Huyện chiêm hóa tuyên quang chủ yếu dân tộc gì năm 2024

Huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Lộc, nơi có con sông Gâm chảy qua theo hướng bắc nam, cách thành phố Tuyên Quang 68 km về hướng bắc.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Chiêm Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc (huyện lỵ) và 23 xã: Bình Nhân, Bình Phú, Hà Lang, Hòa An, Hòa Phú, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Bình, Linh Phú, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Tri Phú, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1954, huyện Chiêm Hóa có 30 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc và 29 xã: Bình An, Bình Nhân, Công Bình, Hòa An, Hòa Phú, Hồng Quang, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Quang, Kim Sơn, Linh Phú, Minh Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phú Thành, Phúc Hậu, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Thổ Bình, Tri Phương, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Ngày 26 tháng 12 năm 1970, Phủ Thủ tướng ban hành quyết định số 82-BT.Theo đó:

  • Hợp nhất 2 xã: Phúc Hậu và Kim Sơn thành xã Phúc Sơn.
  • Hợp nhất 2 xã: Tri Phương và Phú Thành thành xã Tri Phú.
  • Sáp nhập xóm Nà Mỏ của xã Công Bình vào xã Ngọc Hội.
  • Sáp nhập xóm Pắc Chài của xã Công Bình vào xã Vinh Quang.
  • Hợp nhất 2 xã: Kim Quang và Công Bình thành xã Kim Bình.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, sau khi tỉnh Tuyên Quang sáp nhập với tỉnh Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, thì huyện Chiêm Hóa thuộc tỉnh Hà Tuyên.

Ngày 19 tháng 11 năm 1985, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 267-HĐBT.Theo đó:

  • Chia xã Trung Hà thành 2 xã: Trung Hà và Hà Lang.
  • Chia xã Kiên Đài thành 2 xã: Kiên Đài và Bình Phú.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập từ tỉnh Hà Tuyên, huyện Chiêm Hóa thuộc tỉnh Tuyên Quang có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc và 28 xã: Bình An, Bình Nhân, Bình Phú, Hà Lang, Hòa An, Hòa Phú, Hồng Quang, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Bình, Linh Phú, Minh Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phúc Sơn, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Thổ Bình, Tri Phú, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Ngày 28 tháng 1 năm 2011, chuyển 3 xã: Bình An, Thổ Bình và Hồng Quang sang trực thuộc huyện Lâm Bình.

Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1262/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, chuyển 2 xã Minh Quang và Phúc Sơn về huyện Lâm Bình quản lý.

Huyện Chiêm Hóa có 1 thị trấn và 23 xã như hiện nay.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ “Nghị quyết số 1262/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thị trấn thuộc tỉnh Tuyên Quang”.
  • Tổng cục Thống kê
  • Huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
  • Thông tư 22/2013/TT-BTNMT ngày 03/09/2013 Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Tuyên Quang. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 30/08/2018.
  • Quyết định số 82-BT ngày 26/12/1970 của Phủ Thủ tướng về việc hợp nhất một số xã thuộc huyện Chiêm Hóa và huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang.
  • “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  • Quyết định số 267-HĐBT ngày 19/11/1985 về việc điều chỉnh hành chính một số xã, thị trấn thuộc các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa của tỉnh Hà Tuyên. Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành

Từ bao đời nay, Then đã trở thành một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống của người Tày. Then chính là tiếng lòng của người Tày, là sự kết hợp, hội tụ các yếu tố âm nhạc, các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc được thồi hồn vào trong đó. Những âm thanh trầm bổng của cây đàn tính quyện cùng điệu hát then ngọt ngào không chỉ là nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Tày mà đã trở thành món ăn tinh thần, đi sâu vào tiềm thức mỗi người cũng như gắn bó với cuộc sống thường ngày. Cũng bởi vậy mà đồng bào dân tộc Tày ở huyện Chiêm Hóa luôn có ý thức gìn giữ và truyền lại những làn điệu hát then đàn tính như một báu vật cổ truyền của dân tộc mình.

.jpg)

Anh Chu Văn Thạch, thôn Cuôn, xã Hà Lang.

Là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên trong những địa phương có truyền thống về các làn điệu then cọi. Từ nhỏ, anh Chu Văn Thạch, thôn Cuôn, xã Hà Lang đã được đắm mình trong những câu then, câu lượn của các cụ, các ông bà, cha mẹ. Những ngày lễ hội, chúc thọ hay lên nhà mới, anh Thạch thường được các cụ cho đi khắp các bản làng trong vùng nghe và học hát then. Cũng từ thửa đó, tiếng hát then đàn tính không biết đã ngấm vào anh từ lúc nào không hay biết. Những lời ca, tiếng đàn của Thạch luôn ca ngợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ca ngợi quê hương và con người Việt Nam. Anh Thạch cho biết, với niềm đam mê về ca hát, đặc biệt là những lời ca, tiếng hát then gắn với cây đàn tính của người dân tộc Tày. Tình yêu đó đã đưa anh đi nhiều miền của tổ quốc cũng như thế giới. Tin tưởng vào sự lựa chọn của mình hiện nay anh Thạch là một trong những lớp trẻ ở huyện Chiêm Hóa tích cực tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, là người lưu giữ, truyền lại cách đánh đàn cùng những lời then cọi cho đoàn viên thanh thiếu nhi và những người có niềm đam mê về tiếng đàn then. Ngoài ra, anh còn xưởng làm đàn tính ngay tại nhà, tạo thêm việc làm cho nhiều người trong bản, trong xã. Hình ảnh về anh Chu Văn Thạch luôn được nhiều người biết đến bởi anh đã đưa tiếng đàn then của người dân tộc Tày lan tỏa đến khắp mọi miền đất nước, cùng đoàn nghệ thuận dân tộc tỉnh Tuyên Quang đi biểu diễn tại nhiều nước trên thế giới.

