Khoảng cách giữa 2 ngọn núi gọi là gì năm 2024

Nhóm nhà khoa học thực hiện việc đo chiều cao núi Everest chụp ảnh tại một trạm nghiên cứu đặt trên ngọn núi này - Ảnh: FREDDIE WILKINSON / NATIONAL GEOGRAPHIC

Để đo chiều cao của một vật thể thấp, chúng ta sẽ dùng thước đo hoặc đo bóng của nó và áp dụng các phép tính toán lượng giác trong trường hợp đo vật thể lớn như ngôi nhà hay thân cây.

Tuy nhiên, không ai có thể đo được bóng của một ngọn núi, cũng chẳng ai có thể và chẳng có thước đo nào đủ dài để trèo lên đỉnh núi dòng xuống chân núi đo đạc chiều cao của nó.

Đặc biệt với những ngọn núi cao như Everest, việc đo đạc chiều cao của nó không thể áp dụng theo những cách thông thường.

Phương pháp đo cổ điển

Cuộc khảo sát đo ngọn núi đầu tiên được một nhóm khoa học người Anh thực hiện năm 1850, xác định vị trí núi Everest trên bản đồ và gọi là "Đỉnh XV". Họ tính toán mực nước biển bằng cách xây dựng một mạng lưới các trạm ngắm từ Vịnh Bengal, hướng về phía bắc từ đỉnh đồi này sang đỉnh đồi khác, cho đến khi nhìn thấy Everest và có thể được đo bằng các phép tính lượng giác.

Kết luận đầu tiên về độ cao của núi Everest là 8.840m. Một thế kỷ sau, vào năm 1954, các nhà khoa học sử dụng một phương pháp tương tự xác định độ cao của Everest là 8.848 m bao gồm cả chóp tuyết.

Phương pháp đo hiện đại

Đỉnh Everest được bao phủ bởi những đám mây trong mùa leo núi 2019. Các nhà khảo sát đã cố gắng đo độ cao chính xác của ngọn núi kể từ những năm 1850 - Ảnh: GETTY IMAGES

Ngày nay, các nhà khoa học hiện đại sử dụng công nghệ GPS để đo đạc và phương pháp tính toán này được chứng minh là cho kết quả chính xác đáng kể.

Để đo được chiều cao của núi Everest, có hai bước quan trọng phải thực hiện: đầu tiên là xác định chính xác vị trí ngọn núi trên bản đồ, xác định độ cong của Trái đất, và tiếp đến là xác định được mực nước biển.

Cuộc khảo sát mới nhất được thực hiện vào tháng 5-2019. Một nhóm nhà khảo sát và leo núi người Nepal đã leo lên đỉnh Everest khoảng 3 giờ sáng trong đêm tối đen như mực, khi nhiệt độ có thể giảm mạnh đến mức gây chết người để đặt thiết lập một ăngten GPS, bắt đầu ghi lại vị trí chính xác của đỉnh núi từ một mạng lưới vệ tinh và triển khai radar xuyên đất để đo độ sâu của tuyết bên dưới các mỏm đá cao nhất trên đỉnh.

Việc tiếp theo là xác định mực nước biển. Nhưng về mặt kỹ thuật, các đại dương trên Trái đất không phẳng lặng và lên xuống bởi lực hấp dẫn của hành tinh.

Trái đất không bằng phẳng hay hình cầu tròn hoàn hảo như quả bóng tennis mà hơi phình ra ở đường xích đạo. Do đó, các nhà khoa học sử dụng hai loại mô hình để xác định hình dạng của hành tinh là ellipsoids và geoid.

Mô hình Ellipsoid tưởng tượng Trái đất như một hình bầu dục cong, nhẵn, hơi thuôn dài dọc theo trục xích đạo. Từ mô hình này và các phương pháp tính toán hiện đại, các nhà khoa học tạo ra hệ quy chiếu tọa độ WGS84, cung cấp hệ quy chiếu 3D cho các tọa độ vĩ độ, kinh độ và là cơ sở cho hầu hết các hệ thống GPS ngày nay.

