Hướng dẫn sách toán lớp 5 tập 2a bài tập

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động thực hành

Câu 1: Trang 8 VNEN toán 5 tập 1

Chơi trò chơi “ ghép thẻ”:

Câu 2: Trang 8 VNEN toán 5 tập 1

Thảo luận để điền dấu (> = < ) thích hợp vào chỗ chấm:

  1. $\frac{2}{7}$ ... $\frac{5}{7}$ ; $\frac{3}{4}$ ... $\frac{1}{4}$ ; $\frac{5}{13}$ ... $\frac{5}{13}$
  1. $\frac{5}{6}$ ... $\frac{2}{3}$ ; $\frac{3}{4}$ ... $\frac{5}{13}$ ; $\frac{8}{20}$ ... $\frac{2}{5}$

Câu 3: Trang 8 VNEN toán 5 tập 1

  1. Thảo luận nội dung cần điền tiếp vào chỗ chấm và nghe thầy (cô) hướng dẫn:

Trong hai phân số cùng mẫu số:

  • Phân số có tử số bé hơn thì ………
  • Phân số có tử số lớn hơn thì ……….
  • Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó ……….
  • Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta …….. mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các ….. của chúng.
  1. Thảo luận với bạn để điền từ “ bé hơn”, “lớn hơn” hoặc “bằng” vào chỗ chấm trong các nhận xét sau cho đúng:

Nhận xét 1:

  • Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó ………. 1
  • Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó ……….. 1
  • Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó ……….. 1

Nhận xét 2: Trong hai phân số có cùng tử số:

  • Phân số có mẫu số bé hơn thì …………
  • Phân số có mẫu số lớn hơn thì ………..

Câu 4: Trang 9 VNEN toán 5 tập 1

Điền dấu < = >:

  1. $\frac{3}{10}$ ... $\frac{7}{10}$ $\frac{5}{8}$ ... $\frac{3}{8}$ $\frac{25}{31}$ ... $\frac{19}{31}$
  1. $\frac{7}{8}$ ... $\frac{5}{6}$ $\frac{2}{5}$ ... $\frac{3}{7}$ $\frac{1}{4}$ ... $\frac{1}{6}$
  1. $\frac{2}{5}$ .... 1 $\frac{7}{6}$ ... 1 $\frac{21}{21}$ .... 1
  1. $\frac{7}{6}$ ... $\frac{7}{3}$ $\frac{12}{17}$ ... $\frac{12}{13}$ $\frac{2}{3}$ ... $\frac{2}{5}$

Câu 5: Trang 9 VNEN toán 5 tập 1

  1. Viết các phân số $\frac{2}{3}$; $\frac{3}{7}$; $\frac{5}{9}$ theo thứ tự từ bé đến lớn
  1. Viết các phân số $\frac{5}{18}$ ; $\frac{4}{3}$ ; $\frac{5}{6}$ theo thứ tự từ lớn đến bé

B. Hoạt động ứng dụng

Mẹ Linh dùng $\frac{2}{5}$ diện tích của mảnh vườn để trồng hoa và dùng $\frac{1}{4}$ diện tích của mảnh vườn để trồng rau thơm. Em hãy so sánh diện tích trồng rau thơm với diện tích trồng hoa xem diện tích nào lớn hơn.

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 78: Em ôn lại những gì đã học - Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 56, 57, 58 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 3 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

\>> Bài trước: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 77: Thể tích hình lập phương

Bài 78 em ôn lại những gì đã học

A. Hoạt động thực hành bài 78 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 56 sách VNEN toán 5

Chơi trò chơi tiếp sức

Tiếp nối nhau nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích, chu vi mặt đáy.... của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, chẳng hạn:

  1. Viết một ví dụ bất kì rồi đố bạn tính. Chẳng hạn : Tính thể tích của hình lập phương cạnh 3cm.

Đáp án

  1. Thể tích hình lập phương đó là :

3 × 3 × 3 = 27 (cm3)

Câu 2: Trang 57 sách VNEN toán 5

Một hình lập phương có cạnh 1,5dm. Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.

Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc :

• Muốn tính diện tích một mặt ta lấy cạnh nhân với cạnh.

• Muốn tính diện tích toàn phần ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.

