Hướng dẫn nuôi bồ câu pháp

Nuôi chim Bồ Câu Pháp được xem là mô hình chăn nuôi phù hợp với diện tích nhỏ. Giống chim bồ câu Pháp được nuôi nhiều hiện nay có 2 dòng, đó là dòng Mimas và dòng Titan. Cách nhận biết 2 dòng chim bồ câu này như sau:

  • Dòng chim bồ câu Pháp Mimas còn gọi dòng bồ câu “siêu lợi”. Con giống có đặc điểm hình thái là vai nở, chân ngắn, chân đỏ hồng, lông màu trắng đồng nhất. Chim mới nở đạt khối lượng trung bình 16 gram/con, 28 ngày tuổi nặng 582 – 585 gram, 6 tháng tuổi đạt 653 gram, 1 năm tuổi đạt 690 gram/con. Khả năng sản xuất của 1 cặp chim bố mẹ trong 1 năm được  16 – 17 chim non Khoảng cách trung bình giữa 2 lứa đẻ là 35 – 40 ngày.
  • Dòng chim bồ câu Pháp Titan còn gọi là dòng bồ câu “siêu nặng”. Con giống có đặc điểm hình thái chân ngắn, vai nở. Màu sắc lông đa dạng (trắng, đốm, xám, nâu), trong đó, màu xám chiếm 20%, trắng chiếm 12%, nâu 12% và đốm (4%). Chim mới nở có khối lượng trung bình 17 gram/con, 28 ngày tuổi nặng 647gram, 6 tháng tuổi đạt 677gram, 1 năm tuổi đạt 695gram. Khả năng sản xuất của 1 cặp chim bố mẹ trong 1 năm được 12 – 13 chim non. Thời gian trung bình giữa 2 lứa đẻ từ 40 ngày trở lên.

Hướng dẫn nuôi bồ câu pháp

Sau đây là kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp sinh sản và thương phẩm.
1/ Kỹ thuật chọn giống chim bồ câu Pháp

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu như chim khỏe mạnh, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật.

Bà con nên mua loại chim giống đạt từ 4 – 5 tháng tuổi. Lúc đó Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

2/ Kỹ thuật làm Chuồng nuôi chim bồ câu Pháp

Kính thưa bà con, Yêu cầu đối với chuồng nuôi chim bồ câu là phải có độ sáng của ánh nắng mặt trời nhưng tránh nắng trực tiếp vào lồng nuôi chim, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3- 4h ngày.

Hiện có 3 mô hình bà con có thể lựa chọn để nuôi chim bồ câu, đó là mô hình chăn thả tự nhiên, mô hình nuôi bán công nghiệp và mô hình nuôi công nghiệp
  • Với mô hình chăn thả tự nhiên,  chim bồ câu được thả tự do, chim tự tìm thức ăn ngoài thiên nhiên nên người nuôi sẽ ít tốn công chăm sóc, giảm được chi phí về thức ăn, chất lượng thịt chim cũng ngon hơn. Nhược điểm lớn nhất của phương thức này là chim dễ lây lan dịch bệnh từ môi trường bên ngoài và cũng rất khó kiểm soát đàn, do đó phương thức này chỉ phù hợp với bà con nuôi quy mô nhỏ.
  • Còn mô hình nuôi bán công nghiệp là chim bồ câu vẫn được thả nuôi tự do trong chuồng nuôi có lưới hoặc tương bao bên ngoài sao chim không thoát ra ngoài tự nhiên được. Ưu điểm của phương thức này là  giúp người chăn nuôi dễ kiểm soát đàn, nhân giống, dễ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của chim, tăng khả năng phòng ngừa bệnh do không gian nuôi khép kín, chim phát triển nhanh, thu được hiệu quả kinh tế cao, chi phí nuôi thấp hơn kiểu công nghiệp, tuy nhiên tốn diện tích hơn.
  • Với mô hình nuôi công nghiệp, nuôi chim nhốt hoàn toàn có rất nhiều ưu điểm như: sạch sẽ , tốt ít diện tích,  giảm được chi phí thức ăn, tỷ lệ ấp nở cao,  ít tốn công vệ sinh,  quản lý đàn chặt chẽ và cho hiệu quả kinh tế cao. Nhược điểm là tốn thêm công chăm sóc , đầu tư ban đầu cao hơn , chim yếu hơn nuôi tự nhiên.

