Không có kính chiếu hậu phạt bao nhiêu năm 2024

Shop2banh chuyên bán Phụ tùng xe máy, Phụ kiện, Đồ chơi xe máy HCM, giao hàng trên toàn quốc khắp 63 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Biên Hòa, Đồng Nai, Thuận An, Dĩ An, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam.

Người sử dụng phương tiện xe máy thường xuyên gặp lỗi không gương hoặc lỗi gương xe không đạt chuẩn, tuy nhiên không phải ai cũng biết nếu vi phạm sẽ bị mức phạt thế nào.

Theo quy định hiện hành, lỗi không gương sẽ phải chịu mức phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tới 400.000 đồng và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là buộc phải sửa chữa, thay thế thiết bị theo quy định.

Lỗi xe máy không gương có thể bị phạt tiền áp dụng cả hình phạt bổ sung (Ảnh minh họa).

Gương chiếu hậu thế nào là đạt chuẩn?

Để đủ điều kiện tham gia giao thông thì xe máy phải gắn gương chiếu hậu ở phía bên trái hoặc là ở cả hai bên và ô tô phải gắn gương chiếu hậu ở cả hai bên; nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu của xe máy, gương xe máy đạt chuẩn cần đáp ứng các yêu cầu: Được lắp đặt chắc chắn, có tác dụng phản xạ và gương điều chỉnh được vùng quan sát; người lái có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái.

Nếu là gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm.

Nếu là gương không tròn, kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải được nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120x200mm.

Mức phạt lỗi xe máy không gương

Mức phạt lỗi xe máy không gương được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng. Điều khoản này chỉ quan tâm việc xe máy có gương chiếu hậu bên trái hay không. Nếu người dân có gương bên phải nhưng không trang bị gương bên trái thì vẫn bị phạt với mức phạt trên

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe ô tô không đủ kính chiếu hậu được quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Cụ thể, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với ô tô không có gương chiếu hậu hoặc có nhưng không có tác dụng.

Ngoài ra, người điều khiển xe máy, ô tô không gương còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là buộc phải sửa chữa, thay thế thiết bị theo quy định.

Do vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, bạn nên tuân thủ luật giao thông và trang bị đầy đủ gương chiếu hậu cho xe máy khi tham gia giao thông.

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi phương tiện không gương chiếu hậu chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền, không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Nếu xe máy không gương chiếu hậu, CSGT sẽ được quyền dừng phương tiện để kiểm tra theo quy định. Ảnh: Chân Phúc

Theo Điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Xe ôtô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Xe môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy cũng phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Ngoài ra tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu của xe máy, gương xe máy đạt chuẩn cần đáp ứng:

- Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn, có tác dụng phản xạ và gương điều chỉnh được vùng quan sát.

- Người lái có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái.

- Nếu là gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm.

- Nếu là gương không tròn, kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải được nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120x200mm.

Như vậy, để đủ điều kiện tham gia giao thông thì xe máy phải gắn gương chiếu hậu ở phía bên trái hoặc là ở cả hai bên và ôtô phải gắn gương chiếu hậu ở cả hai bên; nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Khi tham gia giao thông, nếu xe máy không đủ gương chiếu hậu, cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ được quyền dừng phương tiện để kiểm tra theo quy định với việc trực tiếp phát hiện lỗi vi phạm. Khi đó, người điều khiển xe tham gia giao thông phải chấp hành quy định dừng xe.

Mức phạt đối với trường hợp xe không gắn gương chiếu hậu khi tham gia giao thông được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Mức phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng đối với trường hợp xe ôtô (bao gồm cả rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ôtô không có gương chiếu hậu khi tham gia giao thông. Không chỉ vậy, CSGT sẽ áp dụng hình phạt bổ sung là yêu cầu người điều khiển phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn.

Đối với xe môtô, theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100 chỉ quy định mức xử phạt đối với xe máy không có gương bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng từ 100.000-200.000 đồng.

Mặc dù lỗi không gương chiếu hậu thông thường không bị giữ xe, tuy nhiên trong một số trường hợp, CSGT vẫn có quyền tạm giữ xe vì lí do khác, nếu như người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nhiều lỗi cùng lúc, hoặc để xác minh khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đảm bảo cho việc thi hành quyết định.

Chủ đề