Hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có 20 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), hằng năm huyện Yên Thế đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; đồng thời xây dựng và ban hành các kế hoạch, văn bản tập trung chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn. Đặc biệt là nhiều giải pháp đầu tư nâng chất lượng, mẫu mã cho nhóm hàng hóa chủ lực, đặc trưng, mang “thương hiệu” địa phương đã và đang được triển khai.

Hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP
Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP

Đến nay, toàn huyện có 15 sản phẩm nông nghiệp đã có nhãn hiệu được bảo hộ và quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ và 23 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. Nhờ đó, những mặt hàng, sản phẩm đặc sản hình thành từ chăn nuôi, trồng trọt được nâng tầm về chất lượng, mẫu mã, giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Sau hơn hai năm triển khai thực hiện, Chương trình đã được cấp ủy, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia. Các xã, thị trấn triển khai Chương trình OCOP theo quy mô khác nhau, đã xây dựng và phát triển nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa đa dạng, thể hiện sự sáng tạo của người dân; Các hoạt động hỗ trợ được tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, có chiều sâu, việc lựa chọn đăng ký sản phẩm, đơn vị tham gia đáp ứng yêu cầu, nội dung của Chương trình; Các sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng về chủng loại và đều có khả năng phát triển, được chuẩn hóa, nên rất thuận lợi cho việc đánh giá phân hạng sản phẩm; Chủ thể là HTX tham gia chiếm tỷ lệ cao, phù hợp với mục tiêu quan trọng của Chương trình OCOP là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và có nhiều thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp từ nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm để tham gia Chương trình; Sản phẩm của các đơn vị được khách hàng quan tâm, các nhà phân phối và nhiều đơn vị tham gia đã ký được hợp đồng phân phối với các siêu thị, đại lý. 

Với việc tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm huyện Yên Thế đã đạt được kết quả  khả quan. Toàn huyện đã có 23 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm 04 sản phẩm đạt 4 sao và 19 sản phẩm đạt 3 sao. Trong đó, nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu, chất lượng cung ứng cho các thị trường lớn như: Gà đồi Yên Thế, Giò gà, Chả gà của HTX Nông nghiệp Xanh Yên Thế, Chè xanh Bản Ven của HTX Thân Trường,… Ngoài ra, một số sản phẩm tiềm năng như: Cao Cà gai leo, cao xạ đen, cao đinh lăng của HTX Dược liệu Thiện Tâm Yên Thế; rượu ngô men lá Lộc Sơn, Bánh khảo Mộc Sơn, Rượu thóc men lá của HTX Nông nghiệp Mộc Sơn; Trà cà gai leo túi lọc của HTX Hằng Anh; sản phẩm Dầu thực vật - Dầu lạc Đại An,  Dầu mè đen của HTX Nông nghiệp Quang Duy; trà xạ đen Diệp Nhật của HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú…

Hưởng ứng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện, HTX Nông  nghiệp xanh Yên Thế đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và chuẩn hóa các sản phẩm OCOP. HTX có quy mô 20 thành viên với tổng đàn gà bình quân khoảng gần 20 nghìn con; có 87 hộ liên kết sản xuất VietGap, trong đó 55 hộ có chứng nhận VietGap, có hai hộ sản xuất chăn nuôi hữu cơ an toàn với quy mô 3.000/lứa/hộ. 

Ngoài 2 sản phẩm truyền thống là gà lông và gà qua giết mổ, mấy năm gần đây, HTX đã cho ra thị trường một số sản phẩm mới gồm: Giò gà, chả gà và thịt gà đóng túi hút chân không. Với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, các mặt hàng này đã được người tiêu dùng chấp nhận và dần khẳng định được chỗ đứng trên một số thị trường như: Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng,… Hằng tháng, HTX xuất bán ra thị trường từ 4 - 6 tấn gà lông, trên 3 tấn gà hút chân không, hơn 1,3 tấn giò và chả gà. Năm 2021, sản phẩm Chả gà của HTX nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao OCOP cấp tỉnh, đồng thời duy trì 2 sản phẩm đã đạt 4 sao từ năm 2019 đó là sản phẩm Gà hút chân không và Giò gà. Ngoài ra sản phẩm Chả gà còn đạt “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021” và sản phẩm Gà đóng gói hút chân không đạt “Sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021”. Năm 2022, HTX tiếp tục đăng ký 02 sản phẩm 5 sao OCOP là Chả gà và Giò gà.

Hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP
Sản phẩm OCOP 4 sao của HTX nông nghiệp xanh Yên Thế

Sản phẩm gà đồi Yên Thế đã quen thuộc với người tiêu dùng cả nước. Đến nay nhãn hiệu "Gà đồi Yên Thế" đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp tại 3 nước là: Trung Quốc, Singapore, Lào.

Ông Giáp Quý Cường - Giám đốc HTX nông nghiệp xanh Yên Thế chia sẻ: “Hiện tại HTX đã có 3 sản phẩm là Gà đóng gói hút chân không, chả gà và giò gà đạt OCOP 4 sao. Ngoài những sản phẩm trên thì HTX cũng đang sản xuất một số sản phẩm khác từ gà như: Gà ủ muối hoa tiêu, xúc xích gà. Hướng tới năm 2022, HTX sẽ thi tiếp mấy sản phẩm mới và sẽ nâng cấp lên 5 sao hai sản phẩm là Chả gà và Giò gà”.

Một trong những sản phẩm mới đạt 3 sao OCOP cấp tỉnh năm 2021 có sản phẩm Bánh khảo Mộc Sơn, một “sản vật vùng cao” - đặc sản mang truyền thống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào dân tộc Tày, Nùng Yên Thế từ lâu đời. Qua nghiên cứu, tìm tòi những bí kíp truyền thống của đồng bào dân tộc, HTX Mộc Sơn đã tạo nên những chiếc bánh khảo vừa có độ mịn, xốp, thơm lừng của bột nếp rang, vị ngọt thanh của đường và mật mía, vị ngậy thơm, bùi béo của nhân lạc, tất cả được hòa quyện với nhau tạo nên hương vị đặc trưng khó quên của món bánh cổ truyền này.

Với tâm huyết muốn kế thừa, giữ gìn, phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, HTX nông nghiệp Mộc Sơn đã quyết tâm xây dựng thương hiệu “Bánh khảo Mộc Sơn” như một sản vật vùng cao Yên Thế đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh việc chú trọng cải tiến trong từng khâu chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì thân thiện, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với những tiêu chí đáp ứng tiêu chuẩn, sản phẩm “Bánh khảo Mộc Sơn” đã đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh và được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021. Đồng thời sản phẩm Rượu thóc men lá Mộc Sơn cũng đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh đợt 2 năm 2021.

Hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP
Rượu men lá Lộc Sơn, sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bà Trịnh Thị Kim Dung - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh HTX nông nghiệp Mộc Sơn cho biết: “Để đạt tiêu chí đánh giá cho sản phẩm OCOP năm 2021 thì hiện nay chúng tôi chú trọng nâng cao về mặt chất lượng và sản phẩm bánh khảo Mộc Sơn đã đạt chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chí kiểm nghiệm đã được các cơ quan nhà nước kiểm nghiệm và đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Tiếp theo chúng tôi đã chú trọng nâng cao, cải thiện về mặt mẫu mã, bao bì nhãn mác và hoàn thiện cho sản phẩm, đảm bảo sản phẩm Bánh khảo Mộc Sơn khi đưa ra thị trường và đưa ra đánh giá phân hạng sản phẩm Ocop đều được hoàn thiện từ mặt bao bì, nhãn mác, tem truy xuất và chất lượng của sản phẩm đều đảm bảo an toàn. Hướng tới năm 2022 và 2025 thì HTX tiếp tục nâng cao chất lượng về sản phẩm, nâng hạng các sản phẩm OCOP đã đạt chuẩn 3 sao lên sản phẩm 4 sao”.

Chương trình OCOP thực sự đã đi vào thực tế và mang lại hiệu quả thiết thực trên địa bàn huyện. Với những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chương trình tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia đăng ký ý tưởng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm để nâng cao giá trị. Đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ; khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp lợi thế, đặc trưng thế mạnh. Đặc biệt, duy trì các sản phẩm OCOP đã được công nhận; nâng hạng và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, hướng đến chất lượng cao, sản xuất và tiêu thụ ổn định, bền vững, không dàn trải, làm theo phong trào.

