột gia đình” (ngược với vai trò giới).

13. Genderqueer/Queer

Phát âm giống từ “weird” (kỳ lạ, kỳ dị). Ban đầu được sử dụng như một từ ngữ nhằm kỳ thị người thuộc cộng đồng LGBT+. Nhưng dần dà trong tuyên truyền, mọi người đã đưa ý nghĩa của từ này về sắc thái trung lập hơn. Tuy nhiên, tương tự như với các định nghĩa khác về giới, từ ngữ này vẫn nên được sử dụng một cách tinh tế và cẩn trọng.

14. Pansexual (toàn tính)

Họ có thể hẹn hò với cả nam, nữ hoặc những người không thuộc hệ nhị nguyên giới. Họ nhìn nhận nửa kia như một con người đơn thuần hơn là một người có giới tính nhất định, hay còn gọi là “gender-blind sexual attraction” (tạm dịch: thu hút giới tính mù).

15. Omnisexual (toàn tính)

Cùng có nghĩa là toàn tính nhưng Omnisexual có nhận thức về giới tính của đối phương hơn Pansexual, chỉ là họ không quan tâm tới việc đó.

16. Panromantic (xu hướng cảm xúc)

Bị thu hút về cảm xúc với mọi giới không đồng nghĩa với việc Panromantic thích tất cả mọi người (Theo healthline.com). Điều này chỉ đơn giản là giới tính của đối phương không phải là yếu tố mà họ quan tâm. Khác với Pansexual, Panromantic chỉ đơn thuần là sự thu hút về mặt cảm xúc, không bao gồm yếu tố tình dục.

17. Romantic attraction (hấp dẫn lãng mạn)

Việc thích một người không đồng nghĩa với việc muốn quan hệ tình dục với người đó. Để dễ hiểu, hãy nhớ về "crush" (người trong mộng) của bạn khi còn học cấp 2, cấp 3.

18. Romantic orientation (xu hướng cảm xúc)

Để xác định xu hướng cảm xúc, câu hỏi được đặt ra lúc này là “Bạn có cảm xúc với ai?” hoặc "Bạn yêu/thích ai?"

19. Sexual attraction (hấp dẫn tình dục)

Hấp dẫn về mặt tình dục không bắt buộc bạn phải có cảm xúc với họ.

20. Sexual orientation/ Sexuality (xu hướng tính dục)


Sexual orientation có thể dùng để chỉ khía cạnh cảm xúc hoặc tình dục, trong khi romantic orientation chỉ đề cập tới cảm xúc. Vì thế, để xác định xu hướng tính dục, bạn có thể đặt ra hai câu hỏi: “bạn yêu ai?” và “bạn muốn quan hệ tình dục với ai?”. Đôi khi, câu trả lời cho hai câu hỏi này sẽ không giống nhau.

Page 2

Có rất nhiều khái niệm mà một người có thể dùng để gọi tên các cảm nhận về giới của mình. Những khái niệm này có thể liên quan tới bản dạng giới và xu hướng tính dục, hoặc liên quan tới sự thân mật mà họ muốn ở trong mối quan hệ. Người ta vẫn thường nói vui rằng “tình yêu không có tình dục là tình... đồng chí”. Nhưng sự thật là có những người chỉ phát triển cảm xúc với người khác nhưng lại không có nhu cầu quan hệ tình dục.

Một số từ khác còn dùng để chỉ giai đoạn hoặc quá trình mà họ chấp nhận và công khai giới tính của bản thân (ví dụ: come out).

Ngoài gay và lesbian, bạn còn biết khái niệm nào về giới nữa không? Hãy cùng Vietcetera điểm qua 20 định nghĩa thường gặp nhất.

Một Asexual không hình thành sự hấp dẫn giới tính với người khác, mặc dù vẫn có cảm xúc lãng mạn.


Aromantic không phát triển mối quan hệ lãng mạn với người khác. Tuy nhiên họ vẫn thấy đối phương "ưa nhìn" (về vẻ bề ngoài) và vẫn có thể bị hấp dẫn về mặt tình dục (theo huffpost.com).

Từ “curious” trong Bicurious có nghĩa là “tò mò”. Đây là thuật ngữ mô tả những người đang băn khoăn hoặc trong quá trình khám phá giới tính của mình. Những Bicurious tò mò liệu mình có cảm xúc hoặc cảm thấy bị hấp dẫn về mặt tình dục đối với người cùng giới hay khác giới.

Các Bisexual cảm thấy bị hấp dẫn với cả nam lẫn nữ.


