Khái niệm thế nào là nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những cụm từ quen thuộc đối với công dân nước Việt Nam ta. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng ACC tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì nhé!

Khái niệm thế nào là nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Nội dung bài viết:

  1. 1. Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  2. 2. Các đặc trưng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  3. 3. Một số câu hỏi thường gặp

1. Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Theo quy định tại Điều 2 Hiến pháp 2013 của nước Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Như vậy, có thể thấy rằng, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, về bản chất nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đó là kiểu nhà nước có bản chất hoàn toàn khác với kiểu nhà nước bóc lột và là kiểu nhà nước cao nhất trong lịch sử, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Nhà nước bảo đảm cho nhân dân thực sự tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội, đảm bảo quyền ứng cử cũng như quyền bầu cử của nhân dân, thực sự có quyền lựa chọn những người đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

2. Các đặc trưng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Tính giai cấp

Tính giai cấp  của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, được thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến của cách mạng, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội.

  • Tính dân tộc

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc.

Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc.

Ngày nay, tính dân tộc của đất nước Việt Nam được phát huy nhờ sự kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại.

  • Tính nhân dân

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 Hiến pháp 2013 của nước Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện ở việc Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Mặt khác, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng  hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm ảnh hưởng, gây thiệt hịa hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi chính đáng của nhân dân; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật.

Tuy nhiên, tính nhân dân không đồng nghĩa với việc nhân dân có quyền phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người.

  • Tính thời đại

Nhà nước Việt Nam là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội.

Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…

Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ với các quốc gia trên thế giới, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng quyền bình đẳng tự quyết của các dân tộc.

3. Một số câu hỏi thường gặp

  • Chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Về bản chất, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 2 chức năng chính là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. >> Xem thêm: Chức năng của nhà nước

  • Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Hiến pháp 2013 của nước Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

  • Bản chất giai cấp của nhà nước ta là gì?

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến của cách mạng, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì

Nhà nước là gì chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa xã hội nhà nước là một cách gọi cho tất cả các tư tưởng kinh tế và chính trị ủng hộ việc quốc hữu hóa phương tiện sản xuất vì bất kì mục đích nào, dù để làm giải pháp tạm thời tiền đề cho việc chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, hay làm cơ sở căn bản cho chủ nghĩa xã hội đó.

Tại sao gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản sau: thiết lập và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước là thống nhất trên cơ sở có ...

Đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?

Về đặc trưng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”: Đây là đặc trưng bao quát những nội dung cơ bản nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời như thế nào?

Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.