Hướng dẫn làm đề tài kỹ năng mềm năm 2024

Tiểu luận Tâm lí học, đề tài Khả năng hoạt động và giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng để đạt được thành công

  • Bài tập lớn Tâm lý học - Grade: 8

Preview text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÀI TẬP LỚN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KĨ NĂNG MỀM CẦN THIẾT

CỦA SINH VIÊN Ở BẬC ĐẠI HỌC

Họ và tên : PHẠM NGỌC MAI

Mã sinh viên : 221001852

Lớp : Logistics D2021B

Môn : Sinh viên đại học

MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... Trang
  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU..................................................................................................
  • 1. Tính cấp thiết của kỹ năng mềm............................................................................
  • 1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................
  • 1. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................
  • 1. Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................................
  • PHẦN 2: NỘI DUNG..............................................................................................
  • 1. Khái quát về kỹ năng mềm....................................................................................
  • 1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................
  • 1.1. Khái niệm kỹ năng...........................................................................................
  • 1.1. Kỹ năng mềm...................................................................................................
  • 1. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên.........................................
  • 1. Một số kỹ năng mềm cần thiết của sinh viên đại học............................................
  • 2 Kỹ năng giao tiếp................................................................................................
  • 2 Kỹ năng quan sát, phân tích và đúc kết...............................................................
  • 2 Kỹ năng làm việc nhóm....................................................................................
  • 1. Kỹ năng quản lỹ thời gian................................................................................
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ BẢN THÂN..........................
  • THAM KHẢO.........................................................................................................

PHẦN 1: MỞ ĐẦU..................................................................................................

1. Tính cấp thiết của kỹ năng mềm............................................................................

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải luôn hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu của cuộc chạy đua công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được những mục tiêu lớn trong tương lai, Việt Nam cần một đội ngũ nhân lực tài năng và toàn diện về nhiều mặt. Họ là những sinh viên có sức trẻ, năng động và sáng tạo. Họ là nguồn lao động dồi dào góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nhiều sinh viên thiếu các kỹ năng mềm cần thiết trong quá trình học tập và làm việc. Nhiều bạn trẻ vì thiếu kỹ năng mềm mà không giải quyết được các vấn đề tồn đọng trong công việc và cuộc sống và cũng vì thiếu kỹ năng mềm những người trẻ này họ đánh mất nhiều cơ hội lớn trong công việc. Số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tương đối lớn, tuy nhiên tỷ lệ xin được việc làm lại không cao như thế. Nguyên nhân chính được các nhà tuyển dụng đưa ra do ứng viên có kiến thức cơ bản nhưng thiếu kỹ năng mềm liên quan, khó có thể hòa nhập môi trường làm việc. Theo đánh giá từ các chuyên gia, ngay từ khi còn đi học, bạn nên tìm hiểu và rèn luyện dần các kỹ năng mềm như: giao tiếp, lãnh đạo, phỏng vấn. viết cv, lắng nghe,... có thể hỗ trợ cho công việc sau này. Mỗi ngành nghề sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau, được trang bị đầy đủ giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các kỹ năng mềm cần thiết trong học tập và lao động đối sinh viên, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về một số kỹ năng mềm cần có của sinh viên.

Đề ra các biện pháp thích hợp nhằm phát triển kỹ năng mềm cần có cho sinh viên.

5. Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................................

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức lí luận và thực tiễn về kỹ năng mềm, đưa đến cho họ cái nhìn tổng quan nhất về kỹ năng mềm cùng với sự quan trọng của nó. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên.

PHẦN 2: NỘI DUNG..............................................................................................

1. Khái quát về kỹ năng mềm....................................................................................

1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................

1.1. Khái niệm kỹ năng...........................................................................................

Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể, đồng nhất nào về kỹ năng. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan đến cảm xúc, sinh tồn giao tiếp,...

Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là: “Khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”

Theo wikipedia định nghĩa : ”Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhất định hoặc cả hai”.

nghề nghiệp đang sở hữu mà nó thể hiện cái riêng về mặt cá tính của cá nhân trong công việc và trong mối quan hệ với người khác.

_b. Đặc điểm và phân loại

  • Đặc điểm_ Định nghĩa về kỹ năng mềm là việc không hề dễ, vậy nên để xác định đắc điểm của kỹ năngg mềm cũng gặp nhièu khó khăn. Tuy nhiên ta vẫn có thể đưa ra các đặc điểm cơ bản sau:
  • Kỹ năng mềm không phải bẩm sinh. Kỹ năng mềm có được từ sự rèn rũa, từ những kinh nghiệm con người tích lũy trong cuộc sống tất cả đều phải trải qua sự nỗ lực, tập luyện và phát triển từng ngày.
  • Kỹ năng mềm không phải chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Ở một vài định nghĩa đã đề cập cũng như quan điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm liên quan chặt đến khả năng tương tác với người khác, vì vậy họ mặc nhiên xem rằng đây là

biểu hiện của chỉ số trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, theo tác giả Trinh Đức Dương kỹ năng mềm không chỉ là sự tương tác giữa người với người mà còn là sự thích ứng hoàn cảnh. Trong môi trường khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, vậy nên kỹ năng mềm sẽ giúp con người biến hóa để thích ứng với hoàn cảnh đó.

  • Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm đích thực. Kỹ năng mềm liên quan mật thiết đến kinh nghiệm sống. Vốn sống của mỗi người là khác nhau, vì vậy cách mà họ giải quyết vấn đề cũng khác nhau. Thông qua trải nghiệm thực tế cuộc sống mà chúng ta tích luỹ riêng cho mình kỹ năng nhất định. Đặc thù của môi trường là luôn biến đổi không ngừng, vậy nên để có thể tồn tại trong môi trường đó sinh viên cần phải biến đổi một cách linh hoạt.
  • Kỹ năng mềm phát triển trên nền kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm giúp bạn thể hiện kỹ năng cứng một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Vì vậy sẽ không có kỹ năng mềm nếu bạn không có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Dễ dàng nhận ra rằng, để có thể có kỹ năng mềm tốt buộc bạn phải có kiến thức chuyên môn vững. Mỗi một lĩnh vực khác nhau lại đòi hỏi việc sử dụng các kỹ năng riêng. Ví dụ: sale sẽ cần nhiều kỹ năng thuyết phục, công nhân kỹ sư cần nhiều hơn về làm việc nhóm... Vì vậy dựa trên đặc tính riêng có của từng ngày nghề, hãy rèn luyện kiến thức chuyên môn thật vững. Sau đó sử dụng và trau dồi liên tục kỹ năng mềm sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.
  • Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có tính chất nghề nghiệp khác nhau. Chính trong việc xác định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc trưng mang tính chuyên môn - nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chưa được phân định rạch ròi. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và những kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hướng giúp chủ thể nghề

trang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức chuyên ngành, và một trong những hành trang đó chính là sự hiểu biết.

Ông Steven Schwartz, phó hiệu trưởn trường đại học Macquarie, Úc cho rằng, sự hiểu biết không phải là một yếu tố mà con người được sinh ra cùng với nó, đó là yếu tố mà các nhà giáo dục phải giúp sinh viên của họ trau dồi theo năm tháng.

Các bạn sinh viên và du học sinh, những người sẽ là lực lượng lao động chính trong tương lai phải ý thưc được rằng họ sẽ làm việc trong một môi trường toàn cầu hóa và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ. Lực lương lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các hệ thống kinh tế và công nghệ mới. Những đổi mới sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên kết hợp được những kiến thức đã học và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đưa ra quyết định... cộng với sự linh hoạt và khả năng thích ứng khi thay đổi công việc, môi trường hay trong các bối cảnh khác nhau. Những sự hiểu biết và kỹ năng này rất cần thiết được giới thiệu đến các sinh viên từ khi họ đang còn ngồi trong ghế nhà trường hơn là sau khi họ tốt nghiệp.