Khi nuôi chim bồ câu kinh doanh, NongLam.NET khuyến khích bà con lựa chọn nuôi theo mô hình bán công nghiệp và công nghiệp. Dưới đây là một số hướng dẫn về chuồng trại nuôi chim bồ câu theo kiểu công nghiệp.

Trong chuồng nuôi chim bồ câu, bà con nên chia thành các dãy nuôi như: dãy nuôi bồ câu sinh sản, dãy nuôi bồ câu giai đoạn chim dò hậu bị làm giống

Chim bồ câu nuôi kiểu công nghiệp được nuôi nhốt hoàn toàn trong các lồng nuôi, kích thước lồng nuôi như sau: chiều cao 50cm, chiều sâu 60 cm, chiều rộng 50 cm hoặc kích thước tất cả các chiều cao – rộng – sâu đều là 50 cm. Vật liệu làm lồng nuôi có thể làm bằng tre, gỗ hay lưới sắt,…Hiện nay đa số các trại nuôi bồ câu đều chọn lồng sắt inox để nuôi bồ câu. Ngoài lồng nuôi chim, bà con cần trang bị thêm máng ăn, máng uống, ổ đẻ,…cho chim bồ câu, các dụng cụ nuôi chim này hiện nay đều có bán trên thị trường. Nếu có đủ vốn để đầu tư bà con có thể làm máng ăn, máng uống tự động, hệ thống dọn phân tự động, như vậy sẽ không mất nhiều nhân công để chăm sóc và vệ sinh chuồng nuôi chim bồ câu.

Cách đặt các lồng nuôi chim bồ câu như sau: Chiều cao đặt các lồng nuôi có thể cao từ 2 -3 m, với chiều cao này có thể xếp được 3 tầng lồng nuôi, mỗi tầng cách nhau 5 – 10 cm, ở giữa các tầng đặt các tấm bìa cát tông hoặc tấm nhựa để hứng phân chim. Trong cùng một tầng có thể xếp 2 hàng lồng cạnh nhau, Các lồng nuôi đặt cách mặt đất từ 30 – 50 cm so với nền chuồng. Cứ 100 lồng nuôi cần diện tích khoảng 60 m2.

Mời bà con xem tiếp 4 bước kỹ thuật còn lại ở trong video sau đây

Xem thêm:

Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản – Camnangnuoitrong

Chim bồ câu đã được con người thuần dưỡng từ rất sớm. Ngày trước người ta thường nuôi bồ câu chủ yếu là để làm phương tiện truyền thư. Hiện nay, bồ cầu nhà được nuôi như một loại gia cầm để lấy thịt, hoặc dùng làm bồ câu cảnh.

Trên thị trường, thịt bồ câu được người tiêu dùng tiêu thụ khá nhiều. Bởi lẽ, thịt bồ câu có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, cũng như đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con những cách nuôi bồ câu sinh sản đạt được hiệu suất cao nhất.

Hướng dẫn nuôi bồ câu pháp
Kỹ thuật nuôi chim Bồ Câu sinh sản đúng kỹ thuật

1. Đặc điểm của chim Bồ Câu

Để các bạn có thêm kiến thức khi nuôi chim bồ câu sinh sản. Thì đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin cần biết về chim bồ câu giúp bạn nắm rõ hơn về chúng. Từ đó có cách nuôi chúng đạt chất lượng cao hơn.

1.1 Nguồn gốc của chim Bồ Câu

Trước khi được thuần dưỡng trở thành bồ câu nhà, thì chim bồ câu có nguồn gốc từ vùng Đông Nam nước Pháp và Đông Nam nước Bỉ. Để đáp ứng nhu cầu nuôi lấy thịt, qua nhiều lần lai tạo loài bồ câu này có kích thước đủ lớn.

