Khi cải tiền công nghệ đường tổng cung sẽ dịch chuyển như thế nào

Dịch chuyển đường cung (tiếng Anh: Change In Supply) liên quan đến sự dịch chuyển sang trái hoặc sang phải của đường cung, trong toàn bộ mối quan hệ giữa giá và lượng cung.

(Ảnh minh họa: Pinterest)

Khái niệm

Dịch chuyển đường cung trong tiếng Anh là Change In Supply.

Dịch chuyển đường cung liên quan đến sự dịch chuyển sang trái hoặc sang phải của đường cung, trong toàn bộ mối quan hệ giữa giá và lượng cung.

Hiểu về Dịch chuyển đường cung

Dịch chuyển đường cung là một thuật ngữ kinh tế mô tả khi các nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định làm thay đổi sản lượng hay đầu ra.

Dịch chuyển đường cung có thể xảy ra do kết quả của công nghệ mới, chẳng hạn như qui trình sản xuất hiệu quả hơn hoặc ít tốn kém hơn hoặc thay đổi số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Sự dịch chuyển đường cung dẫn đến sự thay đổi trong đường cung, điều này gây ra sự mất cân bằng trên thị trường, và được điều chỉnh bằng cách thay đổi giá và đường cầu.

Sự gia tăng trong dịch chuyển đường cung làm đường cung di chuyển sang phải, trong khi sự giảm đi trong dịch chuyển đường cung làm đường cung di chuyển sang trái.

Về cơ bản, sự tăng lên hay giảm đi trong lượng cung sẽ đi kèm với giá cung thấp hơn hoặc cao hơn.

Sự dịch chuyển đường cung khác với sự thay đổi trong lượng cung. Sự dịch chuyển đường cung là sự thay đổi toàn bộ trong đường cung, làm đường dịch chuyển sang phải hoặc sang trái. Sự thay đổi trong lượng cung là sự dịch chuyển dọc theo đường cung hiện có.

Các nhà kinh tế cho rằng những yếu tố chính dưới đây gây ra sự dịch chuyển đường cung:

- Thay đổi số lượng nhà sản xuất

- Thay đổi kì vọng của nhà sản xuất

- Thay đổi giá của các nguồn đầu vào

- Thay đổi công nghệ sản xuất

Ví dụ, nếu công nghệ mới làm giảm chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất, theo qui luật cung (Law of supply), thì sản lượng sẽ tăng.

Với sản lượng nhiều hơn trên thị trường, giá sản phẩm có khả năng giảm, tạo ra nhu cầu lớn hơn và doanh số cao hơn. Sự tiến bộ công nghệ này tạo ra sự dịch chuyển đường cung.

Đường cung và và đường cầu

Tác động của việc thay đổi cung và cầu được biểu thị trên biểu đồ dưới đây:

Sự thay đổi tích cực về nguồn cung làm đường cung dịch chuyển sang phải, trong khi đường cầu vẫn giữ nguyên. Lúc này, đường cung mới và đường cầu giao nhau tại mức giá mới thấp hơn và lượng cung nhiều hơn.

Nếu sự thay đổi đường cung là tiêu cực thì sẽ làm đường cung dịch chuyển sang trái, khiến giá tăng và lượng cung giảm đi.

Ví dụ trong Dịch chuyển đường cung

Trong những năm đầu năm 2010, sự phát triển của thủy lực bẻ gãy (Fracking) như một phương pháp khai thác dầu từ các thành tạo đá phiến ở Bắc Mỹ, đã tạo ra sự dịch chuyển tích cực trong nguồn cung trên thị trường dầu.

Sản lượng dầu tăng hơn một triệu thùng mỗi ngày do phần lớn lượng dầu đến từ Bắc Mỹ nhờ sự phát triển của thủy lực bẻ gãy. Và do nguồn cung dầu tăng, giá dầu mỗi thùng đã giảm xuống mức thấp $27 vào tháng 2/2016.

Các nhà kinh tế dự đoán rằng giá dầu thấp hơn sẽ tạo ra nhu cầu về dầu lớn hơn, mặc dù nhu cầu này đã được giảm bớt bởi tình hình kinh tế xấu đi ở nhiều nơi trên thế giới.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Kinh tế vi mô và vĩ mô đều có mô hình tổng cung tổng cầu. Khác biệt là kinh tế vi mô nghiên cứu một mặt hàng, một ngành hàng; còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu cho cả nền kinh tế. Vì vậy trục hoành của kinh tế vi mô là sản lượng của hàng hóa đó còn trục hoành của kinh tế vĩ mô là tổng sản lượng của cả nền kinh tế. Trục tung của kinh tế vi mô là mức giá của mặt hàng đó; trục tung của kinh tế vĩ mô là mức giá cơ sở chung.