Trong nghiên cứu về "Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành các KNM" các tác giả Greenberg A. và Nilssen A. đã đưa ra kết luận: Các nhà trường phải trang bị tốt hơn cho người học những kiến thức và KNM cần thiết để họ có thể sẵn sàng làm việc sau khi ra trường. Vì vậy, các chương trình phát triển KMN trong giáo dục nghề nghiệp cần tích hợp vào các chương trình dạy KN nghề nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu kép đó là tăng cường cho người học cơ hội học tập, chuẩn bị bước vào thế giới công việc bằng việc tạo cho họ đầu vào là những KN nghề nghiệp được đào tạo; đồng thời tăng tính hiệu quả và sự phù hợp của người học với các KN nghề được đào tạo

2. Một số kỹ năng mềm cần thiết của sinh viên đại học............................................

2 Kỹ năng giao tiếp................................................................................................

  1. Khái niệm Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.

Bản chất của giao tiếp là sự tương tác tâm lí, là quá trình trao đổi thông tin giữa người nhận và người gửi.

  1. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là mắt xích quan trọng trong các kỹ năng chúng ta cần học hỏi và hoàn thiện. Để đạt hiệu quả tương tác với các đối tác khác nhau. Thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm – kỹ năng mà hầu hết các ngành nghề mà mọi doanh nghiệp đều cần.

Chính vì vậy, có thể thấy rằng giao tiếp là một kỹ năng cần thiết và đáng để chúng ta rèn luyện. Khi có khả năng giao tiếp tốt. Bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc

  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Khi giao tiếp bạn hãy sử dụng ngôn ngữ hình thể phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Thẳng lưng, nhìn vào mắt đối phương, mỉm cười, gật đầu thể hiện quan điểm.
  • Điều chỉnh phong cách nói chuyện với từng người nghe: Tùy thuộc vào các đối tượng giao tiếp, bạn thiết lập phong cách và hình thức giao tiếp cho phù hợp.
  • Nói đúng trọng tâm vấn đề: Khi bàn luận nên nói vào vấn đề trọng tậm, tránh nói lan man, dài dòng. Điều này làm lãng phí thời gian của cả hai. Bên cạnh đó, bạn hãy sẵn lòng để giải thích khi đối phương chưa hiểu vấn đề.
  • Sẵn sàng phản hồi: Phản hồi một cách thể hiện tư tưởng của bản thân về vấn đề đang được nói đến. Hãy sẵn sáng thể hiện quan điểm của bạn cho đối phuong biết. Điều này tạo tương tác giữa người nói và người nghe, giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp.
  • Sự tôn trọng: Sự tôn trọng được thể hiện trong việc không làm gián đoạn bài phát biểu, nói chuyện lịch sự, đúng mực, ăn mặc phù hợp sẽ tạo cảm hứng tập trung cho người nghe, từ đó tăng hiệu quả giao tiếp.
  • Quan tâm đến cảm xúc người nghe: Trong cuộc trò chuyện nếu người nghe cảm thấy chán nản, không hứng thú về vấn đề được bàn luận thì bạn nên đổi chủ đề bàn luận hoặc dừng cuộc trò chuyện.
  • Một số điều không nên sử dụng khi giao tiếp: khoanh tay,cho tay vào túi quần, chỉ trỏ tay, phàn nàn, đùa cợt quá trớn, ngắt lời người khác, đổ lỗi,...

2 Kỹ năng quan sát, phân tích và đúc kết...............................................................

2.2. Kỹ năng quan sát

  1. Khái niệm

Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng. Khác với bản năng quan sát thông thường, kỹ năng quan sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.

