Kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

Mua hàng là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại. Vậy thì, nghiệp vụ mua hàng có những đặc điểm gì? Những đặc điểm này giúp ích như thế nào trong việc hạch toán kế toán? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

Phạm vi xác định hàng mua

Để hạch toán nghiệp vụ mua hàng, cần xác định đúng phạm vi xác định hàng mua. Hàng mua được coi là hàng hóa khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Hàng mua vào với mục đích để bán hoặc qua gia công, sản xuất rồi bán ra.

– Doanh nghiệp đã nắm được quyền sở hữu về hàng hóa và chuyển quyền sở hữu về tiền tệ hay một loại hàng hóa khác.

– Hàng phải được thông qua một phương thức mua bán thanh toán tiền hàng nhất định.

Các trường hợp sau đây không được coi là hàng hóa mua vào:

– Hàng mua về để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp.

– Hàng mua về dùng cho sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản, sản xuất.

– Hàng hóa hao hụt, tổn thất trong quá trình mua theo hợp đồng mà bên bán phải chịu.

– Hàng nhận bán ký gửi đại lý.

Trong trường hợp hàng mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất nhưng doanh nghiệp không phân biệt tách bạch được hai mục đích này thì toàn bộ hàng mua vẫn ghi nhận là hàng hóa.

Thời điểm xác định hàng hóa mua vào

Hàng hóa được xác định là mua vào khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

– Khi hàng hóa đã chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua.

– Người mua đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền.

Các phương thức mua hàng

Có 2 phương thức mua hàng là: mua hàng theo phương thức nhận hàng và mua hàng theo phương thức gửi hàng.

– Mua hàng theo phương thức nhận hàng hay còn gọi là mua hàng trực tiếp. Theo phương thức này, bên mua sẽ cử cán bộ nghiệp vụ trực tiếp đến mua hàng ở bên bán đồng thời trực tiếp vận chuyển hàng hóa về. Tiền hàng có thể được thanh toán ngay hoặc trả sau phụ thuộc vào hợp đồng đã ký kết.

– Mua hàng theo phương thức gửi hàng: bên bán chuyển hàng cho bên mua và giao tại kho người mua hoặc một địa điểm đã quy định trong hợp đồng. Chi phí vận chuyển có thể do bên mua hoặc bên bán trả, tùy thuộc vào hợp đồng đã ký kết.

Các phương thức thanh toán

Có 2 phương thức thanh toán tiền mua hàng là thanh toán trực tiếp và thanh toán trả chậm, trả góp.

– Thanh toán trực tiếp: sau khi nhận được quyền sở hữu hàng hóa, doanh nghiệp thương mại mua hàng thanh toán ngay cho bên bán, có thể thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản khác.

– Thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp: theo phương thức này, thời điểm thanh toán tiền hàng diễn ra sau thời điểm ghi nhận quyền sở hữu hàng hóa.

Cách xác định trị giá thực tế hàng hóa mua vào

Theo VAS 02, Hàng mua được hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Theo đó, trị giá vốn thực tế của hàng hóa mua vào được xác định như sau:

Trị giá vốn thực tế của hàng hóa mua vào = Trị giá mua của hàng hóa +Các khoản thuế không được hoàn lại+Các khoản Chi phí mua hàng hóa–Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có)

Trong đó:

Trị giá mua của hàng hóa

Trị giá mua của hàng hóa được xác định như sau:

– Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Trị giá mua của hàng hoá = Giá mua (chưa có thuế GTGT)

– Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với những hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:

Trị giá mua của hàng hoá = Giá mua (bao gồm cả thuế GTGT)

Trong trường hợp hàng hóa mua theo hình thức trả chậm, trả góp:

Trị giá mua của hàng hóa = Giá mua trả ngay tại thời điểm mua hàng

Các khoản thuế không được hoàn lại

Các khoản thuế không được hoàn lại bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,…

Chi phí mua hàng hóa

Chi phí mua hàng hóa là các chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình mua hàng. Ví dụ như chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm, lưu kho lưu bãi, hao hụt tự nhiên,…

Giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại

Giảm giá hàng mua là số tiền mà người bán giảm cho người mau do hàng không đúng phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách trong hợp đồng.

Chiết khấu thương mại là số tiền người bán giảm cho người mua do người mua đã mua hàng với khối lượng lớn.

Trên đây là các đặc điểm cơ bản về nghiệp vụ mua hàng mà bất kỳ kế toán mua hàng trong doanh nghiệp thương mại nào cũng phải nắm rõ. Mời bạn đọc tham khảo và áp dụng trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công.

Kế toán thương mại dịch vụ được xem là lĩnh vực dễ thực hiện hơn cả so với các ngành nghề khác như xây dựng, hành chính sự nghiệp… Song thực tế, để làm tốt công việc này, người làm kế toán thương mại dịch vụ cần trang bị cho mình một số vốn kiến thức, kỹ năng làm việc.

Kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

Các công việc phải làm hàng ngày

Căn cứ hoá đơn mua hàng, Kế toán thương mại dịch vụ hạch toán đồng thời theo dõi kho hàng hoá. Trước khi hạch toán kê khai, nên kiểm tra lại thông tin của nhà cung cấp trên trang tracuuhoadon.gdt.gov.vn, xem hoá đơn đó đã được phát hành hay chưa, cũng như thông tin thông báo phát hành hoá đơn.

Đặt in hoá đơn, thông báo phát hành hoá đơn (nếu có).

Lập phiếu nhập kho, xuất kho, theo dõi tổng hợp nhập xuất tồn kho.

Viết hoá đơn bán hàng cho khách. Trước khi viết, Kế toán thương mại dịch vụ cần kiểm tra lại thông tin của khách hàng trên trang web tncnonline.com.vn (tra cứu thông tin theo các bước: Tra cứu mã số thuế -> Doanh nghiệp). Để biết chính xác hơn về thông tin khách hàng tránh viết hoá đơn sai thông tin.

  • Lập phiếu chi với những hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán ngay;
  • Lập phiếu thu với những hoá đơn bán ra thu tiền ngay;
  • Lập giấy nộp tiền và đi nộp tiền các loại thuế, lập bảng kê theo dõi số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế cần phải nộp.

Theo dõi công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng. Chú ý tránh nhầm lẫn công nợ giữa khách hàng này và khách hàng kia. Và, không được bù trừ công nợ cho nhau (trừ khi đối tượng vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp).

Cân đối hàng tồn kho, nếu trong trường hợp hàng tồn kho mà nhiều thì nên xuất bảng kê khách lẻ, viết hoá đơn “khách lẻ không lấy hoá đơn” rồi kẹp bảng kê này vào hoá đơn để làm chi tiết. Với hoá đơn này thì không được xé ra khỏi cuống liên nào, vì thực tế khách hàng đã không lấy hoá đơn kế toán nên lưu tại cuống tránh thất lạc, dễ quản lý.

Ghi chép lại các vấn đề liên quan trong quá trình phát sinh hàng năm để khi quyết toán còn nhớ giải trình và chuyển lại cho người làm sau.

\>> Tìm hiểu: Đặc điểm và cách sử dụng Top 05 phần mềm kế toán thông dụng

Công việc cần phải làm hàng quý

Hàng quý, kế toán thương mại dịch vụ có 3 công việc mà cần hoàn thành bao gồm:

  • Lập báo cáo thuế tháng, quý và tình hình sử dụng hoá đơn. Sử dụng báo cáo thuế qua mạng để đạt hiệu quả cao nhất;
  • Lập báo cáo tài chính đầy đủ gửi cho thuế, thống kê, ngân hàng;
  • Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân.

Công việc cần làm thời điểm cuối năm

Những ngày cuối năm là những ngày quan trọng nhất không chỉ đối với kế toán thương mại dịch vụ và còn đối với các ngành nghề kế toán khác. Theo đó, những ngày này công việc một kế toán thương mại dịch vụ cần thực hiện như sau:

Về in ấn:

  • In đầy đủ các sổ sách: sổ cái, sổ chi tiết;
  • In các báo cáo chi tiết như: Báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hoá, công cụ dụng cụ;
  • In các sổ chi tiết liên quan.

Sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để lưu, cất cẩn thận tránh ẩm ướt.

Quyển hoá đơn gốc thì đánh theo số quyển và kiểm tra lại trong năm có hoá đơn nào quên ký và đóng dấu thì bổ sung luôn tránh sót lại khi quyết toán.

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng là vị trí đảm nhiệm các tác nghiệp liên quan đến quản lý hóa đơn, chứng từ bán hàng, bao gồm việc ghi nhận hóa đơn bán hàng, thuế VAT, ghi chép sổ doanh thu, lập báo cáo về hoạt động bán hàng và các báo cáo khác theo yêu cầu của cấp trên.

Công việc của kế toán thương mại cần làm những gì?

Kế toán thương mại dịch vụ là kế toán thực hiện các công việc kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ. Đối tượng mà kế toán thường hướng tới là các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị,… cung cấp cho hoạt động của dịch vụ. Quá trình sản xuất, cung cấp, tiêu dùng sản phẩm dịch vụ được diễn ra đồng thời.

Kế toán bán hàng cần những chứng từ gì?

Các loại chứng từ mà kế toán bán hàng phải quan tâm bao gồm:.

Thuế GTGT, hoá đơn bán hàng;.

Chứng từ xuất kho hoặc tài khoản xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;.

Chứng từ giao hàng gửi đại lý;.

Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ, dịch vụ;.

Bằng chứng thanh toán, thẻ đồng hồ, nhận hàng và thanh toán hàng ngày;.

Ngành kế toán có bao nhiêu loại?

Về cơ bản, ngành Kế toán hiện nay được phân làm ba chuyên ngành chính: kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán tài chính với nhiều bậc học khác nhau từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng đến Đại học.