Hướng dẫn nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch là một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu trước khi bước vào một ngôi nhà mới. Bất kể là nhà tự xây hay thậm chí là nhà thuê thì cũng phải có thủ tục nhập trạch về nhà mới để xin phép nhập gia và cầu may mắn. Đây là một nghi thức cổ truyền, chính vì thế không thể làm qua loa, làm sao cũng được mà phải đúng nghi thức, đầy đủ lễ vật. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết này để biết chính xác lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì nhé!

Chọn ngày giờ tốt là việc đầu tiên cần thực hiện trong thủ tục nhập trạch về nhà mới. Mục đích của việc chọn ngày đẹp nhập trạch là để giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong ngôi nhà mới. Thông thường để chọn ngày tốt, giờ tốt làm lễ nhập trạch người ta sẽ chọn theo tuổi chủ nhà, chọn theo giờ hoàng đạo hay chọn theo hướng nhà.

Chọn thời điểm tốt làm lễ nhập trạch

Chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch

Nếu gia chủ không có thời gian hoặc không có điều kiện đi xem thầy phán ngày, giờ hoàng đạo. Hoặc tìm được ngày tốt nhưng không phù hợp với hoàn cảnh của gia chủ thì có thể làm lễ nhập trạch tránh những ngày sau:

  • Tránh làm lễ nhập trạch vào ngày Dương công kỵ nhật: Ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, ngày 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12 âm lịch.
  • Ngày Tam nương: 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Thọ tử: 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.

Lưu ý: Gia chủ khi làm lễ nhập trạch cần kiêng những tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Hai tháng này có các ngày như tiết Thanh minh, Vu lan báo hiếu, tháng “cô hồn”. Theo quan niệm dân gian là những tháng xấu, âm khí nặng. Trong tháng này gia chủ không nên làm lễ nhập trạch nhà mới vì dễ dẫn âm khí vào nhà.

Để chi tiết hơn với từng người từng cung mệnh khác nhau, bạn nên tham khảo: Cách Xem ngày tốt chuyển nhà & Lưu ý Xem ngày nhập trạch.

Chọn giờ tốt làm lễ nhập trạch

Thời gian làm lễ nhập trạch nếu không được “thầy” xem cụ thể thì có thể chọn những giờ tốt trong ngày để làm như:

  • Vào buổi sáng: Mặt trời đang lên, dương thịnh là thời gian tốt để làm lễ nhập trạch nhà mới.
  • Có thể làm lễ nhập trạch vào buổi trưa nhưng kiêng làm lúc mặt trời đứng bóng trên đỉnh đầu (khoảng 11 giờ đến 1 giờ). Lúc này âm và dương giao nhau, nếu làm lễ sẽ không được may mắn cho ngôi nhà mới.
  • Càng về chiều mặt trời ngã về tây, bóng tối lan nhiều, lúc này âm thịnh dương suy. Nếu gia chủ làm lễ nhập trạch vào các thời gian từ chiều đến tối thì cũng không được may mắn.
    Thủ tục nhập trạch về nhà mới

Ngày tốt làm lễ nhập trạch chính là thủ tục nhập trạch về nhà mới đầu tiên bạn cần nắm. Với những thông tin chúng tôi mới cung cấp phía trên chắc hẳn bạn đã có được thời điểm chính xác rồi đúng không?

Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì? Điều đầu tiên quan trọng nhất mà gia chủ nên cần chuẩn bị ngay chính là mẫu bàn thờ đẹp để làm nơi thờ cúng. Sau đó gia chủ tiền hành chuẩn bị những thủ tục nhập trạch về nhà mới sau cho lễ nhập trạch diễn ra suôn sẻ:

Mâm cơm cúng nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch là lễ vật đầu tiên và bắt buộc phải chuẩn bị được để có thể tiến hành lễ nhập trạch. Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch cũng khá đơn giản. Tùy vào từng địa phương và “hoàn cảnh” mà có thể linh hoạt thay đổi chút đỉnh. Tuy nhiên, những thứ sau đây là bắt buộc gia chủ phải đáp ứng được:

  • Mâm trái cây: Gia chủ mua một mâm trái cây ngon. Có thể mua theo mùa hoặc có gì mua đó nhưng nhất định phải chọn những trái tươi, còn tốt. Thông thường một mâm lễ cúng nhập trạch đúng chuẩn sẽ có 5 loại hoa quả.
  • Hoa cúng: Tương tự như trên, gia chủ có thể tùy vào tình trạng của mình mà mua một bó hoa cúng. Thông thường hoa cúng nhập trạch gia chủ nên chọn những loại hoa trang nghiêm như cúc vàng, hoa huệ tây, hoa ly (bông lẻ),…
  • Nhang đèn: Gia chủ cần chuẩn bị 1 cặp đèn cầy đỏ, nhang thơm, giấy tiền vàng mã, muối – gạo – nước hoặc rượu.
  • Mâm cơm cúng: Tùy thuộc vào gia chủ mà có thể chọn mâm cơm dâng nhập trạch là com chay hay cơm mặn. Tuy nhiên, để lễ cúng được thanh tịnh nhất gia chủ nên chọn cúng mâm chay lên thần linh.
    Mâm cơm cúng nhập trạch

Đồ cúng nhập trạch

  • Bếp than hồng: Khi bắt đầu làm lễ nhập trạch, gia chủ sẽ cần dùng đến bếp than hồng. Gia chủ sẽ đặt bếp than ngay trước cửa để từng người trong gia đình bước qua.
  • Bếp lửa và bộ ấm trà: Bộ đồ dùng này sẽ được dùng ngay sau khi gia chủ bước vào nhà. Việc bật bếp pha trà sẽ là một thủ tục nhập trạch về nhà mới mang ý nghĩa khởi sắc cho không gian gia đình. Đồng thời, ấm trà nóng dâng lên thần linh cũng là một tục lệ không thể thiếu trong các thủ tục thờ cúng.
  • Văn khấn nhập trạch nhà mới: Đọc văn khấn trong lúc thờ cúng là một thủ tục nhập trạch về nhà mới không thể bỏ qua. Để bày tỏ lòng thành và xin phép thần linh nhập trạch vào nhà mới.

Đây là những vật dụng cơ bản gia chủ cần sắm đồ lễ cúng nhập trạch nhà mới cho căn nhà mới của mình. Ngoài ra, tùy gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món đồ tùy tâm dâng lên lễ cúng thần linh của mình.

Văn khấn nhập trạch là điều không thể thiếu trong buổi lễ. Nếu bạn chưa biết Nội dung bài Văn khấn về nhà mới – Văn khấn nhập trạch là gì hãy ấn xem tại đây!

Đến đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn thủ tục nhập trạch về nhà mới gồm những gì. Đồng thời hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng nhập trạch, sắm đồ lễ cúng nhập trạch nhà mới hoàn chỉnh. Mong là với bài viết này sẽ giúp gia chủ có buổi cúng lễ nhập trạch vào nhà mới không sai sót đem lại thịnh vượng cho gia đình mình nhé!

Chủ đề