  1. Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát Vai trò của kỹ năng quan sát đối với con người là rất quan trọng, nó đặc biệt giúp ích nhiều cho chúng ta trong công việc. Khi quan sát, chúng ta không chỉ sử dụng mỗi đôi mắt mà còn vận dụng tất cả các giác quan sẵn có để nhìn nhận, đánh giá những gì chúng ta thấy và trải nhiệm.

Việc rèn luyện cho não khả năng quan sát giúp con người học hỏi và ghi nhớ nhiều hơn về con người, địa điểm, sự kiện và những chuyện xảy ra xung quanh mình để nhận ra những điều cần học hỏi hoặc cần tránh. Quan sát góp phần nâng cao kỹ năng làm việc, giao tiếp và chiêm nghiệm cuộc sống, cũng như cải thiện cách tương tác với mọi người và môi trường xung quanh. Bộ não của chúng ta không nhìn thấy mọi thứ. Chúng ta tập trung vào những thứ cụ thể, sau đó chắt lọc và tự suy luận đưa thông tin thêm.

  1. Các phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát
  • Sử dụng nhiều giác quan để quan sát: Quan sát là một bài tập sử dụng đa giác quan, không chỉ phải nghe những gì người khác nói mà còn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ từ ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu... Hãy quan sát toàn diện và sử dụng tất cả giác quan, điều này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề, hoặc tình huống trải nghiệm.

năng để áp dụng tư duy logic để phá vỡ những vấn đề phức tạp thành các bộ phận cấu thành của chúng.”

  1. Tầm quan trọn của kỹ năng phân tích vấn đề Kỹ năng phân tích vấn đề là một kỹ năng sống đem đến một thế mạnh lớn và có thể nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong tất cả các công việc làm cũng như trong cuộc sống đời thường. Nếu như áp dụng vào trong công việc thì đây sẽ là một kỹ năng mềm (soft skills) để giúp chúng ta quản lý cũng như thực hiện dự án đã đề ra từ trước, lên ý tưởng cho chính mình, cho bài báo cáo hoặc là sẽ giải quyết một vấn đề nào đó một cách thật hiệu quả nhất
  • Kỹ năng phân tích vấn đề vô cùng quan trọng trong:
  • Thu thấp tất cả các dữ liệu thông tin và báo cáo
  • Giải quyết triệt để các vấn đề phức tạp
  • Chốt và đưa ra những quyết định quan trọng
  • Tóm tắt các dữ liệu để thống kê
  • Xác định xu hướng mà mình muốn theo
  • Hợp lý các quy trình có trong công việc
  • Thực hiện dự án đề ra một cách có hiệu quả c. Phương pháp nâng cao kỹ năng phân tích vấn đề
  • Luôn bắt đầu phương pháp đọc chủ động, và đọc càng nhiều sách càng tốt: Mặc dù việc này không đơn giản, nhưng chúng ta thự hiện được sẽ thấy rất hữu ích trong phương pháp này. Bằng cách đặt câu hỏi về những gì chúng ta tìm hiểu khi đọc, đó chính là đang tiến hành thúc đẩy não bộ của mình suy nghĩ tư duy hơn.
  • Thực hành kỹ năng toán học: Sudoku và những trò chơi mang tính phân tích logic là những cách thức đơn giản, thú vị để thực hành kỹ năng mềm này.
  • Thêm những trò chơi đòi hỏi tư duy cao vào danh sách sở thích: Cờ vua, Cờ thỏ cáo, bài Bridge, Nonogram và những loại game mang tính chất cải thiện trí óc.
  • Xây dựng những cuộc trò chuyện: Khi trò chuyện với ai đó, đừng ngần ngại mà hãy đặt các câu hỏi ản than chưa hiểu và nhờ họ giải thích. Việc đặt câu hỏi là rất cần thiết để giữ cho bạn luôn tham gia vào câu chuyện.

