Khái niệm đạo đức trong kinh doanh là gì năm 2024

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, "chiếm công vi tư"

Tôn trọng con người:

Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.

Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội

Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinh doanh.

Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh:

Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.

Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích "mua rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh.

Tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức. Khẩu hiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có" chưa hẳn đúng!!

Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh

Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công,…

Khái niệm đạo đức trong kinh doanh là gì năm 2024

  1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH:

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh

giá hành vi của con người đối với bản thân và trong mối quan hệ với người khác, với

xã hội.

Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,

đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh

  1. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH:

Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh

Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

Góp phần vào làm tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công việc

Làm tăng sự hài lòng của khách hàng

Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp

Góp phần làm tăng uy tín của thương hiệu của doanh nghiệp, ngành và quốc gia

  1. NGUYÊN NHÂN VIỆC HIỂU BIẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH QUAN TRỌNG

VỚI CÁC NHÀ QUẢN TRỊ:

Giúp nhà quản trị đánh giá được nhân lực một cách khách quan: Việc hiểu biết về đạo

đức kinh doanh giúp nhà quản trị không đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến

hoặc là đánh giá người lao động trên cơ sở họ thuộc một nhóm người nào đó hơn là

đặc điểm của cá nhân đó.

Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự, việc hiểu biết về đạo đức kinh

doanh giúp nhà quản trị tránh trường hợp phân biệt đối xử. Ở đây, phân biệt đối xử là

việc không cho phép của một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất

phát từ định kiến (biểu hiện ở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương,

vùng văn hoá, tuổi tác). Qua đó, thể hiện sự tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của nhà

quản trị đối với người lao động.

Thể hiện các nhà quản trị có đạo đức, trách nghiệm đối người lao động.

Khái niệm của đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh.

Đạo đức kinh tế là gì?

Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Trọng đạo đức kinh doanh có bao nhiêu mức độ?

Diendandoanhnghiep.vn Mỗi hành vi kinh doanh, theo chúng tôi, đều có bốn cấp độ khác nhau, đó là các cấp độ Kinh tế, Pháp lý, Đạo Đức và Lý tưởng Thẩm mỹ. Tuy nhiên, vì lý do khác nhau, như hoàn cảnh, tâm lý xã hội, và đặc biệt là giáo dục, người ta có thể chỉ chú trọng một hay một vài trong các cấp độ đó.

Trọng kinh doanh cần tuân thủ những nguyên tắc đạo đức như thế nào?

Họ tuân thủ các nguyên tắc đạo đức kinh doanh bằng cách:.

Sản phẩm an toàn và chất lượng..

Bảo vệ môi trường..

Trách nhiệm xã hội..

Đối xử công bằng..

Trung thực và minh bạch..

Tôn trọng đối tác..

Trách nhiệm xã hội..

Chất lượng phục vụ.