1.2 Thức ăn cho chim Bồ Câu

Thông thường thức ăn cho chim Bồ Câu là các loại cám viên tổng hợp cho chim. Ngoài ra cũng có thể cho bồ câu sử dụng các loại đỗ: đen, tương, xanh,… hoặc các loại ngũ cốc, thóc, ngô,… Đối với các hộ nuôi bồ câu với số lượng lớn cần đảm bảo cung cấp thêm các loại thức ăn có chứa khoáng Premix, Nacl, sỏi ( làm hệ tiêu hóa của bồ câu ổn định hơn).

1.3 Chế độ ăn cho Bồ Câu sinh sản

Người nuôi nên cho chim ăn vào những giờ cố định, với tần suất 2 đến 3 lần trên ngày. Lượng thức ăn khoảng 1 phần 10 trọng lượng cơ thể của bồ câu. Nhưng đối với bồ câu sinh sản, chế độ ăn này cần có sự thay đổi,cần đảm bảo lượng protein trong thức ăn.

– Sau sinh sản, những chú bồ câu đang trong giai đoạn nuôi con non, bà con cần tăng lượng thức ăn cho bồ cầu khoảng từ 125 đến 130g thức ăn cho một cặp bồ câu trên ngày

– Đối với bồ câu không nuôi con, người nuôi có thể giảm lượng thức ăn hằng ngày của chúng.

1.4 Làm chuồng cho chim Bồ Câu sinh sản

Nhà nuôi chim hãy lựa chọn cho những chú chim bồ câu sinh sản nơi thoáng đãng, khô ráo, có ánh sáng mặt trời. Bồ câu ưa sạch sẽ, vì vậy chuồng của chúng cũng nên ở một nơi không ẩm ướt hay dơ bẩn.

2. Kỹ thuật chọn chim Bồ Câu giống

Chọn bồ câu trống: Ưu tiên chọn những con trống đầu thô, thân hình to, linh hoạt. Bộ lông mượt mà, xương chậu có khoảng cách hẹp.

Chọn bồ câu mái: Để biết chim mái có để nhiều hay không, nên nhìn vào xương chậu của chúng. Ngược lại so với cách chọn chim trống, thì nên chọn những con mái có khoảng cách xương chậu rộng, đầu nhỏ và thân hình thanh.

Để lựa chọn được chim bố mẹ chuẩn, trước tiên các bạn cần phân biệt chim Bồ Câu trống mái chính xác. Khi lựa chọn chim bố mẹ tốt sẽ cho ra đời những lứa chim non có chất lượng cao.

Hướng dẫn nuôi bồ câu pháp
Nuôi chim Bồ Câu sinh sản rất đơn giản

3. Cách nuôi chim Bồ Câu sinh sản

Sau 6 tháng nuôi bồ câu, chúng sẽ bắt đầu bước vào kỳ sinh sản. Mỗi cặp bồ cầu cho ra 7 đến 8 lứa trên một năm, mỗi lứa cách nhau khoảng 40 đến 45 ngày.

Bước đầu tiên trong quá trình sinh sản của bồ câu là cần tiến hành ghép đôi giữa chim mái và chim trống. Chúng cần có thời gian để làm quen với chuồng và ổ.

Người nuôi cần chuẩn bị rơm khô, sạch sẽ để lót trong ổ chuẩn bị cho bồ câu sinh sản. Sau khi để trứng, nên để chim bồ câu ấp ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào, ánh nắng hay gió lùa. Việc này nhằm mục đích tránh để chim xao nhãng việc ấp trứng.

Sau khoảng 16 đến 17 ngày ấp trứng, người nuôi sẽ đón chào những chú bồ câu non. Trong vòng 18 đến 20 ngày chim non đã nở, người nuôi cần thay lót ổ thường xuyên ( 2 đến 3 lần trên ngày). Tác dụng của việc này là giảm tối thiểu những mầm mống gây bệnh cho bồ câu non.