Mô hình cung cầu trong kinh tế vi mô giúp ta có các dự đoán về kết quả của các cú sốc hay các điều chỉnh về giá và sản lượng của một mặt hàng, ngành hàng từ đó có các điều chỉnh thích hợp. Mô hình tổng cung tổng cầu trong kinh tế vĩ mô cho ta cái nhìn của cả nền kinh tế.

Cung cầu trong kinh tế vi mô ký hiệu là D và S. Cung cầu trong kinh tế vĩ mô là AD và AS

1. Tổng cầu (AD)

Là  tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một quốc gia mà các tác nhân kinh tế muốn và có khả năng mua tại mỗi mức giá.

Các tác nhân kinh tế là chính phủ (với chi tiêu G), doanh nghiệp ( I), hộ gia đình (C) và xuất khẩu ròng NX

-> Tổng cầu có công thức tính AD=GDP = C+ I + G + NX chính là GDP tại một mức giá. Vì vậy tổng cầu AD là tổng cầu ở các mức giá của GDP

AD có độ dốc âm, dốc  xuống vì:

– Hiệu ứng của cải (Pigou) : mối quan hệ giữa tiêu dùng C và mức giá P:

Khi giá tăng trong khi tiền người dân nắm giữ vẫn vậy, họ cảm thấy nghèo đi vì vậy giảm chi tiêu. Khi giá giảm đi người dân cảm thấy giàu hơn vì vậy họ tăng chi tiêu. Tăng chi tiêu làm tăng tổng cầu và ngược lại.

– Hiệu ứng lãi suất (Keynes): mối quan hệ giữa đầu tư I và giá cả P:

Khi giá hàng hóa giảm người dân có nhiều tiền tiết kiệm hơn vì vậy họ gửi ngân hàng làm cho số tiền cho vay tăng. Ngân hàng thừa vốn sẽ giảm lãi suất. Doanh nghiệp thấy lãi suất ngân hàng giảm sẽ vay tiền để tăng đầu tư. Vì vậy khi P giảm thì I tăng mà P tăng thì I giảm

– Hiệu ứng tỷ giá (Mundell – Fleming): mối quan hệ giữa mức giá P và xuất khẩu ròng NX

Khi giá trong nước giảm làm nó có lợi thế về giá so với hàng hóa nước ngoài vì vậy sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu -> NX tăng và ngược lại.

Ngoài ra khi giá tăng thì người dân có ít tiền tiết kiệm hơn vì vậy để huy động được tiền ngân hàng sẽ tăng lãi suất. Tăng lãi suất khiến cho vốn chảy vào nền kinh tế tăng làm cho đồng nội tệ lên giá và đồng ngoại tệ xuống giá. (ví dụ như nếu tiền USD gửi ở nước ngoài có lãi suất 0,5% trong khi trong nước là 4% thì vốn sẽ dịch chuyển từ nước ngoài vào thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp).

Khi đồng nội tệ có giá hơn thì nó sẽ kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu làm cho NX giảm -> AD giảm

Những yếu tố làm dịch chuyển tổng cầu AD:

Nếu giá làm cho lượng cầu di chuyển trên đường tổng cầu thì những yếu tố khác sẽ làm dịch chuyển tổng cầu AD khi nó tác động lên C, I, G, NX:

– Chi tiêu người dân C thay đổi do: 
+ Thu nhập khả dụng thay đổi vì  Yd= C + Sp; nên khi thu nhập khả dụng Yd thay đổi thì cả C và tiết kiệm Sp đều thay đổi

+ Của cải thay đổi; thị hiếu thay đổi

+ Kỳ vọng về thu nhập và việc làm: kỳ vọng là thu nhập sẽ tăng trong tương lai thì chi tiêu sẽ tăng. Đại loại là nếu bạn kỳ vọng năm tới lương mình sẽ tăng gấp đôi; bạn không đợi tới lúc đó mới tăng chi tiêu mà tăng chi tiêu ngay ngày hôm nay.

– Đầu tư của doanh nghiệp I thay đổi do:

+ Chính sách tiền tệ: cung tiền MS tăng làm lãi suất giảm khiến cho I tăng và ngược lại.

+ Kỳ vọng về sự phát triển kinh tế: doanh nghiệp kỳ vọng sắp tới kinh tế sẽ hồi phục và tăng trưởng thì họ sẽ tăng đầu tư để đón đầu.

+ Chính sách tài khóa: thay đổi về thuế, trợ cấp. giảm thuế thì doanh nghiệp thấy lãi hơn vì vậy tăng đầu tư.