Huyện chiêm hóa tuyên quang chủ yếu dân tộc gì năm 2024

Xưởng làm đàn tính của anh Chu Văn Thạch tạo việc làm cho nhiều người có niềm đam mê với hát then, đàn tính.

Từ thuở ấu thơ, tiếng hát của dân làng, của mẹ đã ngấm vào tâm hồn Nghệ nhân dân gian Hà Thuấn. Ông say sưa, gắn bó với hát Then và cây đàn Tính. Với ông, làm thế nào để tiếng đàn Tính, điệu Then của người Tày được đông đảo bạn bè bốn phương biết đến luôn là niềm mong ước trong ông. Có lẽ vì thế mà ông đã nhen nhóm, vun đắp, truyền lửa đam mê đến cho rất nhiều người, từ người trẻ đến cụ già, từ bản làng mình đến khắp các địa phương. Những lời ca tiếng hát của ông luôn được lớp trẻ hào hứng đón nhận, đánh thức ngọn lửa đam mê văn hóa truyền thống của dân tộc. Tiếng đàn Tính không biết tự bao giờ đã trở thành sợi dây kết nối mọi người từ trong bản làng tới mọi vùng miền, xây dựng nên sự gắn bó, tình yêu thương con người. Bao cây đàn Tính ông làm, bao tiết mục Then, Lượn do ông dàn dựng đã theo chân lớp lớp diễn viên đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh hòa thanh với dân ca các dân tộc khắp mọi miền đất nước. Dẫu tuổi đã cao nhưng với tình yêu những giá trị văn hóa của dân tộc, Nghệ nhân Hà Thuấn vẫn miệt mài ngày đêm sưu tầm, sáng tác nhiều bài then chỉ với mong muốn những làn điệu then tuyền thống của quê hương còn mai với thời gian.

Bằng sự nhiệt huyết của những người như Nghệ nhân Hà Thuấn hay Anh Chu Văn Thạch.., cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trải qua thời gian, với niềm tự hào đó, bao lớp thế hệ người dân tộc Tày ở huyện Chiêm Hóa nói riêng, đã và đang tiếp tục phát huy, lưu giữ được những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, để những làn điệu then, tiếng đàn tính luôn vang mãi theo thời gian, trở thành nét văn hóa đặc biệt riêng có của đồng bào dân tộc Tày nơi đây./.

Tuyên Quang chủ yếu là dân tộc gì?

Đến nay, toàn tỉnh có hơn 750 nghìn dân, trong đó 56% là đồng bào dân tộc thiểu số, 44% là người Kinh. Văn hóa giữa người bản địa và người Kinh có sự giao thoa khá lớn. Người dân tộc này lấy dân tộc kia, người Kinh lấy người dân tộc thiểu số, tạo ra một lớp người khỏe mạnh, thông minh, năng động.

Huyện Chiêm Hóa có bao nhiêu dân tộc?

Huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách trung tâm tâm tỉnh Tuyên Quang 67km. Diện tích 11.624 ha. Toàn huyện có 23 xã và 01 thị trấn, 287 thôn, tổ dân phố, dân số trên 134.090 người với 18 dân tộc cùng chung sống (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 78% dân số toàn huyện), mật độ dân số trung bình là 100 người /km2.

tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu dân tộc anh em phần lớn dân số của tỉnh thuộc các dân tộc nào?

* Dân tộc: Tuyên Quang có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 52% là người dân tộc thiểu số như: Dân tộc Tày 25,45 %; dân tộc Dao 11,38 %; dân tộc Sán Chay chiếm 8,0%; dân tộc Mông chiếm 2,16%; dân tộc Nùng chiếm 1,90%, dân tộc Sán Dìu chiếm 1,62%, các dân tộc thiểu số khác chiếm 1,28%.

Yên Sơn Tuyên Quang dân tộc gì?

Đồng bào dân tộc Mông xã Kiến Thiết (Yên Sơn) có nghề truyền thống làm bánh dày. Chị Đào Thị Thảo My, du khách đến từ Quảng Ninh đã rất xúc động và hào hứng khi được trực tiếp tận mắt chứng kiến người dân nơi đây biểu diễn những làn điệu hát Then, đàn tính, xem phụ nữ Mông thêu trang phục truyền thống...