Trong khi đó, mô hình Geoid giúp tính tác động của lực hấp dẫn Trái đất bằng cách tính toán mực nước biển sẽ ở đâu nếu toàn bộ bề mặt hành tinh được nước bao phủ. Mô hình này tạo ra một mực nước biển ảo, trung bình trên toàn hành tinh.

Bởi vì mật độ của Trái đất không đồng nhất nên trường hấp dẫn tạo ra một lực không đồng đều trên bề mặt hành tinh. Nước biển bị kéo vào hoặc đẩy ra xa trung tâm tùy thuộc vào động lực Trái đất tại vị trí đó.

Việc tiếp theo là kết hợp các kết quả để thiết lập bản đồ mới, áp dụng các phương pháp lượng giác và tính toán khoa học hiện đại để đưa ra con số chính xác nhất về chiều cao ngọn núi.

Việc biết chiều cao ngọn núi có quan trọng không?

Ngọn núi Everest cao bao nhiêu là một câu hỏi nhạy cảm và là niềm tự hào dân tộc. Trong hàng chục năm qua, các nhà khoa học thế giới vẫn không thống nhất được con số chiều cao chính xác của ngọn núi này cũng như các phương pháp đo chỉ tính đến lớp đất đá hay tính cả lớp tuyết phủ.

Cho tới nay, sau 15 tháng thực hiện công việc, các nhà khoa học đã có được số đo mới nhất nhưng chưa thể công bố do những vướng mắc liên quan đến vấn đề chính trị giữa Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ.

Việc đo đạc chiều cao núi là công việc nguy hiểm và đòi hỏi kinh phí rất lớn. Con số chính xác chiều cao ngọn núi sẽ là thông tin hữu ích đối với các nhà leo núi, xác định có nên thực hiện hành trình hay không.

Ngoài ra, đó cũng là thông tin quan trọng đối với các nhà địa chất học. Việc biết đỉnh núi cao thêm hay thấp xuống - dù chỉ vài centimet - cũng giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu các va chạm kiến tạo mảng, dự báo thêm về các biến động địa chất trong tương lai.

Được cho là dãy núi đẹp nhất vùng Tây Bắc, Ngũ Chỉ Sơn bao gồm 5 ngọn núi chính, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tên dãy núi Ngũ Chỉ Sơn còn được đặt tên cho một đường phố chính ở trung tâm Sa Pa.

Ngũ Chỉ Sơn nằm ở đâu?

Ngũ Chỉ Sơn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, giáp ranh giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) và xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa. Ngũ Chỉ Sơn có 5 ngọn núi chính, thẳng đứng ở độ cao gần 2850m so với mực nước biển. Cách trung tâm thị trấn Tam Đường 25km, cách Khu du lịch Sa Pa chừng gần 40km dãy núi Ngũ Chỉ Sơn như năm ngón tay xòe thẳng lên trời, được đánh giá là dãy núi hùng vĩ nhất vùng Tây Bắc bốn mùa mây trắng vờn quanh, thảm thực vật trong rừng nguyên sinh phong phú, là điểm đến trong mơ của nhiều du khách ưa du lịch mạo hiểm.

Nguồn gốc cái tên Ngũ Chỉ Sơn

Theo truyền thuyết, từ thuở khai sinh lập địa trên mảnh đất này bỗng dưng xuất hiện một vị thần khổng lồ có thân hình vạm vỡ, chân bước tới đâu khiến mặt đất lún tới đó. Thương người dân nơi đây nghèo, Thần ngày đêm san đất làm ruộng nương, miệt mài dồn tất cả đất đá đắp một dãy núi, ngày qua ngày ngọn núi vượt lên chín tầng mây sắp chạm tới mái nhà trời. Ngọc Hoàng thấy thế nổi giận, sai thần sấm, thần sét xuống đánh phá dãy núi của thần khổng lồ. Tuy nhiên, sau năm ngày dùng đủ mọi cách vẫn không san bằng được dãy núi, thần sấm, thần sét kiệt sức phải quay về chịu tội với Ngọc Hoàng. Dãy núi bị sấm sét đánh nham nhở chĩa thẳng lên cao giống năm ngón tay như thách thức với trời xanh và vẫn đứng vững vàng cho đến ngày nay. Người dân ở thung lũng Tả Giàng Phình đặt tên là Ngũ Chỉ Sơn, tức núi năm ngón tay.