– Chi tiêu của chính phủ G: G tăng thì AD tăng và ngược lại

– Xuất khẩu ròng NX = X – IM.

+ Xuất khẩu X thay đổi do thu nhập của người nước ngoài thay đổi, chính sách liên quan tới thuế quan, hạn ngạch của nhà nước; Thị hiếu của người nước ngoài tiêu dùng hàn trong nước; Tỷ giá hối đoái

+ Nhập khẩu IM thay đổi do thu nhập khả dụng của người tiêu dùng, thuế, thị hiếu đối với hàng nước ngoài

 2. Tổng cung

Là lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường; nó thể hiện quan hệ giữa mức giá chung và lượng hàng hóa được cung ứng

Công thức của tổng cung là Y= Y* + α (P – Pe)

Pe là mức giá kỳ vọng và P là mức giá thực tế.

Y là sản lượng thực tế và Y* là sản lượng tiềm năng

α là hệ số đo lường giữa sản lượng và giá thực tế:

Ví dụ : Khi nhà sản xuất kỳ vọng rằng sẽ bán được hàng hóa là Pe; họ sẽ tăng sản lượng lên tương ứng với mức này. Tăng như thế nào phụ thuộc vào hệ số α. Tuy nhiên thực tế giá bán không phải là Pe mà là P. Nguyên nhân là thị trường thông tin là không hoàn hảo, người sản xuất chỉ dự đoán Pe chứ không phải là con số thực tế P.

Về ngắn hạn thì thông tin là không hoàn hảo nhưng về dài hạn thì nó là hoàn hảo nên P = Pe. Khi đó ta có Y=Y* chính là tổng cung trong dài hạn. Nó là đường thẳng đứng.

Mặt khác trong bài Kinh tế vĩ mô trong dài hạn ta biết là Tổng cung dài hạn không phụ thuộc vào giá (là biến danh nghĩa) mà nó có công thức  Y*= f(K,L,R,T); phụ thuộc vào tư bản K, lao động L, tài nguyên R và công nghệ T. vì vậy các yếu tố này là dịch chuyển tổng cung trong dài hạn. Cụ thể:

(1)Lao động (Labour)

Tất các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới lực lượng lao động thì đều làm dịch chuyển tổng cung dài hạn. Ví dụ như sự nhập cư ồ ạt từ các nước khác làm tổng cung dịch sang phải hay lao động trong nước bỏ ra ngoài làm tổng cung dịch sang trái. Chính phủ tăng lương tối thiểu làm số người thất nghiệp tăng lên khiến cho tổng cung dịch sang trái.

(2)Tư bản K

Tư bản bao gồm tư bản hiện vật (số lượng máy móc) và tư bản nguồn nhân lực (trình độ người lao động). Thay đổi tăng tư bản làm tăng năng suất lao động vì vậy làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ; làm tổng cung dài hạn dịch sang phải và ngược lại

(3)Tài nguyên thiên nhiên R

Tài nguyên bao gồm tài nguyên tái tạo được (rừng, đất, nước,…) và tài nguyên không thể tái tạo (than đá, dầu mỏ,..). Đột nhiên phát hiện là mỏ than đã hết 😛 hoặc phát hiện ra mỏ than mới đều làm giảm hoặc tăng cung đường tổng cung.

Giá dầu tăng giảm trên thị trường dầu cũng là nguyên nhân của tăng giảm của tổng cung

(4)Công nghệ T

Cải tiến công nghệ làm gia tăng năng suất khiến cho tổng cung dịch phải. Đây là yếu tố càng ngày càng trở nên quan trọng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,…

(tìm hiểu thêm Kinh tế học (P28: Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế) )

Chú ý là vì tổng cung dài hạn không phụ thuộc vào biến danh nghĩa là giá nên đây chính là GDP thực tế.

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tiết kiệm ngân hàng niêm yết; lãi suất thực tế là lãi xuất danh nghĩa loại bỏ lạm phát. Nếu năm gốc là năm 2010 thì giá năm 2010 là giá thực tế; giá năm 2012 là giá danh nghĩa.

Trong dài hạn thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường nhân tố sản xuất đều cân bằng vì vậy nó không phụ thuộc vào mức giá chung. Đường tổng cung trong dài hạn chỉ phụ thuộc vào K,L,R,T trong khi trục tung là mức giá vì vậy đường tổng cung thẳng đứng.

