Không bằng lái không giấy tờ xe phạt bao nhiêu năm 2024

Khi tham gia giao thông trên đường, người điều khiển phương tiện cần mang theo các loại giấy tờ xe như giấy đăng ký xe, bằng lái, bảo hiểm xe,… Nếu không mang theo giấy tờ xe thì chủ phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy mức phạt lỗi không mang giấy tờ xe năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Các giấy tờ xe cần có khi tham gia giao thông

Theo Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 được sửa đổi, bổ sung quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký xe
  • Giấy phép lái xe (Đối với người điều khiển xe cơ giới)
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Đối với người điều khiển xe cơ giới)
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Đối với người điều khiển xe cơ giới)

Khi tham gia giao thông, nếu bị yêu cầu xuất trình giấy tờ mà không mang theo các giấy tờ kể trên thì người lái xe sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung và sửa đổi của Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Không bằng lái không giấy tờ xe phạt bao nhiêu năm 2024

Các loại giấy tờ xe ô tô cần có khi tham gia giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

Mức phạt lỗi không mang theo giấy tờ xe ô tô năm 2023 là bao nhiêu?

Mức phạt lỗi quên không mang giấy đăng ký xe

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

Mức phạt lỗi không mang giấy phép lái xe ô tô

Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng nếu không mang theo Giấy phép lái xe.

Không bằng lái không giấy tờ xe phạt bao nhiêu năm 2024

Lái xe không mang theo Giấy phép lái xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (Nguồn: Sưu tầm)

Mức phạt lỗi không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm xe

Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

Việc mang đầy đủ giấy tờ xe, chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông là điều bắt buộc. Vì thế, các chủ phương tiện cần nắm rõ những lỗi không mang giấy tờ xe đã được quy định để tránh vi phạm Luật giao thông.

Bên cạnh đó, quý khách hàng hãy đăng ký lái thử ngay hôm nay để được trải nghiệm các dòng xe Toyota đẳng cấp với những tính năng hiện đại, thông minh vượt trội tại đại lý/chi nhánh đại lý Toyota chính hãng trên toàn quốc. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với Toyota qua:

Theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng nếu không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng GPLX bị tẩy xóa.

Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe gắn máy

Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng với hành vi không có GPLX (điều khiển xe dung tích dưới 175 cc, xe 2 bánh), căn cứ theo Điểm a, Khoản 5, Điều 21, Nghị định 123.

Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với xe trên 175 cc và xe mô tô 3 bánh (Điểm a, Khoản 7, Điều 21, Nghị định 123).

Không bằng lái không giấy tờ xe phạt bao nhiêu năm 2024

Ảnh minh hoạ

Mức phạt khi quên giấy phép lái xe

Đối với ôtô:Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (Điểm a, Khoản 3, Điều 21, Nghị định 123/2021/CP-NĐ).

Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (Điểm c, Khoản 2, Điều 21, Nghị định 123/2021/CP-NĐ).

Làm thế nào để chứng minh không mang giấy phép lái xe?

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 82, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như lỗi không có giấy phép lái xe, bị giữ phương tiện và có phiếu hẹn. Thời gian tạm giữ phương tiện không quá 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ; nếu có tình tiết phức tạp hơn có thể giữ tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Trong thời gian hẹn mà người vi phạm xuất trình được GPLX thì sẽ được hạ mức phạt xuống thành lỗi "Không mang theo giấy phép lái xe". Nếu xuất trình sau thời gian hẹn trên biên bản hoặc không xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ bị chịu phạt như mức ban đầu.

Bên cạnh đó, người điều khiển ôtô không có giấy đăng ký xe sẽ bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Nếu không chứng minh được nguồn gốc của xe sẽ bị tịch thu phương tiện. Trong khi đó, người điều khiển xe máy bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

Trên đây là mức phạt chi tiết của lỗi không mang giấy phép lái xe và không có giấy phép lái xe để bạn đọc tham khảo. Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP mới nhất hiện nay, mức phạt dành cho lỗi không có giấy phép lái xe đã tăng 7.000.000 - 8.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Do vậy, người điều khiển phương tiện cần hết sức lưu ý.

Không bằng lái và giấy tờ xe phạt bao nhiêu?

Như vậy, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Không mang giấy tờ xe ô tô phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

Không có bằng lái xe máy giảm xe bao lâu?

Nếu CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị giữ xe và xử phạt hành chính theo quy định hiện hành. Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày.

Chưa đủ 18 tuổi đi xe máy phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo.