Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu năm 2024

Ông Nguyễn Tuấn Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) hỏi: Tôi muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì cần phải làm thủ tục gì? Tôi có được in lại thẻ giấy không?

Người dân đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ảnh: Hà Anh

Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội trả lời:

Hồ sơ đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh gồm:

- Tờ khai TK01 – TS

- Thẻ BHYT cũ còn giá trị.

Về việc in lại thẻ: Theo Công văn số 384/BHXH-CSXH ngày 31 tháng 1 năm 2018, từ năm 2019, sẽ không in, cấp mới thẻ bảo hiểm y tế, đồng thời trên thẻ bảo hiểm y tế cũng không còn ghi thời hạn sử dụng của thẻ mà chỉ ghi ngày bắt đầu có giá trị sử dụng.

Tuy nhiên trường hợp thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vẫn thực hiện cấp đổi thẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế.

Hiện nay cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) có triển khai ứng dụng VssID-BHXH số, người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cài đặt và sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT mà không cần phải xuất trình thẻ BHYT giấy.

1. Việc đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu được thực hiện vào ngày 01 đến ngày 10 của tháng đầu mỗi quý, vì vậy, vào những ngày này anh/chị có nhu cầu thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT sẽ thực hiện theo hướng dẫn sau: - Đối tượng đăng ký thẻ BHYT qua doanh nghiệp nơi đang làm việc: liên hệ phòng nhân sự hoặc phòng y tế tại doanh nghiệp để thay đổi nơi KCB ban đầu. - Các đối tượng hưu trí, trẻ em, người có công với cách mạng, người mất sức lao động, người hưởng bảo trợ xã hội: đến cơ quan BHXH quận, huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xin thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu. - Đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình: đến đại lý thu BHYT và đăng ký lại nơi KCB BHYT ban đầu.2. Trình tự, thủ tục thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu ghi trên thẻ BHYT thực hiện như câu 20

Qua kiểm tra, hiện nay Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Khánh Hòa không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh độc lập mà chỉ là một bộ phận trực thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Do đó, BHXH tỉnh Khánh Hòa không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Khánh Hòa nên ông không thể đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại đây.

Trường hợp ông đã đăng ký tạm trú tại TP. Nha Trang và muốn chuyển nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu về TP. Nha Trang thì vào tháng đầu của mỗi quý, mời ông đến cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ (tại tỉnh Bình Thuận) để được hướng dẫn thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu về một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn TP. Nha Trang theo hướng dẫn của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh thì người có thẻ BHYT có nhu cầu thay đổi nơi KCB ban đầu sẽ được thay đổi để phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB ban đầu. Trong trường hợp người có thẻ BHYT có nhu cầu thay đổi nơi KCB ban đầu thì sẽ làm thủ tục thay đổi nơi KCB ban đầu gửi cho cơ quan BHXH để được thay đổi. Vậy nơi KCB nào còn được đăng ký và thủ tục, quy trình thay đổi nơi KCB như thế nào thì iCare Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu năm 2024

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về việc đăng ký KCB như sau:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”

1. Danh sách nơi KCB ban đầu quý 3/2022.

Danh sách những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào còn chỉ tiêu đăng ký để người tham gia lựa chọn thay đổi nơi KCB ban đầu sao cho phù hợp và thuận tiện nhất để đi khám bệnh, chữa bệnh.

– Danh sách nơi KCB ban đầu quý 3/2022 tại Hà Nội xem tại: https://tokhaibaohiem.vn/so-luong-the-bhyt-dang-ky-kcb-ban-dau-nam-2022-o-ha-noi/

– Danh sách nơi KCB ban đầu quý 3/2022 tại TP Hồ Chí Minh xem tại: https://tokhaibaohiem.vn/danh-sach-co-so-kcb-bhyt-nhan-dang-ky-kcb-ban-dau-quy-3-2022-tai-tp-hcm/

2. Thủ tục thay đổi nơi KCB ban đầu.

– Thời gian làm hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu: Theo quy định tại khoản 2, Điều 26 của Luật BHYT 2008 có quy định: Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Vậy vào các tháng đầu tiên của mỗi quý, cụ thể là tháng 1,4,7,10 thì người tham gia BHYT có nhu cầu thay đổi nơi KCB thì làm hồ sơ thay đổi gửi cho cơ quan BHXH.

Đối với người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thu thì nơi nộp hồ sơ là bảo hiểm xã hội cấp huyện.

Người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp hồ sơ tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

– Thành phần hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).

– Trình tự thực hiện:Đối với hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu thì trình tự thực hiện được BHXH VN quy định như sau:

+ Bước 1: Lập hồ sơ kê khai

+ Bước 2: Gửi hồ sơ

+ Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định

+ Bước 4: Nhận kết quả giải quyết.

Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu năm 2024

– Cách thức nộp hồ sơ:

Người tham gia BHYT có thể nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH qua các cách thức khác nhau. Trong đó có các cách như sau:

+ Nộp qua giao dịch điện tử

+ Nộp qua bưu chính

+ Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH

– Thời hạn giải quyết hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu:

Theo khoản 3 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp thay đổi thông tin thẻ bảo hiểm y tế được giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Hiện nay, người tham gia bảo hiểm y tế tiến hành thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không phải thanh toán bất cứ chi phí nào.

3. Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT:

Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”

Như vậy, trong thời gian chờ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế nếu xuất trình được giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh.

Trên đây là những phân tích của iCare Việt Nam đối với thủ tục quy trình thay đổi nơi KCB ban đầu trên thẻ BHYT. Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 15 12 để được tư vấn.