Kháng kết tập tiểu cầu kép là gì

Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, tác dụng phụ đáng lo ngại nhất là tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa, nhưng nếu biết cách sử dụng sẽ ngừa được rủi ro này. Ngoài ra, loại thuốc này còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn khác. Cùng tìm hiểu những tác dụng phụ của thuốc chống kết tập tiểu cầu và cách phòng tránh ở bài viết dưới đây.

Một số bệnh tim mạch làm tăng kết dính tiểu cầu trong lòng mạch máu

Tác dụng của thuốc chống kết tập tiểu cầu

Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu và ức chế quá trình hình thành huyết khối, nên thuộc nhóm thuốc chống đông máu. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

Nhóm thuốc này có nhiều loại với các cơ chế khác nhau như: Tác động đến chuyển hóa acid arachidonic bằng cách ức chế men cyclo-oxygenase cản trở hình thành thromboxan A2 nên có khả năng chống kết tập tiểu cầu, thuốc điển hình là Aspirin; ức chế thụ thể GP IIb/III, thuốc điển hình là Clopidogrel (plavix) và một số thuốc khác có cơ chế tăng AMP vòng của tiểu cầu như dipyridam-ol (persantln)...

Tuy nhiên, được sử dụng nhiều nhất là Aspir-in và Clopidogrel, có thể dùng đơn độc từng loại hoặc sử dụng phối hợp cả 2 loại này để làm tăng hiệu quả điều trị.

Aspirin, clopidogrel là 2 loại thuộc nhóm thuốc chống  kết tập tiểu cầu được sử dụng nhiều

Thuốc chống kết tập tiểu cầu chỉ định trong trường hợp nào?

Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh tim mạch, chủ yếu là trong các trường hợp có nguy cơ  hình thành huyết khối cao như:

- Dự phòng huyết khối tim mạch.

- Dự phòng đau thắt ngực, đặc biệt trong đau thắt ngực không ổn định.

- Dự phòng tái phát cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- Dự phòng các rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành.

- Kiểm soát và dự phòng tái phát ở một số bệnh dễ tạo huyết khối như xơ vữa mạch vành, bệnh nhân sau đặt stent, suy tim…

Còn với những người có tiền sử bị hen, đang bị loét dạ dày, tá tràng hay những người có nguy cơ chảy máu, suy gan, suy thận và phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu.

Biểu hiện tác dụng phụ thường gặp và cách xử trí kịp thời

Biến chứng đáng sợ nhất của nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu là chảy máu đường tiêu hóa. Nếu người bệnh dùng không cẩn thận, nhất là với người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ dễ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và tử vong. Các biến chứng nhẹ hơn trên đường tiêu hóa bao gồm khó tiêu, viêm thực quản, xuất huyết ở lớp trong dạ dày.

Dù các bác sĩ thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân dùng loại thuốc chống kết tập tiểu cầu, nhưng với cơ địa nhạy cảm trong quá trình sử dụng vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ này. Nếu người bệnh có biểu hiện đi ngoài phân đen hoặc là nôn ra máu, thì cần phải chú ý đó là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày do tác dụng phụ của thuốc.

Theo PGs. Ts Nguyễn Văn Quýnh - BV TƯQĐ 108, để khắc phục được tác dụng phụ trên dạ dày của thuốc chống kết tập tiểu cầu, người bệnh không được ngưng dùng thuốc. Thay vào đó cần đi tái khám lại ngay để bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều thuốc và cho dùng kết hợp thêm với nhóm thuốc dạ dày như nhóm thuốc bơm proton để ngăn ngừa quá quá trình chảy máu. Trong quá trình kê đơn, các bác sĩ sẽ xem thêm tiền sử bệnh là có viêm loét dạ dày không. Thậm chí ở nhiều bệnh viện, trước khi kê đơn còn cho bệnh nhân nội soi dạ dày trước.

PGs. Ts Nguyễn Văn Quýnh tư vấn cách xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống kết tập tiểu cầu

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ khác như: Rối loạn tiêu hóa với hiểu hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm dạ dày; nổi mẩn da do dị ứng với thuốc; giảm tiểu cầu gây xuất huyết dưới da (trường hợp này rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/200.000 bệnh nhân).

Lưu ý khi dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu để điều trị các bệnh tim mạch

Thuốc điều trị luôn là con dao hai lưỡi, khi sử dụng đúng cách bạn sẽ phát huy được tối đa tác dụng điều trị. Nhưng chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến bạn gặp phải những rủi ro không mong muốn. Bởi vậy mà những lưu ý trong dùng thuốc là điều vô cùng quan trọng.

Cách dùng và hàm lượng dùng trong mỗi trường hợp

Ở nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu, tất cả các loại thuốc đều nên uống sau khi đã ăn no. Bên cạnh đó tránh kết hợp với các nhóm thuốc khác cũng có tác dụng chống đông như heparin, coumarin,.. bởi điều này sẽ làm tăng chảy máu gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý tới liều lượng sử dụng và dạng phối hợp. Khuyến cáo mới nhất trong nhồi máu cơ tim và cơn đau thắt ngực không ổn định là dùng Aspirin liều đầu tiên 300 - 500mg tiêm tĩnh mạch hoặc nhai viên thuốc. Sau đó duy trì liều hàng ngày từ 75 - 162mg, dùng kéo dài nếu như không có chống chỉ định.

Các loại và dạng thuốc chống kết tập tiểu cầu

Aspirin pH8 có khả năng làm giảm tác dụng phụ của thuốc chống kết tập tiểu cầu

Dù đã có nhiều loại thuốc chống đông, nhưng Aspirin, Clopidogrel vẫn được ưu tiên sử dụng vì Aspirin chi phí rẻ và dễ hấp thu còn Clopidogrel ít gây tác dụng không mong muốn.

Hiện nay, có một dạng Aspirin được bào chế chỉ hấp thu trong ruột (aspirin pH8) tránh được tổn thương dạ dày sau khi uống và thích hợp cho bệnh nhân có bệnh ở dạ dày tá tràng.

Trong một số trường hợp Aspirin không đủ để chống huyết khối, nên phải phối hợp với thuốc kháng tiểu cầu khác để tăng tác dụng điều trị thì được gọi là thuốc kháng tiểu cầu kép. Trong đó, phối hợp giữa Aspirin và Clopidogrel là được sử dụng nhiều nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy phối hợp này giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tai biến tim mạch trong các trường hợp sau đặt stent, bắc cầu mạch vành, đau thắt ngực không ổn định.

Kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ để tác dụng điều trị được tối ưu

Để phát huy được tối đa tác dụng điều trị và được bác sĩ giảm liều thuốc, người bệnh có thể phối hợp sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tốt cho tim mạch. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm để người bệnh có thể tham khảo dùng. Tuy nhiên, hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ này không giống nhau. Theo PGs. Ts Nguyễn Văn Quýnh cho biết: Để nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh tim mạch có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bổ trợ có nguồn gốc từ thảo dược. Hiện nay trên thị trường thực phẩm chức năng có thể dùng Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ tốt có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol, giảm quá trình hình thành cục máu đông, giúp giảm đau ngực, mệt mỏi.

Chia sẻ của PGs. Ts Nguyễn Văn Quýnh về việc dùng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Không riêng thuốc chống kết tập tiểu cầu, dùng bất kể loại thuốc nào cũng đều có thể gây rủi ro. Nhưng nếu bạn biết cách dùng, sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và quay lại tái khám khi có dấu hiệu gặp tác dụng phụ thì không những phát huy được tác dụng chữa trị của thuốc mà còn ngừa được rủi ro mà thuốc gây nên.

Xem thêm:

Cách điều trị xơ vữa mạch vành

- Nghiên cứu ích tâm khang

Rung nhĩ (AF) làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp bốn- năm lần trên tất cả các lứa tuổi và nó chiếm khoảng 15% của tất cả các đột quỵ ở Hoa Kỳ, và 50% của tất cả thuyên tắc do tim. Tỷ lệ đột quỵ thiếu máu trong các  bệnh nhân Rung nhĩ (RN) không được điều trị với các các thuốc chống huyết khối trung bình 4,5% / năm, và nó có thể cao hơn với 13% / năm ở các nhóm nguy cơ cao. 

Đột quỵ kèm RN nói chung là lớn, tàn phế hơn, và nhiều khả năng bị đột quỵ tử vong.hầu hết các bệnh nhân RN là thuyên tắc từ tim nhưng thiểu số  quan trọng  có thể là do bệnh mạch máu não sẵn có,  thường là ở những bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp . Không ít bệnh nhân RN có thể có các bệnh lý khác, như bệnh động mạch vành, bệnh chất trắng của não, hoặc bệnh mạch máu não thoái hoá bột, mà có thể sửa đổi cách điều trị nhằm hạn chế hậu quả của RN. Tuy nhiên, ý nghĩa thực hành của các tình huống lâm sàng khác nhau ít được chú ý trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.

Hiệu quả vượt trội của kháng đông đường uống so với aspirin trong phòng chống đột quỵ tái phát ở bệnh nhân RN được công nhận rộng rãi . Trong các thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng, tỉ lệ hàng năm đột quỵ tái phát là 12% / năm nếu không điều trị, 10% trong điều trị aspirin và 4% cho những người được điều trị với kháng đông đường uống. Người ta ước tính rằng 90 sự cố mạch máu (chủ yếu là đột quỵ) là được ngăn ngừa nếu 1.000 bệnh nhân được điều trị bằng kháng đông trong 1 năm, trong khi chỉ có 40 sự cố mạch máu được ngừa cho mỗi 1000 bệnh nhân điều trị với aspirin. Theo đó, hầu hết các hướng dẫn đều đồng ý rằng trừ khi có chống chỉ định rõ ràng, BN RN  bị đột quỵ gần đây hoặc TIA cần được điều trị với kháng đông đường uống dài hạn hơn là điều trị kháng tiểu cầu. Không như aspirin, điều trị kháng đông đường uống có những lợi ích đặc hiệu phòng ngừa  đột quỵ nghiêm trọng, và INR>2,0 liên quan với tiên lượng tốt hơn khi đột quỵ xảy ra.

Dù gì đi nữa, kháng đông được biết đến có chỉ số điều trị  hẹp, đòi hỏi  giám sát chặt chẽ, nhiều tương tác thuốc và chế độ ăn uống, và nguy cơ đáng kể của xuất huyết não  nghiêm trọng. Tỷ lệ chảy máu nặng và xuất huyết nội sọ hang năm là 1,3%, và 0,3 % ở bệnh nhân kháng đông, so với 1% và% 0,1 ở bệnh nhân đối chứng. Khiá cạnh không an toàn thấp có thể để hiểu tại sao kháng đông đường uống vẫn còn ít sử dụng trong thực hành lâm sàng khi hơn 1/3 đủ điều kiện trong các cơ sở chăm sóc ban đầu không nhận được nó, và INR không đạt mục tiêu ở 45% bệnh nhân dùng warfarin.  Một số phương thức đơn trị liệu và đa trị liệu kháng huyết khối được khảo sát ở bệnh nhân RN cho công tác phòng chống đột quỵ. Sự kết hợp của kháng đông cộng với aspirin cũng đã thành công trong giảm nguy cơ huyết khối thuyên tắc ở bệnh nhân  van tim cơ học, nhưng cùng cách  tiếp cận ấy lại cho một kết quả xung đột ở BN RN.Trong thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng, sự kết hợp kháng đông uống liều thấp (INR<1,5) với aspirin thêm vào  một ít ngăn ngừa đột quị  so với aspirin đơn độc  ở bệnh nhân RN. Thay vào đó sự phối hợp này gia tăng đáng kể nguy cơ xuất huyết nội sọ, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi.

Do đó, hầu hết các chuyên gia khuyên rằng kháng đông tăng cường  cần được tăng lên một INR mục tiêu tối đa 3,0-3,5 hơn là  thêm vào thường qui  thuốc kháng tiểu cầu trong khi sử dụng kháng đông cường độ thấp ở những BN RN còn sự cố huyết khối tim mạch.

Giá trị kháng tiểu cầu kép trong ngăn ngừa đột quị ở BN RN  đã được đánh giá trong hai thử nghiệm lâm sàng gần đây, Active-W và Active-A . Trong các nghiên cứu này, bệnh nhân có trung bình hai yếu tố nguy cơ đột quỵ thêm vào RN, bao gồm tiền sử đột quị (15% số người tham gia thử nghiệm Active-W, và 13%, trong Active-A). Active-W đã được ngừng lại sớm vì bằng chứng rõ ràng về tính ưu việt của điều trị kháng đông đường uống  (mục tiêu INR 2,0-3,0) so với  sự kết hợp của clopidogrel 75 mg hàng ngày cộng với aspirin (75-100 mg / ngày). Nguy cơ tương đối của các sự cố chính là 1,44 (1,18-1,76; P=0,0003) ở bệnh nhân điều trị kháng tiểu cầu kép so với kháng đông đường uống. Gần đây, Active-A theo một cách tiếp cận tương tự nhưng  thử nghiệm chọn bệnh nhân có RN không thể sử dụng kháng vitamin  K .  Qua 3,6 năm theo dõi, nguy cơ tương đối của các sự cố nguyên phát  là 0,89; (95% CI, 0,81-0,98; P=0,01 ở bệnh nhân được sử dụng clopidogrel và aspirin so với aspirin đơn độc. Sự khác biệt chủ yếu do một sự giảm tỷ lệ đột quỵ sau điều trị kháng tiểu cầu kép (RR, 0,72). Tuy nhiên, nguy cơ tương đối chảy máu quan trọng là 1,57; (95% CI, 1,29-1,92; P=0,001), ở những bệnh nhân nhận điều trị kháng tiểu cầu kép.

Từ sự sáng tỏ của các kết quả của  thử nghiệm Wand Active-A, kháng đông đường uống  nên là  liệu pháp ưa chuộng và đề xuất đề phòng đột quỵ thiếu máu ở bệnh nhân RN và nguy cơ cao đối với đột quỵ. Khuyến nghị này bao gồm phần lớn các bệnh nhân có tiền sử của đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ thuyên tắc tim mạch. Kháng tiểu cầu kép là liệu pháp hiệu quả hơn aspirin đơn độc nhưng ít hiệu quả hơn kháng đông đường uống để bảo vệ não và tim mạch. Hơn nữa, nguy cơ chảy máu nặng của điều trị kết hợp (2,42% / năm) cũng tương tự như kháng đông đường uống (2,21% / năm) khi cả hai phương pháp điều trị được so sánh song hành. So sánh gián tiếp của hiệu quả điều trị  quan sát ở những bệnh nhân trong các thử nghiệm khác nhau thường được sử dụng trong y văn  nhưng phương pháp học phương thức này là yếu và dễ bị sai lệch.

Một phát hiện đáng giá  trong Active-A là 3557 (50%) bệnh nhân đã không thích hợp cho kháng đông đường uống  theo đánh giá của bác sĩ và 1964 (26%) bệnh nhân bày tỏ mong muốn duy nhất để tránh kháng đông đường uống. Vì vậy, chỉ có 23% số bệnh nhân tham gia thử nghiệm có nguyên nhân rõ rệt là tăng nguy cơ chảy máu đã khiến họ thực sự không thích hợp để kháng đông trị liệu. Một bài học lớn của các quan sát này là khẩn trương thiết lập các phương thức rõ ràng hơn trong các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai nhằm xác định sự ưa chuộng của các bệnh nhân và thầy thuốc về tình hình sức khoẻ và điều trị một khi RN được xác định. Số lượng lớn các đối tượng từ chối trong thử nghiệm Active A tăng thêm lòng tin  với quan điểm cho rằng việc ít sử dụng kháng đông đường uống trong rung nhĩ là do thầy thuốc hơn là BN. Những hạn chế này có thể che lấp sự cân đối của các thử nghiệm và áp dụng nó trong thực hành hàng ngày.

BS. NGUYỄN HỮU TRÂM EM – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

TLTK: Dual antiplatelet therapy is not optimal for stroke prevention in patients with atrial fibrillation. International Journal of Stroke Vol 5, February 2010, 28–29

Video liên quan

Chủ đề