Mỗi lứa bồ câu mẹ chỉ đẻ hai trứng, trứng thứ nhất đẻ vào buổi chiều và cách 2 ngày sau bồ câu sẽ đẻ trứng thứ 2. Cũng có trường hợp bồ câu mẹ đẻ 3 trứng, nhưng rất ít. Chim con được 3 tuần tuổi, thì chim mẹ lại chuẩn bị vào kỳ sinh sản tiếp theo.

4. Lưu ý khi nuôi chim Bồ Câu sinh sản

Khi snh sản bồ câu cần có một không gian thật thoải mái, để trong quá trình ấp trứng sẽ hạn chế việc vỡ trứng khi bồ câu mẹ xoay trở. Vì vậy khi tiến hành làm ổ cho bồ câu, người nuôi phải đảm bảo kích cỡ ổ phải đủ lớn.

Có thể làm ổ hộp vuông, mỗi cạnh khoảng 25cm, ổ sâu khoảng 7 đến 8 cm. Hoặc làm ổ với những rổ nhựa tròn với kích cỡ tương tự. Dưới đáy ổ lót 1 lớp rơm, vải vụn đảm bảo ổ phải sạch sẽ và giữ ấm cho bồ câu.

Với cách nuôi bồ câu sinh sản mà chúng tôi đã chia sẻ, hi vọng có thể giúp người nuôi chim bồ câu tăng năng suất đàn chim. Hạn chế việc bể, vỡ trứng trong quá trình ấp, chăm sóc tốt nhất cho bồ câu mẹ khi sinh nở. Từ đó tăng hiệu quả kinh tế, cũng như giúp người nuôi mở rộng quy mô trang trại.

Camnangnuoitrong.com

Từ khóa liên quan: kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản, nuôi chim bồ câu sinh sản, nuôi bô câu sinh san, cách nuôi chim bồ câu sinh sản, kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp sinh sản, bồ câu sinh sản, nuôi bồ câu pháp sinh sản, cách nuôi bồ câu sinh sản, chim bồ câu sinh sản như thế nào, chim bồ câu đẻ như thế nào, cách nuôi bồ câu đẻ, chim bồ câu đẻ, bồ câu sinh sản như the nào, nuôi bồ câu trên mái nhà, bồ câu nuôi con như thế nào, kỹ thuật nuôi bồ câu sinh sản, cách nuôi bồ câu nhanh đẻ, bồ câu đẻ, sinh sản của chim bồ câu, kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp, lót ổ cho bồ câu đẻ, nuôi bồ câu tại nhà sinh sản nhanh | mị tv, bắt bồ câu thịt trên nóc nhà | hiếu cây cảnh, bồ câu con, cách chăm sóc chim bồ câu và cho chim ăn|mị tv, kỹ thuật nuôi chim bồ câu, cách nuôi bồ câu, kỹ thuật nuôi bồ câu, cách nuôi bồ câu con, cách nuôi chim bồ câu, cách nuôi chim bồ câu non, chăm sóc bồ câu nuôi tại nhà hiệu quả | quê hương việt nam, nuôi chim bồ câu, bồ câu, chim bồ câu con, bồ câu de trứng cách nhau mấy ngày, chim bồ câu nuôi con như thế nào, ky thuat nuoi bo cau, cách nuôi chim bồ câu hiệu quả, chim bồ câu 1 năm đẻ mấy lứa, kỹ thuật nuôi bồ câu nhốt, chim bồ câu đẻ trứng hay đẻ con, nuôi bồ câu, cách nuôi chim bồ câu pháp, chuồng bồ câu, bồ câu đẻ mấy trứng, khướu mái ro kích trống nhanh căng lửa | kích bổi nhanh hót p2 016, bồ câu đẻ con hay trứng, bồ câu ấp bao nhiêu ngày thì nở, nuôi bồ câu pháp