Khi nào có thể cho bé ăn dặm năm 2024

Ăn dặm được xem là một trong những cột mốc rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của mình. Vậy khi nào cho bé ăn dặm là hợp lý? Cùng Con Cưng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé ba mẹ!

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ba mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh). Đây là giai đoạn phù hợp, bởi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, bé có khả năng hấp thụ thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.

Khi cho bé ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) có thể khiến bé mắc các bệnh về tiêu hóa. Nguyên nhân vì lúc này chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh đường ruột. Còn nếu cho bé ăn dặm quá muộn sẽ khiến bé phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc, bé lười ăn vào giai đoạn sau. Hơn nữa, càng lớn, bé càng sự đòi hỏi nhiều dưỡng chất hơn. Nếu chỉ bổ sung mỗi sữa mẹ thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển cho bé.

Khi nào cho bé ăn dặm là hợp lý? (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn mẹ nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Thời gian đầu cho bé ăn dặm, ba mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một và chỉ cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: cháo và các loại rau, củ, quả xay nhuyễn. Tuy nhiên, khi bé từ 9 - 11 tháng cần cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm các loại: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu. Trong 1 - 3 bữa đầu chỉ nên cho bé ăn từ 5 - 10ml thức ăn. Sau đó, ba mẹ nên tăng lượng thức ăn dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của bé có thời gian làm quen và thích nghi với thức ăn mới (không phải sữa mẹ).

Ngoài việc quan tâm đến khi nào cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần tìm hiểu thêm cho bé ăn bao nhiêu, xây dựng thực đơn thế nào để bé ăn khỏe mạnh. Ba mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày, đến khi bé đã quen dần, sau có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa. Các mẹ nên lưu ý bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé. Điều này sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh hơn.

Các loại thực phẩm nên cho bé ăn dặm (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm

Vì trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh đường ruột nên khi nào cho bé ăn dặm, mẹ cần đặc biệt chú ý khâu mua sắm và chuẩn bị thực phẩm, để bé ăn khỏe và hấp thu tốt. Sau đây là một số điều mẹ nên lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn cho bé:

Sử dụng nguyên liệu sạch và an toàn

Để chọn thực phẩm sạch, an toàn cho bé ăn dặm, ba mẹ cần chú ý:

  • Ưu tiên các sản phẩm có thông tin nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Ưu tiên các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ để chắc chắn không có hóa chất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Đối với các sản phẩm hỗ trợ ăn dặm cho bé được đóng gói sẵn, ba mẹ cần đọc kỹ thông tin trên bao bì về: thành phần dinh dưỡng, năng lượng của sản phẩm, độ tuổi phù hợp để sử dụng.
  • Đặc biệt, cần xem các sản phẩm đó có các chất phụ gia không? Các chất phụ gia cần tránh đó là muối (thường được gọi là sodium), mì chính (thường được gọi là MSG), màu thực phẩm, chất tạo ngọt, chất điều vị, chất bảo quản, hương tổng hợp, màu tổng hợp, ...

Xác định thông tin nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm (Nguồn: Internet)

Vệ sinh thực phẩm khi chế biến

Với các bé đang ở độ tuổi ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến bé dễ mắc các bệnh đường ruột nếu như thực phẩm không được vệ sinh đúng cách. Do đó, mẹ nên ghi nhớ một số điều sau:

  • Ngâm các loại rau củ quả trong nước muối hoặc nước chuyên dụng trong 5 – 10 phút trước khi chế biến.
  • Ưu tiên sử dụng thớt gỗ thay vì thớt nhựa để an toàn cho sức khỏe của bé.
  • Tuyệt đối không sử dụng các vật dụng, hóa chất có khả năng làm biến đổi màu sắc, hương vị, dưỡng chất của món ăn để dụ bé ăn ngoan.

Vệ sinh sạch sẽ thực phẩm khi chế biến (Nguồn: Internet)

Giới thiệu đến mẹ các thực phẩm ăn dặm tốt cho bé

Khi bé mới làm quen với việc ăn dặm, việc quan trọng nhất là tạo sự hứng thú giúp bé ăn nhiều và ăn ngon hơn. Ba mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều mà hãy chậm rãi tìm hiểu trẻ thích ăn món gì, thích loại thực phẩm nào để điều chỉnh thực đơn phù hợp.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm ăn dặm có sẵn, vừa kích thích hứng thú ăn uống, vừa bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Con Cưng xin giới thiệu ba mẹ các sản phẩm hỗ trợ đặc biệt phù hợp cho các bé đang trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm.

  • Táo nghiền cho trẻ từ 4 tháng tuổi - Heinz Apple
  • Dinh dưỡng đóng lọ HiPP Organic - Thịt bê, khoai tây, rau tổng hợp 125g
  • Custard Vani cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên - Heinz Vanilla Custard

Custard Vani cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên - Heinz Vanilla Custard (Nguồn: Website Con Cưng)

Với hơn 700 cửa hàng có mặt ở hơn 40 tỉnh thành, hệ thống siêu thị mẹ bầu và em bé Con Cưng là chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ba mẹ vì vậy có thể dễ dàng đến nhanh với shop mẹ và bé gần đây thuộc hệ thống để mua sắm tiện lợi. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể truy cập website www.concung.com hoặc sử dụng App Con Cưng để mua sắm online nhanh chóng, cũng như cập nhật nhiều kiến thức và mẹo hay giúp chăm sóc mẹ và bé hiệu quả.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm được Con Cưng chia sẻ, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc để bé có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý rằng mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo. Ba mẹ có thể liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để biết thêm chi tiết nhé!

Khi nào thì nên cho bé ăn dặm?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Khi nào tặng bữa ăn dặm cho bé?

Tại Việt Nam, số bữa ăn dặm theo từng tháng tuổi như sau: 6 tháng tuổi: trẻ bú mẹ là chính. Mẹ tập cho trẻ ăn từ bột lỏng trong vài ngày sau đó tăng dần lên cháo đặc dần. Từ tháng thứ 7 : Đấy là thời điểm mẹ có thể tăng số bữa lên khoảng 2 bữa cháo bột cho con.

Nên cho bé ăn dặm thịt cá khi nào?

Nếu ăn dặm quá sớm, do chất đạm có trong hải sản (thịt, cá, tôm,..) thường gây ra những dấu hiệu dị ứng ở trẻ. Do vậy, tốt nhất khoảng từ 6-7 tháng tuổi trở đi sẽ là thời điểm thích hợp để bé bổ sung chất đạm từ hải sản.

Khi nào nên cho bé ăn 3 bữa 1 ngày?

Với trẻ từ 10 - 12 tháng thì ăn bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể tự cầm nắm được với hàm lượng từ 200 - 250 ml và ăn 3 bữa cùng bú mẹ cả ngày. Khi trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi thì có thể cho trẻ ăn cháo, thức ăn thái nhỏ cắt khúc với hàm lượng từ 250 - 300 ml và cho trẻ ăn 3 bữa cùng với bú mẹ cả ngày.

Chủ đề