• Muốn tính thể tích ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Đáp án

Diện tích một mặt của hình lập phương là:

1,5 x 1,5 = 2,25 (dm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

2,25 x 6 = 13,5 (dm2)

Thể tích của hình lập phương là:

1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (dm3)

Đáp số: Diện tích một mặt 2,25 dm2

Diện tích toàn phần 13,5 dm2

Thể tích 3,375 dm3

Câu 3: Trang 57 sách VNEN toán 5

Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Hình hộp chữ nhật

(1)

(2)

(3)

Chiều dài

11cm

7/2dm

2,5m

Chiều rộng

6,5cm

3,2dm

3/8m

Chiều cao

5/6cm

4dm

5,3m

Diện tích mặt đáy

Diện tích xung quanh

Thể tích

Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc :

• Muốn tính diện tích mặt đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

• Muốn tính diện tích xung quanh ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.

• Muốn tính thể tích ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

Đáp án

Hình hộp chữ nhật

(1)

(2)

(3)

Chiều dài

11cm

7/2dm = 3,5dm

2,5m

Chiều rộng

6,5cm

3,2dm

3/8m= 0,375m

Chiều cao

5/6cm = 0,83

4dm

5,3m

Diện tích mặt đáy

71,5cm2

11,2dm2

0,9375m2

Diện tích xung quanh

29,05cm2

53,6dm2

30,475m2

Thể tích

59,345cm3

44,8dm3

4,97m3

Câu 4: Trang 57 sách VNEN toán 5

Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật sau khi cắt bỏ một hình lập phương cạnh 4dm, hình còn lại có kích thước như hình bên. Tính thể tích phần gỗ còn lại.

Phương pháp giải:

- Tính thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ban đầu = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.

- Tính thể tích khối gỗ hình lập phương đã cắt đi = cạnh × cạnh × cạnh.

- Thể tích phần gỗ còn lại = thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ban đầu − thể tích khối gỗ hình lập phương đã cắt đi.

Đáp án

Thể tích phần gỗ lúc ban đầu chưa cắt bỏ là:

V = 8 x 6 x 5 = 240 (dm3)

Thể tích phần bị cắt bỏ là:

V= 4 x 4 x 4 = 64 (dm3)

Vậy thể tích khúc gỗ còn lại sau khi cắt bỏ là:

240 - 64 = 176 (dm3)

Đáp số: 176 dm3

Câu 5: Trang 57 sách VNEN toán 5

Chơi trò chơi "tìm tỉ số phần trăm".

Em viết một phân số hoặc một số thập phân rồi đố bạn viết số đó dưới dạng tỉ số phần trăm, chẳng hạn:

Đáp án

  • 4/5= 0,8 = 80%
  • 1/5= 0,2 = 20%
  • 2/5= 0,4 = 40%
  • 4/8= 0,5 = 50%
  • 3/5= 0,6 = 60%

Câu 6: Trang 58 sách VNEN toán 5

  1. Theo cách tính của bạn Nam (sgk), hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để 32,5% của 360

......của 360 là.........

......của 360 là.........

......của 360 là.........

Vậy 32,5% của 360 là........

  1. Hãy tính 45% của 680 và nêu cách tính

Đáp án

  1. 32,5% của 360:
  • 20% của 360 là 72
  • 10% của 360 là 36
  • 2% của 360 là 7,2
  • 0,5% của 360 là 1,8

Vậy 32,5% của 360 là: 72 + 36 + 7,2 + 1,8 = 117

  1. 45% của 680
  • 40% của 680 là 272
  • 5% của 680 là 34

Vậy 45% của 680 là: 272 + 34 = 306

Câu 7: Trang 58 sách VNEN toán 5

Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương A và B là 2 : 3

  1. Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương bé?
  1. Tính thể tích của hình lập phương lớn

Phương pháp giải:

- Tìm tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé rồi viết dưới dạng tỉ số phần trăm.

- Muốn tìm thể tích hình lập phương lớn ta lấy thể tích hình lập phương bé nhân với tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé.

Đáp án

  1. Tỉ số phần trăm của hình lập phương lớn so với hình lập phương bé là:

3: 2 = 1,5 = 150%

  1. Vậy thể tích của hình lập phương lớn là:

(64 x 150) : 100 = 96 (cm3)

Đáp số: 96 cm3

B. Hoạt động ứng dụng bài 78 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 58 sách VNEN toán 5

Người ta đổ cát vào một cái hố hình chữ nhật chiều dài 50dm, chiều rộng 30dm và chiều sâu 50dm. Hãy tính xem phải đổ vào bao nhiêu khối cát (biết rằng 1m3 gọi tắt là 1 khối) thì đầy cái hố đó.

Phương pháp giải

- Tính thể tích của cái hố ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Chủ đề