Trekking chinh phục Ngũ Chỉ Sơn

Quãng đường bao quanh sườn núi là những khu rừng nguyên sinh có cách đây hàng trăm năm và cả những cánh đồng lúa bạt ngàn đang trổ bông. Để leo đến đỉnh Ngũ Chỉ Sơn ở Sapa ước tính quãng đường khoảng 12km, chủ yếu là đường mòn xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh hay men theo những núi đá cao nhấp nhô mây mù bao phủ quanh năm.

Cung đường trekking đầu tiên: đi theo những con suối trong lành nước mát lạnh với những tảng đá cao, lúc này nằm ở độ cao khoảng 1300m. Muốn chinh phục được hết chặng đường hiểm trở này đòi hỏi người leo phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Càng lên cao thì càng thấy được sự hùng vỹ mà thiên nhiên ban tặng, với những tảng đá lớn phủ đầy rêu mang vẻ đẹp hoang sơ. Một điểm khác biệt nữa chỉ Ngũ Chỉ Sơn mới có chính là những vườn thảo quả xanh mượt được người dân tộc thiểu số trồng 2 bên đường tạo nên một nét đẹp ngỡ ngàng. Cung đường trekking thứ hai: cứ đi dọc theo khe núi cách đường quốc lộ 4D khoảng 1,5km sẽ thấy thác Cầu Mây nằm sừng sững giữa 2 sườn núi. Đây là dòng thác đẹp không phải chỉ ở trên cao mà vì uốn lượn nước cuộn chảy ngày đêm, bọt nước tung trắng xóa như một cây cầu để nối những đám mây lơ lửng. Khi đến độ cao khoảng 2400m thì nhiệt độ và độ ẩm thay đổi rõ rệt với cái lạnh cùng sương phủ kín lối đi. Phong cảnh ở độ cao này khiến nhiều người có cảm giác như được lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh”. Cung đường thứ ba: Sau gần 6h đi bộ leo núi sẽ đến khoảng 2.800m, nơi này có thể ngắm núi Ngũ Chỉ Sơn đẹp nhất. Hình ảnh núi đứng sừng sững giữa đất trời Tây Bắc tạo ấn tượng mạnh cho du khách với những tầng mây trôi lơ lửng bên trên những rừng cây xanh bạt ngàn đang reo mình cùng gió.
Vào buổi sáng sớm, Ngũ Chỉ Sơn ẩn hiện trong sương sớm và mây tạo nên bức đẹp đẹp mắt, buổi chiều đỉnh núi xanh mờ chuyển sang xanh lam và cuối cùng là tím sẫm, gợi cho du khách bao liên tưởng kỳ diệu. Vào những ngày thời tiết có nắng đẹp thì có thể phóng xa tầm mắt của mình để chiêm ngưỡng đèo Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng và rất rất nhiều đỉnh núi kì vĩ khác của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ. Khung cảnh kỳ vĩ dọc đường đi thực sự khiến những phượt thủ thấy choáng ngợp và say mê.

Lịch trình Trekking Ngũ Chỉ Sơn

Ngày 0 Hà Nội – Sapa/ Xe Giường Nằm

– 23h00: Quý khách tập trung tại 270 Nguyễn Hoàng, lên xe giường nằm di chuyển tới Sapa. – Xe sẽ qua sân bay Nội Bài đón quý khách (sau khoảng 30 – 40 phút), do đó Quý khách nên chọn chuyến bay đáp sân bay muộn nhất lúc 22h30. – Các chuyến xe khởi hành hàng ngày nên Quý khách có thể lên Sapa trước hoặc ở lại sau khi hoàn thành trekking. Bữa ăn: Không. Nghỉ đêm: Trên xe giường nằm.