2. K ỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các năng lực cá nhân giúp cho công việc của đội nhóm, tổ chức được hoạt động hiệu quả. Trong một nhóm, mọi thành viên đều nên có những kỹ năng này.

  • Vai trò của kỹ năng làm việc nhóm Điều đầu tiên khi nói tới khi nhắc tới vai trò của kỹ năng làm việc nhóm đó là giúp giảm áp lực cho mỗi thành viên trong nhóm, giúp họ có cảm giác thoải mái, không bị căng thẳng như khi phải làm việc một mình. Làm việc theo nhóm sẽ tập trung được khả năng của nhiều người, giúp họ bổ sung các khiếm khuyết cho nhau để hoàn thành công việc tốt hơn.

Một trong những lợi ích của làm việc nhóm lớn nhất mà ta không thể không nhắc tới đó là nguồn cảm hứng và các ý tưởng sáng tạo được tạo ra từ kết quả của các cuộc thảo luận nhóm. Từ đó cho thấy, tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm thể hiện rất rõ ràng. Khi một ý tưởng hay được đưa ra từ một người thì đó vẫn là một viên ngọc thô mang đậm tính cá nhân. Nhưng nếu có sự hợp tác của các thành viên còn lại cùng nhau mài giũa, góp ý, chỉnh sửa thì kết quả cuối cùng mới là một viên ngọc sáng thật sự.

  1. Khái niệm Quản lý thời gian là quá trình sắp xếp, lên kế hoạch các công việc cần phải làm ở hiện tại và tương lai theo các mốc thời gian cụ thể như theo ngày, theo tuần,..ùy vào mục đích, mục tiêu của người thiết kế.

Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian. Giúp phân bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý và hoàn thiện hơn.

  1. Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian -Tiết kiệm thời gian: Để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng ít tốn thời gian và công sức thì một lộ trình rõ ràng là vô cùng quan trọng. Những người có kế hoạch rõ ràng sẽ thành công nhanh hơn và dễ dàng hơn những người không có.
  • Giảm áp lực trong công việc: Thường xuyên làm việc quá sức khiến sinh viên rơi vào trạng thái mệt mỏi chán nản. Quản lý thời gian tốt sẽ giúp ạn giảm ớt áp lực trong công việc. Khi tất cả các nhiệm vụ được phân ổ hợp lý trong kế hoạch ạn sẽ không rơi vào tình trạng quá tải.
  • Nâng cao năng suất và hiệu quả công việc: cùng một công việc cùng một thời điểm nhưng chất lượng công việc của mọi người không giống nhau. Người có kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn sẽ hoàn thành công việc một cách khoa học đúng thời gian và chất lượng tốt. Ngược lại những người không iết sử dụng thời gian luôn ận rộn chạy đua với công việc và sản phẩm họ mang lại không thực sự chất lượng.

-Tạo Cân Bằng Trong Cuộc Sống: Một ngày chỉ có 24 giờ nhưng mỗi chúng ta phải dành thời gian cho nhiều hoạt động và nhiều đối tượng. Nếu không quản lý thời gian tốt học sinh sẽ bị quá tải thậm chí quá hạn mà vẫn chưa xong.

  • Hạn chế thói quen xấu: Lập thời gian biểu phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế những thói quen xấu nói “không” với những công việc không cần thiết. Hơn nữa quản lý thời gian tốt còn thúc đẩy ạn làm những việc lớn hơn.
  1. Một số phương pháp quản lý thời gian hiệu quả
  • Phương pháp SMART
  • S (Specific): cụ thể. Xác định cụ thể mục đích muốn đạt được, việc muốn làm.
  • M (Measurable): đánh giá. Đánh giá các mục tiêu, khả năng bản thân. Xây dựng kế hoạch với mốc thời gian, nội dung rõ ràng.

A (Achivable): khả năng thành công. Lựa chọn mục tiêu, công việc phù hợp có khả năng thành công tránh phi thực tế.