Ông Nguyễn Văn Đông - Trưởng phòng NN&PTNT huyện: “Để tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn, huyện đã tập trung lồng ghép các nguồn lực, hỗ trợ các chủ thể phát triển các sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, phát huy tiềm năng thế mạnh thì huyện xác định tập trung: thứ nhất là nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; thứ hai là cải tiến bao bì, mẫu mã, tem nhãn; thứ ba là tập trung tiếp cận mở rộng thị trường sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh của địa phương như sản phẩm Gà đồi Yên Thế, Chè xanh bản Ven và các sản phẩm sơ chế, chế biến dược liệu và các sản phẩm có thế mạnh của huyện”.

Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP của huyện và hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm. Phấn đấu năm 2022 phát triển 3-5 sản phẩm mới đạt từ 3 sao trở lên, nâng hạng sao 1-2 sản phẩm OCOP đã được công nhận trong các năm từ 2019 đến 2021; phát triển sản phẩm mới, rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm chế biến, chế biến sâu, truyền thống…

                                                                Quang Huy 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

   - Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định số 1166/QĐ- UBND ngày 29/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình trên địa bàn huyện.

   - Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2021 và định hướng đến năm 2025 là căn cứ để các ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

2. Yêu cầu

   - Bám sát quan điểm, định hướng về Chương trình OCOP của tỉnh và điều kiện thực tế của địa phương, xác định rõ nội dung và nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn phải xem đây là Chương trình phát triển kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư.

   - Các ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan bổ sung nội dung, nhiệm vụ triển khai Chương trình OCOP vào chương trình công tác trọng tâm của đơn vị, địa phương để tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. Đồng thời thực hiện và nghiên cứu đề xuất phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn huyện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

   - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.

   - Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP từ huyện đến xã, thị trấn; áp dụng đồng bộ các chính sách để thực hiện hiệu quả Chương trình. Trong đó, chú trọng nâng cao vai trò cấp cơ sở trong phát triển các sản phẩm thế mạnh của vùng và vai trò chủ thể của người dân, cộng đồng, doanh nghiệp theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

2. Mục tiêu cụ thể

   - Có ít nhất 4/7 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có sản phẩm đăng ký tham gia. Mỗi địa phương lựa chọn 1-2 sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển theo Chương trình OCOP.

   - Tổ chức 01 lớp tập huấn về Chương trình OCOP.

   - Đào tạo tập huấn cho 100% cán bộ quản lý Chương trình, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.

   - Có từ 01 - 03 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đạt 3 sao.

   - Hoàn thành việc thành lập hệ thống OCOP cấp huyện và cơ sở.

III. NỘI DUNG

1. Đối tượng thực hiện

a) Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 06 nhóm, bao gồm:

   - Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.

   - Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn.

   - Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.

   - Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.

   - Lưu niệm - nội thất - trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.

   - Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu...

b) Chủ thể thực hiện:

   - Hợp tác xã, tổ hợp tác.

   - Các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

   - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ):

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

   + Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

   + Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

   + Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình OCOP

a) Nội dung tuyên truyền: Tổ chức tuyên truyền cho toàn thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện về mục đích, ý nghĩa chương trình OCOP với các nội dung như: ý nghĩa, mục tiêu của Chương trình OCOP; bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về triển khai OCOP; vai trò, trách nhiệm, phân công, phân cấp trong bộ máy OCOP; chu trình OCOP thường niên; bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm; quyền lợi của sản phẩm được chứng nhận OCOP cấp tỉnh....

b) Hình thức tuyên truyền: Triển khai thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau: bản tin, trên hệ thống truyền thanh, trang thông tin điện tử huyện, tờ rơi...

c) Đơn vị thực hiện: Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh, Phòng Kinh tế và UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, tài liệu tuyên truyền.

d) Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2021.

3. Xây dựng hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình OCOP

a) Bộ máy cấp huyện:

   - Cơ quan chỉ đạo: Lồng ghép nhiệm vụ trong Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện.

   - Cơ quan thường trực là Phòng Kinh tế.

   - Thành lập Tổ OCOP cấp huyện.

   - Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp huyện.

b) Bộ máy cấp cơ sở:

   + Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

   + Cán bộ thường trực: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho 01 công chức tham mưu triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn cấp cơ sở.

c) Đơn vị thực hiện: Phòng Kinh tế.

d) Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2021.