Đối với một số người, “coming out” không phải là sự kiện chỉ diễn ra một lần. Một người có thể “come out” nhiều lần trong đời. Ví dụ, một người chọn “come out” với bạn bè hoặc những người thuộc cộng đồng của mình trước, rồi mới “come out” với gia đình khi tìm được thời điểm phù hợp.


Closeted có thể được hiểu là “in the closet” (nghĩa đen: trong tủ quần áo). Khác với “coming out”, “closeted” là từ ngữ ẩn dụ dành cho những người đang trong quá trình quyết định liệu có nên công khai giới tính của mình hay không. Do nỗi sợ bị kỳ thị, có những người chỉ công khai cho vài người và muốn giữ bí mật với số khác.

Một Demisexual chỉ có thể trải qua sự hấp dẫn về tình dục sau khi mối quan hệ tình cảm hình thành (Nguồn: Healthline.com).

Hãy tưởng tượng Gender Fluid giống như một con lắc, di chuyển liên tục từ nam tính sang nữ tính. Điều này thể hiện qua cách họ ăn mặc, bộc lộ và mô tả bản thân. Ví dụ, một người có thể tỉnh dậy vào buổi sáng cảm thấy họ là một cô gái và rồi đột nhiên vào giữa ngày họ cảm thấy mình là một chàng trai.

Hay thường được biết đến là “Straight” (nam/nữ thẳng).


Gay (đồng tính nam) và Lesbian (đồng tính nữ) là hai khái niệm phổ biến nhất nằm trong Homosexual.


Một cách dễ hiểu, hệ nhị nguyên (binary system) tức là nếu bạn không phải là nam thì chỉ có thể là nữ và ngược lại. Hệ thống này đã tồn tại từ lâu trong xã hội, gò ép mọi người hành xử theo một khuôn mẫu giới nhất định. Ví dụ, “con trai không được khóc” hay “con gái phải biết bếp núc”. “Nam tính độc hại” (toxic masculine) là một trong những hệ quả của hệ nhị nguyên giới.


Ví dụ, một bạn nam thích trang điểm, sơn móng tay (ngược với khuôn mẫu thể hiện giới) hay một người phụ nữ đảm đương vị trí “trụ cột gia đình” (ngược với vai trò giới).

Phát âm giống từ “weird” (kỳ lạ, kỳ dị). Ban đầu được sử dụng như một từ ngữ nhằm kỳ thị người thuộc cộng đồng LGBT+. Nhưng dần dà trong tuyên truyền, mọi người đã đưa ý nghĩa của từ này về sắc thái trung lập hơn. Tuy nhiên, tương tự như với các định nghĩa khác về giới, từ ngữ này vẫn nên được sử dụng một cách tinh tế và cẩn trọng.

Họ có thể hẹn hò với cả nam, nữ hoặc những người không thuộc hệ nhị nguyên giới. Họ nhìn nhận nửa kia như một con người đơn thuần hơn là một người có giới tính nhất định, hay còn gọi là “gender-blind sexual attraction” (tạm dịch: thu hút giới tính mù).

Cùng có nghĩa là toàn tính nhưng Omnisexual có nhận thức về giới tính của đối phương hơn Pansexual, chỉ là họ không quan tâm tới việc đó.

Bị thu hút về cảm xúc với mọi giới không đồng nghĩa với việc Panromantic thích tất cả mọi người (Theo healthline.com). Điều này chỉ đơn giản là giới tính của đối phương không phải là yếu tố mà họ quan tâm. Khác với Pansexual, Panromantic chỉ đơn thuần là sự thu hút về mặt cảm xúc, không bao gồm yếu tố tình dục.

Việc thích một người không đồng nghĩa với việc muốn quan hệ tình dục với người đó. Để dễ hiểu, hãy nhớ về "crush" (người trong mộng) của bạn khi còn học cấp 2, cấp 3.

Để xác định xu hướng cảm xúc, câu hỏi được đặt ra lúc này là “Bạn có cảm xúc với ai?” hoặc "Bạn yêu/thích ai?"

Hấp dẫn về mặt tình dục không bắt buộc bạn phải có cảm xúc với họ.


Sexual orientation có thể dùng để chỉ khía cạnh cảm xúc hoặc tình dục, trong khi romantic orientation chỉ đề cập tới cảm xúc. Vì thế, để xác định xu hướng tính dục, bạn có thể đặt ra hai câu hỏi: “bạn yêu ai?” và “bạn muốn quan hệ tình dục với ai?”. Đôi khi, câu trả lời cho hai câu hỏi này sẽ không giống nhau.

Video liên quan

Chủ đề