Ngày 1 Sapa – Tả Giàng Phình

– 05h00: Quý khách xuống xe, di chuyển tới Nhà hàng Viettrekking – số 33 Hoàng Liên, thưởng thức bữa sáng và gửi lại những đồ không cần thiết. – 07h00: Xe đón Quý khách tới điểm trek tại bản Tả Giàng Phình, cách Sapa khoảng 25km. – 08h45: Tới điểm xuất phát tại chân núi, Quý khách gặp các anh em porter (Người vác đồ) dân tộc H’Mông đi cùng giúp đỡ đoàn. Hành trình bắt đầu. – 12h00: Quý khách nghỉ ngơi và dùng bữa trưa. – 17h30: Tới điểm hạ trại, Quý khách nghỉ ngơi sau hành trình của ngày đầu tiên. Trong lúc các porter chuẩn bị bữa tối, Quý khách có thể hỗ trợ, để được tự tay chuẩn bị bữa tối cho chính mình. Hoặc Quý khách tự do dạo chơi quanh điểm hạ trại. – 18h30: Quý khách dùng bữa tối, giao lưu, chia sé với các thành viên trong đoàn, sau đó tiếp tục tận hưởng không gian núi rừng yên tĩnh. Bữa ăn: Sáng, Trưa, Tối. Nghỉ đêm: Lều.

Ngày 2 Chạm Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn/ Sapa – Về Hà Nội

– 05h30: Quý khách thức giấc, dùng bữa sáng, thưởng thức cafe hoặc cốc trà gừng ấm nóng. – 06h30: Quý khách bắt đầu chặng chinh phục cuối cùng để chạm đỉnh. Trong chặng này Quý khách sẽ để lại đồ tại lều và đi người không lên đỉnh. – 08h30: Chạm tới đỉnh Ngũ Chỉ Sơn, Quý khách cùng nghỉ ngơi và thưởng ngoạn phong cảnh trên đỉnh núi. Sau bữa trưa, quý khách trở về điểm hạ trại. – 11h00: Về tới điểm hạ trại, Quý khách thu dọn đồ, ăn trưa và chuẩn bị di chuyển xuống núi. – 16h00:Xe đưa Quý khách trở về Sapa. – 17h00: Về tới Sapa, Quý khách đi tắm lá thuốc của người Dao, ngâm mình trong bồn nước nóng, thư giãn sau một hành trình dài. – 19h00: Quý khách dùng bữa tối tại Nhà hàng Viettrekking, thưởng thức món lẩu cá tầm với rất nhiều loại rau tươi ngon, cùng nâng ly rượu táo mèo dịu ngọt chúc mừng thành công. – 23h00: Quý khách lên xe giường nằm để trở về Hà Nội, 04h30 sáng hôm sau về tới bến xe Mỹ Đình. Kết thúc chương trình. Để chắc chắn nhất, Quý khách nên chọn chuyến bay khởi hành từ Hà Nội lúc 7h. Bữa ăn: Sáng, Trưa, Tối. Nghỉ đêm: Xe giường nằm.

Đứng trên đỉnh cao này chỉ cần vài phút bạn có thể cảm nhận được thời tiết nơi đây thay đổi nhanh chóng đến nhường nào. Khi thì mây mù phủ trắng không gian bốn phía, rồi bỗng mây tan đi để lộ khoảng trống trắng toát dưới chân, thấp thoáng ở độ cao dưới 2.000m là một biển mây trắng xốp bồng bềnh êm ả, khác hẳn với khung cảnh gió núi thét gào mây mù cuộn đặc. Bốn ngọn còn lại hiện ra ngạo nghễ giữa trời xanh, biển mây bồng bềnh phía dưới. Tại đây, mọi người có thể ghi lại những khung hình tuyệt đẹp của biển mây, sự hùng vĩ của núi rừng và thiên nhiên tươi đẹp.

Lưu ý khi tham gia trekking Ngũ Chỉ Sơn

Chủ đề