4. Tổ chức hội nghị triển khai

a) Nội dung: Quy trình triển khai Chu trình OCOP thường niên; Các khái niệm cơ bản về Chương trình OCOP, hệ thống tổ chức OCOP và nhân sự; Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; công tác quản lý, triển khai Kế hoạch; hướng dẫn đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP hàng năm.

b) Đối tượng tham gia: Lãnh đạo UBND huyện; thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm của huyện; lãnh đạo các ban ngành liên quan; lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và cán bộ phụ trách OCOP; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ kinh doanh có tiềm năng về sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

Mời dự: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục Phát triển nông thôn.

c) Đơn vị thực hiện: Phòng Kinh tế.

d) Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2021.

5. Tổ chức đăng ký, lựa chon ý tưởng sản phẩn và tiếp nhận hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP

5.1. Tổ chức đăng ký sản phẩm

a) Nội dung: Triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hợp tác xã, tổ hợp tác; Các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình.

b) Đơn vị thực hiện: Phòng Kinh tế; UBND các xã, thị trấn.

c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 3-4/2021.

5.2. Tổ chức lựa chọn ý tưởng sản phẩm

a) Nội dung: UBND các xã, thị trấn tiếp nhận phiếu đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình năm 2021 của các tổ chức kinh tế, xem xét hướng dẫn hoàn thiện, sau đó gửi về cơ quan thường trực Chương trình cấp huyện (Phòng Kinh tế) để tổng hợp, tổ chức đánh giá, lựa chọn các phiếu/sản phẩm khả thi, đầy đủ thông tin lập danh sách (kèm phiếu đăng ký) gửi lên Phòng Kinh tế để tổ chức xét chọn sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

b) Đơn vị thực hiện: Phòng Kinh tế; UBND các xã, thị trấn.

c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 4-5/2021.

6. Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ chức kinh tế

a) Nội dung: Xây dựng phương án kinh doanh (các loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh; kiến thức về thị trường và Makerting sản phẩm hàng hóa và sản phẩm OCOP; cấu trúc Phương án kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính và nội dung sản xuất kinh doanh…) Tập huấn phát triển kinh tế cộng đồng phương pháp phát triển, cải tiến sản phẩm; thành lập và phương pháp quản lý, vận hành các loại hình tổ chức kinh tế: Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ nhóm; kỹ năng tiếp thị sản phẩm. Tài chính doanh nghiệp nâng cao. Chỉ dẫn và kết nối sử dụng các nguồn lực. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho thành viên các tổ chức kinh tế trong quá trình tham gia Chương trình; Tập huấn, tư vấn phát triển sản phẩm (tập huấn cho các tổ chức kinh tế về thực hiện phân tích thị trường, cung cầu sản phẩm; phân tích điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm; đánh giá rủi ro trong phát triển và thương mại hóa sản phẩm; xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa sản phẩm, phương pháp, kiến thức thiết kế hoàn thiện bao bì, nhãn hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng câu chuyện sản phẩm... kết nối thị trường, kết nối với các nhà cung ứng đầu vào).

b) Đơn vị thực hiện: Đề nghị Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp; UBND huyện; đơn vị tư vấn.

c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 6-9/2021.

7. Tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm

a) Nội dung: Tổ chức đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành kế hoạch; thành lập Hội đồng, Tổ thư ký). Đề xuất các sản phẩm đạt điểm tiềm năng từ 3 sao tham dự kỳ đánh giá, công nhận ở cấp tỉnh.

b) Đơn vị thực hiện: Hội đồng đánh giá cấp huyện; Phòng Kinh tế.

c) Đơn vị phối hợp: Chi cục Phát triển nông thôn.

d) Thời gian thực hiện: Tháng 9-10/2021.

8. Tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá Chương trình OCOP

a) Nội dung: Đánh giá kết quả triển khai Chương trình OCOP năm 2021, phương hướng triển khai năm 2022.

b) Đơn vị tham mưu thực hiện: Phòng Kinh tế.

c) Thời gian thực hiện: Dự kiến trong tháng 11/2021.

9. Về khoa học công nghệ

   - Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP.

   - Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

   - Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP.

10. Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

   - Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX trong huyện tham gia Hội chợ triển lãm trong huyện, tỉnh và các tỉnh.

   - Tổ chức khu gian hàng trưng bày, triển lãm các sản phẩm đặc trưng của huyện tại các Hội chợ lớn, để đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của tỉnh nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

   - Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kết nối với các trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán hàng để bán sản phẩm OCOP.

   - Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm, chứng chỉ quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.