Trong ngắn hạn thì đường tổng cung dốc dương, dốc lên trên. Nguyên nhân:

– Mô hình tiền lương cứng nhắc: Khi giá tăng lên từ P tới giá kỳ vọng Pe trong khi đó lương không tăng ngay tương ứng khiến cho chi phí thực tế về lao động giảm làm lợi nhuận tăng; khiến cho nhà sản xuất càng muốn tăng sản lượng. -> P tăng thì Y tăng. Chúng ta thấy rõ điều này, lương tăng một năm nhiều lắm là 2 lần nhưng giá thì biến động thường xuyên; tiền lương không thể điều chỉnh theo kịp.

– Lý thuyết nhận thức sai lầm: Khi mức giá chung tăng và cả các yếu tố đầu vào tăng nhưng nhà sản xuất chỉ nhận thấy việc tăng mức giá chung mà không nhìn thấy hết sự tăng giá của yếu tố đầu vào nên họ tăng sản lượng để có lợi nhuận cao hơn. Hoặc ngược lại khi giá giảm nhà sản xuất nhận thức là họ đang bị kém lãi đi trước khi nhận thức được là giá các yếu tố đầu vào cũng giảm nên họ giảm sản lượng

– Lý thuyết giá cả cứng nhắc: tương tự như tiền lương cứng nhắc; giá cả không phải là thay ngay lập tức do chi phí trong việc điều chỉnh hoặc là nhà sản xuất kỳ vọng rằng giá sẽ lại điều chỉnh trở về mức cũ trong tương lai gần. Các siêu thị lớn không thể thay đổi giá hàng ngày; họ thay đổi rất ít vì chi phí cho việc in lại, nhập liệu lại, thời gian thay đổi.. Khi giá đáng nhẽ phải giảm thì lại giữ nguyên sẽ khiến cho doanh số giảm từ đó sản lượng giảm. Ngược lại khi giá đáng nhẽ phải tăng thì lại giữ nguyên khiến cho doanh số tăng làm sản lượng tăng.

Như vậy đưởng AS trong dài hạn thì thẳng đứng mà AS trong ngắn hạn thì lại dốc lên bởi các nhận thức sai lầm và giá cả, tiền lương cứng nhắc.

Công thức Y= Y* + α (P – Pe)

Như vậy các yếu tố làm dịch chuyển ASLR thì cũng làm dịch chuyển đường ASSR. Ngoài ra tổng cung trong ngắn hạn còn phụ thuộc vào mức giá kỳ vọng Pe do giá cả cứng nhắc, tiền lương cứng nhắc.

Cụ thể khi khi kỳ vọng mức giá tăng hơn so với thực tế thì nhà sản xuất sẽ tăng lương làm tăng chi phí đầu vào; làm cho nhà sản xuất giảm sản lượng do kém lãi hơn. Ngược lại khi mức giá kỳ vọng Pe giảm hơn so với giá P; tiền lương sẽ giảm, nhà sx cảm thấy có lãi hơn họ sẽ tăng sản lượng.

Cân bằng Tổng cung Tổng cầu

Bài liên quan Kinh tế học (P9: Các trạng thái của thị trường)

Giá dầu hiện nay đã giảm tới mức 50 usd một thùng. Nguyên nhân chủ yếu khi Mỹ tách được dầu từ đá phiến khiến cho cung dầu tăng. Lẽ bình thường thì các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ họp để giảm sản lượng khai thác nhằm tăng giá.

Tuy nhiên hiện nay OPEC vẫn giữ nguyên sản lượng. Nhiều người cho rằng do có sự tác động của Mỹ với mong muốn trừng phạt Nga là nước phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ. Mong muốn của Mỹ không chỉ dừng lại ở sự kiện Ukraira mà còn là mong muốn làm suy yếu nước Nga.

Xuất khầu dầu chiếm 10% tổng thu ngân sách vì vậy đương nhiên làm giảm thu. Việt nam vẫn có thể giữ nguyên giá dầu trong nước thông qua việc tăng thuế lên dầu mỏ nhập khẩu nhờ vậy có khoản thu bù đắp thậm chí lợi hơn. Nếu xăng dầu trong nước không giảm thì đương nhiên không ảnh hưởng gì tới sản xuất trong nước mà chỉ làm cho chúng kém cạnh tranh hơn các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Giả sử giá dầu trong nước cũng giảm tương ứng với giảm của thế giới thì sẽ kích thích sx trong nước. Đầu tiên phải kể tới là vận tải. Vận tải hàng hóa của VN rất đắt đỏ do hệ thống cơ sở hạ tầng kém. Khi vận tải giảm thì lợi nhuận của DNSX sẽ tăng; kích thích họ tiếp tục sản xuất hàng hóa, làm tăng tổng cung kéo theo tăng GDP.

Comments

comments

Video liên quan

Chủ đề