Khánh sơn là ở đâu

Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND H.Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa, giới thiệu khái quát về những ưu thế của huyện vùng cao này: “Khánh Sơn không quá nóng như dưới Cam Ranh hoặc quá lạnh ở một vài thời điểm như Đà Lạt mà luôn ở nhiệt độ mát mẻ quanh năm. Đấy là một ưu thế của Khánh Sơn, chưa kể vùng đất này có nhiều thắng cảnh rất hợp với các tour du lịch khám phá. Để Khánh Sơn trở thành một điểm đến nữa của du khách sau Nha Trang là điều mà chúng tôi đang nỗ lực. Nhưng trước mắt còn bề bộn quá”.

Show

Tiềm năng

Khu Bãi Dài dẫn về sân bay Cam Ranh hiện đã nên hình nên dáng. Du khách đổ về khu này hoặc là sở hữu những ngôi biệt thự cả chục tỉ đồng, hoặc đơn giản hơn chỉ là sở hữu kỳ nghỉ 10 - 15 ngày. Nhưng trong kỳ nghỉ đó, nếu ngược lên Khánh Sơn với quãng đường

50 km nữa thì sẽ trọn vẹn hơn. Chỉ qua con đèo Khánh Sơn một đoạn là TT.Tô Hạp thấp thoáng trong sương hiện ra trông thật kỳ thú. Các thác nước Dốc Quy, La Vang, Suối Máu, Suối Đá… là những địa danh còn nguyên sơ, nằm không quá xa trung tâm thị trấn, sẽ là những địa chỉ gọi mời.

Ở Khánh Sơn có một di chỉ khảo cổ nổi tiếng với tên gọi Dốc Gạo. Hơn 40 năm trước (1977 - 1979), người ta đã tìm thấy dấu tích của chủ nhân một nền văn hóa cổ xưa khá độc đáo, đó là đàn đá. Những âm thanh phát ra từ bộ đàn đá mỗi khi con người tác động vào đủ làm mê hoặc tất cả những ai muốn thưởng lãm loại nhạc cụ kỳ lạ này. Mai kia, trong tour du lịch lên Khánh Sơn sẽ có “món” này để du khách biết thêm về một loại nhạc cụ đã tồn tại cách nay 3.000 - 5.000 năm ở vùng rừng ấy. Hiện H.Khánh Sơn cho phục dựng lại loại đàn đá này đồng thời mời những nghệ nhân Raglai biết chơi đàn đá mở các lớp dạy đàn để truyền nghề và cũng là giữ lửa cho bộ tộc Raglai ở đây.

Một thế mạnh nữa không thể không nhắc tới khi nói đến tiềm năng du lịch Khánh Sơn, đó là các loại trái cây vô cùng phong phú hiện diện ngay tại TT.Tô Hạp. Chẳng hạn như sầu riêng Khánh Sơn luôn lệch tháng với mùa sầu riêng Nam bộ, có mùi vị rất riêng đã thành thương hiệu “sầu riêng Khánh Sơn” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp độc quyền trên lãnh thổ VN. Rồi mít mỡ, măng cụt, chôm chôm, mía tím… hầu như luôn trái mùa với các địa phương khác nên có cảm giác đây là vùng đất của cây trái quanh năm. Huyện Khánh Sơn từng tổ chức rất thành công Festival trái cây mùa hè năm 2019. Rất tiếc là chợ trái cây ấy chỉ bán cho thương lái chứ chưa có điều kiện phục vụ du khách vì chưa có tour dẫn khách lên vùng này.

Tập làm du lịch

“Nếu đường lên Khánh Sơn mở rộng, đi lại thuận lợi thì vừa vận chuyển nông sản về miền xuôi nhanh hơn lại vừa đưa du khách lên đây dễ dàng hơn. Tỉnh Khánh Hòa đã có ý định làm đường hầm xuyên đèo Khánh Sơn nhưng chắc còn lâu lắm mới thực hiện được”, ông Nguyễn Văn Nhuận thông tin. Cũng theo ông Nhuận, từ xã cuối cùng của Khánh Sơn nếu mở một con đường chừng

30 km về hướng tây sẽ gặp tuyến đường Nha Trang đi Đà Lạt tại Lạc Dương. Tuyến đường này trong tương lai sẽ rút ngắn khoảng cách Nha Trang - Đà Lạt được 50 km và là địa chỉ dành cho dân “phượt” không thể tốt hơn.

Để trở thành một điểm đến nữa dành cho du khách sau khi đặt chân lên Nha Trang, H.Khánh Sơn cũng đã bắt đầu tu sửa lại một số cơ sở hạ tầng trong khả năng của mình, quy hoạch các điểm tham quan trong tương lai. Hiện nay, một số nhà đầu tư cũng bắt đầu xây dựng các homestay để có thể sớm đón khách ngay trong dịp tết cổ truyền sắp đến. “Chủ trương của chúng tôi là làm du lịch thân thiện với môi trường. Những rừng thông và một số loại cây đặc thù như cây tô hạp sẽ được trồng tại Khánh Sơn. Các homestay ra đời tại một số điểm nằm lẫn trong rừng được xem như những “phác thảo” đầu tiên cho ý tưởng đó”, ông Nguyễn Văn Nhuận nhấn mạnh.

Bản đồ Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa giúp bạn và du khách dễ dàng tìm đường đi, địa điểm trong toàn khu vực bằng công nghệ tiên tiến nhất của Google Map. Bản đồ Google Map này có thêm chức năng chỉ đường trong khu vực, cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam. Bạn cần nhập điểm xuất phát, và điểm đến trên bản đồ, Google Map sẽ tìm và chỉ đường chi tiết cho bạn.  Giờ hãy cùng ban-do.net tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa nhé.

Giới thiệu: Khánh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Khánh Hòa, phía bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, phía tây Nam là tỉnh Ninh Thuận, phía đông giáp thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm. Huyện có diện tích 337 km2 và dân số là 20.930 người. Huyện lỵ là thị trấn Tô Hạp nằm trên tỉnh lộ 9, cách thành phố Cam Ranh 25 km về hướng Tây. Ngoài ra còn có các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Sơn Trung, Thành Sơn.


Diện tích: 337 km2
Vùng miền:Duyên hải nam trung bộ
Dân tộc: Kinh

Mua bản đồ Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa ở đâu? Rất đơn giản, bạn có thể ra bất kỳ nhà sách nào hoặc hỏi nơi bạn đang lưu trú, có thể là khách sạn, để mua bản đồ cập nhật mới nhất và kết hợp với bản đồ Google Map một cách chính xác

Bản đồ Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa Google Map

Bản đồ hành chính Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa:


Khánh sơn là ở đâu

Danh sách bản đồ các địa phương trong Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa:

Bản đồ Thị trấn Tô Hạp, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa Bản đồ Xã Thành Sơn, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa Bản đồ Xã Sơn Lâm, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa Bản đồ Xã Sơn Hiệp, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa Bản đồ Xã Sơn Bình, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa Bản đồ Xã Sơn Trung, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa Bản đồ Xã Ba Cụm Bắc, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa Bản đồ Xã Ba Cụm Nam, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa

Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Khánh Hoà. Khánh Sơn được ví như Đà Lạt thứ 2 của cả nước nằm ở độ cao hơn 1000 m so với mực nước biển.

Khánh Hoà không chỉ là xứ trầm đảo yến mà còn có cả những không gian núi non hùng vĩ.

Khi chọn du lịch tại Khánh Hoà, nhiều du khách chỉ chú ý đến những chuyến đi biển mà ít để ý đến những trải nghiệm thú vị ở rừng. Nếu phía đông Khánh Hoà nổi tiếng với những bãi biển và hòn đảo xinh đẹp thì phía tây Khánh Hoà lại có những ngọn núi hùng vĩ. Đồng thời ở Khánh Sơn còn chưa đựng những nét đẹp về văn hoá của đồng bào nơi đây với những cồng chiêng, đàn đá, …

Hiện nay, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã và đang triển khai các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương về du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Khánh sơn là ở đâu
Đường đèo Khánh Sơn

Tiềm năng du lịch chưa được khai phá

Khánh Sơn có khí hậu khá mát mẻ, trong lành với nhiều cảnh đẹp tự nhiên, hoang sơ, rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Điểm nhấn nổi bật là thác Tà Gụ (xã Sơn Hiệp), được ví như “nàng thơ” nghìn năm tuổi bung mình trắng xóa giữa núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, mang dòng nước mát lành cho con người và cây trái vùng hạ du. Bên cạnh thác Tà Gụ, thác Dốc Quy (xã Sơn Lâm), khu vực Suối Đá (xã Ba Cụm Bắc)… là những địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đang chờ được “đánh thức”.

Thác Tà Gụ được xem là một trong những thác đẹp nhất ở tỉnh Khánh Hòa. Sở dĩ thác nơi đây có tên là Tà Gụ do Thác nằm trên dòng chảy của suối Tà Gụ, khởi nguồn từ núi Hòn Bà phía tây dãy Trường Sơn. Thác cao khoảng 40m, dựng đứng bên vách đá giống như chiếc ngà voi. Quanh năm thác đổ nước trắng xóa, hùng vĩ, đầy ấn tượng.

Có nhiều truyền thuyết thú vị xung quanh dòng thác này, trong số đó người dân Khánh Sơn hay lưu truyền nhau câu chuyện về tình mẫu tử của Voi mẹ khóc chờ con.

“Ngày xưa khu rừng này có rất nhiều trăn, có con to như cây Tô Hạp 100 tuổi. Một buổi sáng mùa khô, một bầy trăn từ dưới chân núi bò lên đỉnh kiếm mồi. Trên đường đi, chúng gặp một chú voi con lạc mẹ đứng ngơ ngác. Ngay lập tức, con trăn đầu đàn lao đến quật ngã con voi. Không chịu kém thế, voi con cũng dùng sức quật lại. Cả hai con vật nhau, vùng vẫy làm gãy nát cây cối. Cuối cùng đều rơi xuống vực thẳm. Khi voi mẹ quay lại tìm thì thấy con mình đã chết dưới vực sâu. Thương con, voi mẹ đứng trên đỉnh núi cao khóc than suốt đêm ngày, rồi bỗng dưng hóa đá, hai dòng nước mắt mẹ hóa thành hai dòng thác.”
Vì vậy, thác Tà gụ còn được gọi là Thác Ngà Voi.

Khánh sơn là ở đâu
Thác Tà gụ

Theo người dân địa phương đầu nguồn thác Tà Gụ là Hòn Bà, thác Tà gụ chảy về nhập sông Tô Hạp. Sông Tô Hạp là một trong những con sông chính của Khánh Hòa, có phần thượng lưu dài 23km, chảy trong địa phận của tỉnh Khánh Hòa còn phần hạ lưu lại chảy trong địa phận của tỉnh Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh Khánh Hòa chảy từ đông sang tây. Hòn Bà là một trong những đỉnh núi cao của tỉnh Khánh Hòa, có nhiều mưa nên có lẽ nhờ thế mà nước ở thác Tà Gụ chưa khi nào cạn, chảy quanh năm với lưu lượng lớn, thác chảy mạnh. Hòn Bà có nhiều cây Sồi, Tô Hạp, Phong Lan, Dâu Tây, Chim, Khỉ…

Khánh sơn là ở đâu
Thác Tà gụ

Từ đồng bằng lên Khánh Sơn, du khách còn được chiêm ngưỡng đường đèo Tỉnh lộ 9 uốn lượn, ẩn hiện dưới lớp sương sớm bồng bềnh và những tán cây rừng rợp bóng. Khách du lịch có thể dừng chân tại đỉnh đèo, phóng tầm mắt giữa không gian thiên nhiên rộng lớn và bắt đầu chuyến du lịch khám phá Khánh Sơn. Trên đường đến xã Thành Sơn, điểm cuối cùng của huyện, khách tham quan có thể dừng chân tại cầu A Pa Bưởi, cầu Sơn Bình ngắm dòng sông Tô Hạp uốn mình chảy ngược về phía thượng nguồn; nghỉ ngơi, thư giãn dưới đồi thông và hít thở không khí trong lành, mát mẻ. Hoặc ghé thăm những vườn cây ăn trái xum xuê, trĩu quả và thưởng thức những nông sản nổi tiếng của địa phương như: sầu riêng, mía tím, măng cụt, chôm chôm… Sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ của núi rừng, du khách có thể tìm hiểu truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc núi rừng của đồng bào Raglai. Đó là lễ ăn mừng lúa mới, lễ bỏ mả; nền văn học, nghệ thuật độc đáo với những bộ sử thi đồ sộ, làn điệu dân ca răn dạy con cháu những điều tốt đẹp trong cuộc sống; những âm thanh trầm bổng, thánh thót của đàn cha pi, mã la, đàn đá, kèn bầu ru lòng người hướng về nguồn cội…

Khánh sơn là ở đâu

Khánh sơn là ở đâu
Sầu riêng Khánh Sơn

Ngoài ra, các bạn có thể:

Xem về đặc sản riêng có của Khánh Sơn: Sầu Riêng Khánh Sơn

Hoặc các nông sản nổi tiếng của tỉnh Khánh Hoà: Nông sản Khánh Hoà

Tìm hiểu thêm về địa điểm du lịch khác ở Khánh Hoà tại:

+ Đầm Thuỷ Triều 

+ Vườn xoài Cam Lâm 

+ Thưởng thức và Làm thử bánh tráng xoài ở Cam Lâm

+ Đảo Yến Hòn Nội ở Cam Lâm

Những “bước đi” đầu tiên

Theo lãnh đạo UBND huyện Khánh Sơn, để khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, kết hợp du lịch văn hóa, ẩm thực, tham quan miệt vườn, huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Khánh Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đến nay, huyện đã đầu tư trùng tu, sửa chữa Nhà Dài (thôn Hòn Dung, xã Sơn Hiệp) làm nơi tái hiện lại những sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai phục vụ khách tham quan; nâng cấp, sửa chữa đường giao thông lên thác Tà Gụ; khảo sát, xác định những khu vực có các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, với không gian làng quê, kiến trúc nhà cửa, nét sinh hoạt truyền thống, gắn liền với công tác bảo vệ môi trường; tổ chức các lớp truyền dạy đánh mã la, hát dân ca, sử thi; phục dựng lễ ăn mừng lúa mới, bỏ mả của người Raglai; khôi phục lại nghề đan lát thủ công mỹ nghệ truyền thống, tạo sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng. Đồng thời, hoàn thành việc cân chỉnh âm thanh, sắp xếp, bố trí 2 bộ đàn đá đúng chuẩn âm quốc tế, đặt tại phòng truyền thống (Trung tâm Văn hóa -Thể thao huyện) và Nhà Dài (thôn Hòn Dung) để biểu diễn phục vụ người xem. Đây được xem như “đặc sản”, một trong những điểm nhấn đặc biệt trong những sản phẩm du lịch của Khánh Sơn…

Khánh Sơn còn là địa bàn tụ cư lâu đời của đồng bào dân tộc Raglai thuộc hệ ngữ hệ Malai – Đa đảo. Cuộc sống trước đây của người Raglai chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp phát nương, làm rẫy. Đặc biệt trong việc làm rẫy, họ đã có sáng tạo độc đáo là tìm những phiến, những thanh đá kêu nằm rải rác trên sườn núi, dưới lòng suối, rồi kết hợp với vật liệu tre nứa, dây mây, dựng nên các giàn đá kêu (patâu tulẽng) để đuổi muông thú, bảo vệ nương rẫy, mùa màng.

Đàn đá Khánh Sơn: Từ năm 1979, tại Khánh Sơn đã phát hiện ra những bộ đàn đá, một loại nhạc cụ vào loại cổ sơ nhất của loài người (bộ đàn đá đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên – Việt Nam do ông G.Condominas, kỹ sư người Pháp). Các nhà nghiên cứu về âm nhạc, về nhạc khí đã xếp đàn đá Khánh Sơn vào loại nhạc cụ “roi”, tức là loại nhạc cụ tự rung như cồng, chiêng, đàn tơ-rưng…

Khánh sơn là ở đâu
Đàn đá Khánh Sơn

Theo đề án nêu trên, Sơn Hiệp là địa phương trọng tâm đón du khách tham quan du lịch sinh thái, văn hóa, ẩm thực, miệt vườn. Năm 2017, xã đã đón khoảng 1.900 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. “Thực hiện sự chỉ đạo của huyện, bên cạnh việc khôi phục văn hóa truyền thống, thời gian qua, xã đã tiến hành tuyên truyền, quảng bá hình ảnh những điểm đến như: Nhà Dài truyền thống, thác Tà Gụ, rừng thông Sơn Hiệp – Sơn Bình. Đồng thời, phối hợp với Trường Trung cấp Nghề huyện Cam Lâm mở một lớp nghề du lịch với 28 học viên, để tạo nguồn lực cho phát triển du lịch lâu dài sau này”, ông Trần Tấn Chóng – Chủ tịch UBND xã Sơn Hiệp cho biết.

Theo đề án, mục tiêu đến năm 2020, toàn huyện sẽ đón khoảng 10.000 lượt du khách, doanh thu ước đạt 5 tỷ đồng; đến năm 2030, xây dựng 1 – 3 điểm du lịch sinh thái, đón khoảng 15.000 lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt 8,5 tỷ đồng… “Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, bắt đầu từ năm 2018, huyện sẽ hoàn thiện thủ tục để tiến hành xây dựng một số công trình phục vụ phát triển du lịch. Cụ thể, xây dựng trạm dừng chân tại khu vực đỉnh đèo rộng rãi, khang trang; mở rộng khu Cây Da (xã Ba Cụm Bắc), tạo thác nước, cảnh quan; xây dựng quảng trường, công viên trước đài tưởng niệm ở đầu ngõ huyện…; xây dựng đường đi vào thác Tà Gụ, mở các điểm vui chơi tại đây để thu hút khách; tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch tại Khánh Sơn nhằm tạo việc làm, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển”, ông Đinh Ngọc Bình – Chủ tịch UBND huyện nói.

Nguồn: Khánh Sơn: Đánh thức tiềm năng du lịch – Báo Khánh Hoà

Du lịch Cam Ranh nhớ đừng bỏ qua 7 điểm đến cực thú vị này

Vẻ đẹp đèo Khánh Lê không dành cho những người yếu tim

Suối Lách Khánh Vĩnh – địa điểm du lịch hè thú vị