Khóa học kỹ sư phần mềm

Tổng quan về chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm thuộc ngành Công nghệ thông tin

Tại Đại học FPT, Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Hiện tại, sinh viên Đại học FPT đã và đang làm việc, học tập tại các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore – những thị trường CNTT quan trọng của thế giới. Đây là kết quả của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chú trọng đào tạo ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ), Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA), Chương trình Đào tạo của EC-Council, Học viện Mạng và Phần cứng Jetking (Ấn Độ); với sự tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp CNTT như Tập đoàn FPT, Tập đoàn IBM, đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco… Nội dung đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới: không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành: thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học.

Địa điểm học: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật phần mềm có thể lựa chọn cho mình những công việc thú vị như:

  • Lập trình viên phát triển ứng dụng
  • Kỹ sư cầu nối
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
  • Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT
  • Giám đốc kỹ thuật
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh

Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình

Sinh viên sẽ được đào tạo các môn khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT, đào tạo chuyên sâu về quy trình, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như trong lĩnh vực ứng dụng CNTT. Đồng thời, trong giai đoạn học chuyên sâu, sinh viên có thể lựa chọn các đề tài hẹp để theo học và làm đồ án tốt nghiệp như: Phần mềm nhúng; Phần mềm quản lý doanh nghiệp; Phần mềm cho các hệ thống di động; Hệ thống mạng và phân tán; Hệ thống tài chính và thương mại điện tử… theo xu hướng SMAC hiện nay của thế giới (SMAC: viết tắt của Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây).

Chương trình đào tạo:

Học Kỳ Học Phần Kỹ năng đạt được 
Nền tảng
  • Tuần lễ định hướng
  • Tháng rèn luyện tập trung
  • Vovinam 1
  • Tiếng Anh chuẩn bị
  • Nhạc cụ truyền thống
  • Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.
  • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
  • Sinh viên được trang bị tư duy về lập trình một cách trực quan.
Học kỳ 1
  • Nhập môn khoa học máy tính
  • Tổ chức và kiến trúc máy tính
  • Cơ sở lập trình
  • Toàn cho ngành kỹ thuật
  • Kỹ năng học tập đại học
  • Vovinam 2
 
