Icebreaker nghĩa là gì

Kết nối các nhân sự ở các phòng ban khác nhau lại với nhau ? Giữ kết nối và tập trung của người tham gia vào hội nghị của các tập đoàn đa nghành ? Khi mọi người tham gia hội nghị, có thể rất khó để mọi người giao lưu hoặc thiết lặp kết nối cùng nhau, đặc biệt khi họ đều là những người lạ, hoặc cùng một team nhưng không làm việc thân thiết với nhau. Icebreakers sẽ giúp người tham gia giới thiệu sơ lược về mình một cách thoải mái mà không cần phải đứng trước đám đông. Thêm nữa, khi sử dụng các trò chơi khởi động có thời lượng ngắn trong hội nghị là cách rất tốt để kích thích lại tinh thần của người tham gia và giúp họ tỉnh táo hơn.

Bạn đang xem: Icebreaker là gì

Đang xem: Ice-breaking game là gì

Vượt qua sự ngại ngùng ban đầu, mạnh dạn thiết lập kết nối với nhau thông qua hoạt động team building Icebreakers and Energiser của chúng tôi, sẽ tạo cơ hội cho người tham gia xích lại gần nhau hơn để trò chuyện trong lúc giải lao hoặc vào đầu giờ các sự kiện của doanh nghiệp.

Icebreakers and Energisers là gì ?

Icebreaker & Energiser là bài tập ngắn thiết về thiết lập kết nối giữa các thành viên được game hóa nhằm khuyến khích các cá nhân giao tiếp với nhau và khám phá về điểm manh, yếu của người khác, tham khảo chương trình của chúng tôi để giúp mọi người kết nối Face to Face, đây là hoạt động Icebreaker kết nối trực tiếp giúp những người cùng chơi hiểu thêm về các mối quan tâm của nhau nhằm tạo nên mối gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên.

Trong hoạt động đường sắt Mexico, các đội đọ sức cùng nhau để hoàn thành con đường sắt Mexico, đó là hoạt động thiên về thể chất nhiều hơn là Face to Face và dùng ít thời gian để kết nối với nhau thay vì tập trung xây dựng team vững chắc và hoàn thiện sự năng động của team

Tại sao nên sử dụng Ice Breakers and Energisers?

Ngay cả những người hướng ngoại thường tham gia các hội nghị, đặc biệt là giữa những người không quen biết hoặc trong một nhóm lớn, cũng sẽ có chút ngại ngùng, đây là lý do giúp họ thoát ra khỏi vỏ ốc của mình để bắt chuyện và kết nối với người những xung quanh. Tuy nhiên, ngay khi họ bắt đầu, việc tương tác với những người xung quanh sẽ dễ dàng hơn điều này giúp bầu không khí nhẹ hơn, nhưng để họ bắt đầu cũng cần sử dụng một mẹo nhỏ.

Hoạt động team building Icebreakers rất hay ở chổ là mang mọi người ra khỏi vùng an toàn của họ bằng các cách vui nhộn, đột phá, tạo điều kiện cho mọi người trò chuyện, tìm hiểu nhau, một bài tập Icebreakers tốt có thể tạo ra bầu không khí dễ chịu, giúp mọi người thấy thoải mái.

Xem thêm: Mô Hình Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Tqm ), Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện

Energisers là khơi dậy năng lượng, được thiết kế để khơi dậy năng lượng của những người ngồi lâu trong các cuộc họp, hội nghị hoặc nói chuyện hoặc giúp họ giảm bớt mệt mỏi. Đây cũng là một cách hay để giúp họ hồi phục lại sự tập trung chuẩn bị có thời gian họp tiếp theo trong hội nghị

Cả hai hoạt động Icebreakers và Energiser có thể được xem là cách tuyệt vời hướng mọi người thực hành tư duy đổi mới để đưa suy nghĩ ra khỏi chiếc hộp, khuyến khích các ý tưởng mới. Hoạt động này phù hợp cho các cuộc thảo luận ý tưởng mới.

