Khả năng tập trung của trẻ cần có là gì năm 2024

[ThaiHaBooks] Tất cả phụ huynh trên thế giới đều mong muốn con mình có năng lực, tìm được những cơ hội tốt và có được cuộc sống hạnh phúc hơn bản thân cha mẹ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh luôn nỗ lực đầu tư từ công sức, tiền bạc và thời gian cho con trẻ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang không biết trẻ có đang đi theo đúng hướng mà mình mong đợi hay không. Không ít các bậc phụ huynh lo lắng khi con mình quá hiếu động, luôn chạy nhảy huyên náo và không thể tập trung hay kiên trì hoàn thành một việc gì đó nhất định.

Thực tế, khả năng tập trung không chỉ là một năng lực cần thiết trong quá trình học tập mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động đời sống hằng ngày. Ai cũng biết và nhận thức được rằng, nếu tập trung tốt thì có thể nâng cao hiệu quả không chỉ trong việc học mà cả trong công việc khi đi làm. Bởi vậy, dù là hai người có năng lực ngang nhau nhưng mức độ thành công lại phụ thuộc nhiều vào khả năng tập trung của mỗi người. Hơn nữa, người có khả năng tập trung tốt thì đồng thời cũng là người biết kiềm chế bản thân, tự quản lý được cảm xúc, lý trí và hành động cá nhân. Do vậy, họ cũng sẽ đạt được thành công trong các lĩnh vực xã hội hay đi lên vị trí lãnh đạo.

Khả năng tập trung chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và hạnh phúc cho con trẻ. Tuy nhiên, khả năng tập trung là một năng lực cao cấp được hình thành dần dần cùng với sự phát triển của thùy trước trán. Đây là một năng lực được hình thành khi từng năng lực cấp thấp như năng lực xử lý thông tin, năng lực tự điều chỉnh bản thân, khả năng chú ý được phát triển và đạt mức độ hoàn thiện. Vì vậy, khả năng tập trung không thể cải thiện, nâng cao chỉ bằng vài viên thuốc, vài ngày luyện tập mà cần cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, trong đó rất cần đến vai trò của các bậc phụ huynh.

Cuốn sách Đánh thức khả năng tập trung của trẻ có những thông tin hữu ích cần thiết để giúp nâng cao khả năng tập trung, nền tảng đem lại thành công và hạnh phúc cho trẻ.

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương một: Hiểu về khả năng tập trung

Chương hai: Phải biết thì mới tập trung được

Chương ba: Dù không thích nhưng vẫn phải tập trung được

Chương bốn: Tạo môi trường, thói quen để tăng cường khả năng tập trung của trẻ

Chương năm: Liệu trẻ có bị mắc chứng ADHD không?

Phụ lục: Những trò chơi giúp rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ

Thông tin về tác giả:

Myung-kyung Lee

Giám đốc Trung tâm Tăng cường Khả năng Tập trung Hàn Quốc, tốt nghiệp chuyên ngành Tư vấn giáo dục tại trường Đại học Quốc gia Seoul, nhận bằng tiến sĩ giáo dục học với chủ đề nghiên cứu về phát triển chương trình dành cho học sinh mắc chứng bệnh tăng động giảm chú ý ADHD. Bà là nghiên cứu sinh danh dự của Viện nghiên cứu giáo dục tổng hợp thuộc trường Đại học Quốc gia Seoul; giáo sư kiêm nhiệm của trường đào tạo sau đại học thuộc trường Đại học Konkuk..

Bé có khả năng tập trung cao thì dễ đạt được thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống hơn. Do vậy ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên rèn cho con tính tập trung. Một số cách dưới đây cha mẹ nên tham khảo để rèn tính tập trung cho trẻ.

Có rất nhiều cách rất thú vị và hiệu quả để giúp bạn rèn luyện sự tập trung cho trẻ mà không nhất thiết phải liên quan tới học tập. Bạn chỉ cần dành thời gian cho một số hoạt động đòi hỏi chú ý đến chi tiết và chỉ mất một vài bước để thực hiện.

Đối với trẻ mẫu giáo, hãy khởi động bằng những công việc mà bạn biết chắc chắn trẻ có thể hoàn thành, sau đó bắt đầu tăng dần độ khó lên. Sau đây là một số gợi ý có thể hữu ích cho bạn:

Khả năng tập trung của trẻ cần có là gì năm 2024
Cách giúp trẻ tập trung (Ảnh minh hoạ)

Những điều cần nhớ để giúp phát triển sự tập trung cho trẻ:

1. Hiểu con bạn

Nếu con bạn là một đứa trẻ hiếu động bẩm sinh, đừng ép buộc bé phải ngồi học thuộc thơ để rèn luyện sự tập trung. Thay vào đó, có thể đăng ký cho bé một khóa học phát triển kỹ năng thể thao. Nếu bé có hứng thú với nghệ thuật, hãy thử cho bé học vẽ tranh.

2. Hạn chế thời gian xem tivi và chơi điện tử

Tivi và trò chơi điện tử sẽ làm giảm khả năng tập trung tự nhiên của bé, bởi luôn có những thay đổi diễn ra liên tục trong các chương trình và trò chơi. Nếu con bạn hay bị xao nhãng , hãy để bé thực hiện nhiều hoạt động giúp nâng cao sự tập trung và hạn chế xem tivi hơn.

3. Khuyến khích bé hoàn thành mọi công việc

Hãy động viên bé tô màu xong bức tranh hoặc ghép xong bức hình còn đang dang dở trước khi làm việc khác. Thực hiện một nhiệm vụ cho đến cuối cùng là điều rất quan trọng để phát triển sức tập trung của bé.

4. Hạn chế làm nhiều việc cùng một lúc

Trẻ thường thích nói chuyện điện thoại, chơi điện tử hoặc xem tivi cùng một lúc. Hãy lên kế hoạch mỗi ngày để bé thực hiện những hoạt động cần sự tập trung, đồng thời hạn chế thói quen làm nhiều việc cùng một lúc của bé.

5. Tránh để bé bị làm phiền

Nếu bạn thấy bé đang tập trung ghép hình hoặc chơi logo, đừng ngắt quãng bé chỉ để hỏi xem bé muốn ăn gì hôm nay. Hãy đề nghị tương tự với các thành viên trong gia đình.