  • Sinh viên làm quen với ngôn ngữ C, lập trình những chương trình cơ bản đến phức tạp.
  • Sinh viên hiểu về kiến ​​trúc và tổ chức máy tính
Học kỳ 2
  • Hệ điều hành
  • Mạng máy tính
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Toán rời rạc
  • Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
  • Vovinam 3
  • Làm việc nhóm: Sinh viên học cách làm việc nhóm hiệu quả, phát triển nhóm, thành viên nhóm, đa dạng nhóm, lãnh đạo nhóm, động lực nhóm, mâu thuẫn và gắn kết trong các nhóm, lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp và công nghệ và các nhóm ảo.
  • Sinh viên có khả năng thiết kế giao diện của một website.
  • Sinh viên có kiến thức về lập trình hướng đối tượng và giao tiếp cơ bản với ngôn ngữ Java.
  • Sinh viên học cách giao tiếp cơ bản với hệ cơ sở dữ liệu, thiết kế Database.
  • Sinh viên thực hành lập trình ngôn ngữ C.
Học kỳ 3
  • Các hệ cơ sở dữ liệu
  • Thiết kế web
  • Thực hành OOP với Java
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Ngoại ngữ 2
  • Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ căn bản: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.
  • Sinh viên nắm vững quy trình phát triển phần mềm, bao gồm các quy trình sử dụng trong ngành công nghệ phần mềm: Water Fall, Spiral, Interative Development, Agile.
  • Sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ thiết kế phần mền UML.
Học kỳ 4
  • Phát triển ứng dụng Java web
  • Nhập môn Kỹ thuật phần mềm
  • Internet vạn vật
  • Xác suất thống kê
  • Ngoại ngữ 2
  • Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ căn bản: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.
  • Sinh viên nắm vững quy trình phát triển phần mềm, bao gồm các quy trình sử dụng trong ngành công nghệ phần mềm: Water Fall, Spiral, Interative Development, Agile.
  • Sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ thiết kế phần mền UML.
Học kỳ 5
  • Lập trình di động
  • Yêu cầu phần mềm
  • Kiểm thử phần mềm
  • Quản trị dự án
  • Đạo đức trong CNTT
  • Sinh viên được cung cấp những kiến thức tiếng Nhật ở mức độ Sơ cấp, đồng thời có thêm nhiều từ vựng, nhiều chữ Hán và nhiều mẫu câu để có thể đọc, viết những câu tương đối dài và phức tạp.
  • Sinh viên nắm vững các công nghệ lập trình chuyên nghiệp trên nền tảng Microsoft .NET: C#, ASP.NET, ASP .NET trên nền IIS, kết nối CSDL theo mô hình ADO .NET.
  • Sinh viên nắm vững các kỹ thuật trong kiểm thử phần mềm: UnitTest, BlackBox, WhiteBox, Equivalent, Boundary. Tham gia chứng chỉ kiểm thử phần mềm ISTQB.
Học kỳ 6
  • Đào tạo trong doanh nghiệp
  • Sinh viên làm việc trong các dự án thực tế trong nước và quốc tế tại FPT Software hoặc các công ty phần mềm trong và ngoài nước là đối tác của Đại học FPT từ 4 – 8 tháng.
Học kỳ 7
  • UI/IX
  • Kiến trúc và thiết kế phần mềm
  • Môn tự chọn 1
  • Môn tự chọn 2
  • Kỹ năng viết bài nghiên cứu
  • Xây dựng ứng dụng trên các thiết bị di động và kết nối với các thiết bị ngoại vi, các dịch vụ từ bên ngoài và có khả năng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau từ iOS, Android đến Blackberry.
  • Sinh viên tìm hiểu tâm lý của người dùng, hành vi hằng ngày của người dùng trên quy trình công việc mà họ thực hiện để từ đó tạo ra các giao diện mà người dùng sử dụng như theo thói quen và cách nghĩ hiện tại để họ có thể tiếp cận, sử dụng phần mềm một cách nhanh chóng mà không cần học tập phức tạp.
  • Sinh viên sẽ đạt trình độ tiếng Nhật tương đương N4.
  • Sinh viên có kiến thức của một Kỹ sư Phần mềm làm việc trong môi trường của Nhật Bản.
Học kỳ 8
  • Dự án phát triển ứng dụng
  • Môn tự chọn 3
  • Môn tự chọn 4
  • Môn tự chọn 5
  • Triết học Mác-lênin
  • Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Sinh viên có kiến thức của vai trò Quản lý dự án như: Lập kế hoạch, dự đoán các rủi ro, điều phối nhân lực và chia công việc. Ngoài ra, các kiến thức về quản lý nhân sự, phối hợp nhân viên, xử lý xung đột sẽ được cung cấp để nâng cao kinh nghiệm cho việc quản lý.
  • Sinh viên được cung cấp những kiến thức nâng cao về tiếng Nhật – tiếng Nhật Trung cấp. Có khả năng đọc, viết, giao tiếp câu văn dài, phức tạp, trang trọng.
Học kỳ 9
  • Đồ án tốt nghiệp
  • Khởi sự doanh nghiệp
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Tư tưởng HCM
  • Lịch sử Đảng Cộng sản
  • Sinh viên thực hiện và sở hữu đồ án/ứng dụng của riêng mình.
  • Sinh viên tự tin làm việc tại hầu hết các cường quốc CNTT trên thế giới.
  • Sinh viên được trang bị kiến thức khởi nghiệp

Tốt nghiệp

Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 3 đợt tốt nghiệp vào các tháng 1, 5, 9 hàng năm.

Chủ đề