Tại sao nên chọn Catalyst Team Building cho hoạt động Ice Breakers và Energisers?

Là một nhà quản lý sự kiện, dù với nhóm khách hàng 20 người hay 200 người, chúng tôi vẫn có thể quản lý tốt chương trình. Bạn có thể thấy rõ ràng với các chương trình khác, sẽ có nhiều thứ khác bắt buộc phải chuẩn bị như: thức ăn, thức uống và các dịch vụ khác. Các hoạt động như Icebreakers và Energiser đơn giản hơn rất nhiều.

Khi bạn chọn Catalyst team building để tổ chức các hoạt động team building trong sự kiện hoặc hội họp, các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ cùng thảo luận với bạn các yêu cầu cần thiết cũng như đào tạo kỹ lưỡng cho người tham gia trước khi tham gia hoạt động. các trưởng nhóm sẽ dẫn dắt người tham dự trong toán bộ hoạt động, cho bạn thêm thời gian ở các chi tiết nhỏ và thêm 5 phút dành cho bạn để tập luyện thêm.

Các đội sẽ cùng nhau trải qua các hoạt động vui nhộn, trải nghiệm hoạt động Icebreaker và Energiser không chỉ mang lại lợi cho người tham gia mà còn mang đến cho họ khoảng thời gian đáng nhớ cũng như vẫn nhắc đến chúng trong các hội nghị kế tiếp.

Ấn tượng đầu tiên đóng vai trò quan trọng giúp người làm quản lý hòa nhập với môi trường mới và tạo ảnh hưởng bước đầu với các thành viên trong nhóm. Tiếng Anh có một từ rất hay để nói đến hành động tạo ấn tượng ban đầu này: Ice breaker. Nghĩa đen của từ này dùng để chỉ một loại máy móc hay dụng cụ giúp phá băng, ý nghĩa hoàn toàn phù hợp trong hoàn cảnh khi lần đầu tiên một nhóm cũ tiếp xúc người lạ, luôn với một sự dè chừng và lạnh lùng nhất định. Nếu không biết cách điều phối hoàn cảnh cho phù hợp và theo hướng có lợi cho mình, người làm quản lý đã đánh mất chìa khóa quan trọng giúp những công việc tiếp theo trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ những sai lầm của mình trong giao tiếp khi Ice breaker đã dẫn đến sự thất bại trong teamwork và bài học kinh nghiệm cá nhân.

Đăng ký email tại đây để nhận được bài viết về công nghệ và khởi nghiệp của Innovatube hàng tuần.

1. Bài học số 1: Chú ý đến sự khác biệt trong văn hóa làm việc

Tôi là Project Manager (PM) ở một công ty tập trung vào mảng cung cấp giải pháp phần mềm cho các start-up ở nước ngoài, chính vì vậy môi trường làm việc rất cởi mở và hiện đại, công ty cũng đang trong giai đoạn mở rộng nên tuyển thêm người mới rất nhiều và mọi người đều thoải mái với người mới vào. Trong khi làm ở công ty thì tôi được giao nhiệm vụ làm PM cho một công ty bên ngoài (chuyên làm in-house product). Khi mới bắt đầu dự án ở công ty này do chưa có kinh nghiệm nên tôi đã không chú ý đến sự khác biệt về văn hóa giữa hai công ty dẫn đến nhiều sai lầm khi Ice breaker.

Ở công ty làm in-house product họ đã quen làm việc trong nhóm nhỏ giữa những người biết rõ nhau, chủ yếu làm việc theo cảm tính, song song với đó là việc ngân sách của họ khá hạn chế nên một người kiêm nhiệm nhiều vị trí, không chuyên môn hóa, quĩ thời gian eo hẹp. Do không chú ý đến tính chất khác biệt của hai công ty mà tôi đã không cố gắng nhanh chóng hình thành mối quan hệ “bạn bè” với team. Điều này dẫn đến việc mọi người cảm thấy không có trách nhiệm phải hoàn thành những việc ngoài miêu tả công việc cho một người mà họ không quen biết, không như trước đây họ sẵn sàng làm thêm giờ và thêm việc không thuộc chuyên môn. Chính vì thiếu tài nguyên và thái độ làm việc của mọi người trong nhóm đi xuống mà công việc trở nên nặng nề và chậm chạp, cuối cùng dự án không hoàn thành được mục tiêu.

Bài học khi quản lý những nhóm có mức độ kết dính cao là phải trở nên thân quen với mọi người trong nhóm thay vì chỉ kết giao với những người thường hay làm việc cùng. Các nước châu Á rất coi trọng các hoạt động ngoài giờ làm, có thể tổ chức các mini teabreak cho mọi người quen hơn với mình và có thời gian chuyện trò, thể hiện sự thân thiện, hòa đồng của người quản lý với những nhân sự ở vị trí khác.

2. Bài học số 2: Ngay lập tức cần tạo giá trị tích cực cho sự hiện diện của bản thân

Là một người quản lý, khi tham gia vào bất kì một dự án hay môi trường mới, điều đầu tiên xảy ra là bạn sẽ muốn tạo nên sự thay đổi, đột phá so với người tiền nhiệm của mình. Tuy nhiên, khi một người mới tham gia có mong muốn đem lại sự thay đổi, ngay lập tức phản ứng đầu tiên của mọi người sẽ là quan ngại và lo lắng. Đây là cảm xúc rất bình thường của con người khi đối diện với việc những gì mình đã quen thuộc sẽ bị xáo trộn. Chính vì vậy, người quản lý cần ngay lập tức đem đến cảm giác tích cực cho mọi người để họ cảm thấy rằng sự thay đổi là để đem đến nhiều lợi ích hơn cho chính họ.

Tuy nhiên, nếu người quản lý còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm thì sự tín nhiệm sẽ không cao. Mọi người sẽ hoài nghi liệu người quản lý có thể đem lại thay đổi tích cực hay chỉ thêm vào khối lượng công việc của họ so với trước đây. Chính vì vậy, người quản lý nên chủ ý giúp các thành viên trong nhóm nhìn thấy được mặt lợi ích ngay trước khi thay đổi bắt đầu (lúc mọi người có thể đang bối rối nhưng vẫn để ngỏ cho bạn một cơ hội), khiến kế hoạch mới dễ được chấp nhận hơn.

Để bắt tay vào giúp mọi người cởi mở và đón nhận những thay đổi, người quản lý nên dành thời gian tìm hiểu công việc của mọi người đang làm, sau đó dành thời gian giải thích cho từng người hoặc tổ chức một buổi nói chuyện thân mật nhằm thể hiện sự quan tâm và hiểu biết của mình về công việc của mọi người. Tại buổi nói chuyện, hãy trình bày những thay đổi với mục tiêu và thước đo cụ thể, giúp mọi người theo dõi được quá trình thay đổi cũng như việc nó có hiệu quả hay không, và nhấn mạnh nếu thay đổi không hiệu quả thì sẽ sẵn sàng thay thế cũng như đón nhận phản ánh của từng cá nhân. Như vậy, mọi người thấy mình đều được tham gia vào quá trình và gắn bó với lợi ích của họ.

Trên đây là những kinh nghiệm đúc kết được sau lần đầu tôi làm PM cho một dự án ở ngoài công ty. Thoạt đầu đây dường như là những chia sẻ hết sức cơ bản, tuy nhiên do chủ quan với môi trường mới hoặc tính chất gấp rút của công việc, người quản lý thường tiến hành luôn công việc mà quên đi tầm quan trọng của công việc Ice breaker ban đầu. Tuy nhiên, Ice breaker là một công đoạn hết sức quan trọng giúp cho công việc sau này được suôn sẻ hơn và công việc nhóm vững mạnh hơn.

Đăng ký email tại đây để nhận được bài viết về công nghệ và khởi nghiệp của Innovatube hàng tuần.

Video liên quan

Chủ đề