Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

Như chúng ta đã biết, chế độ ăn và dinh dưỡng đã được chứng minh có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp. Đối với người đã có bệnh lý tim mạch, chế độ ăn không đúng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, khó kiểm soát huyết áp và làm gia tăng tỷ lệ nhập viện cũng như các biến chứng.

Thay đổi lối sống và dùng thuốc là hai biện pháp nền tảng và xuyên suốt trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Trong đó, chế độ ăn là một phần đặc biệt quan trọng của thay đổi lối sống. Chỉ tính riêng thực hiện chế độ ăn đã giúp giảm huyết áp tâm thu từ 5 đến 10 mmHg mà không cần sử dụng thuốc hạ huyết áp. Những bệnh nhân mới phát hiện tăng huyết áp, nếu mức huyết áp không quá cao và chưa có bệnh lý tim mạch thì có thể kiểm soát đơn thuần bằng biện pháp này. Đây là biện pháp có nhiều hữu ích như ít tốn kém, không có tác dụng phụ và giảm số lượng thuốc điều trị.

I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ TĂNG HUYẾT ÁP

1. Thực trạng tăng huyết áp

- Trên thế giới: Theo báo cáo của tổ cức thế giới WHO, tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới từ 10-30% đối với người trên 18 tuổi

- Tại Việt Nam: Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành là 25,1%. Có gần 50% số người trong cộng đồng bị tăng huyết áp mà không được phát hiện.

2 . Hiểu biết cơ bản về tăng huyết áp

- Chẩn đoán tăng huyết áp: Tăng huyết áp chẩn đoán đơn giản nhất bằng cách đo huyết áp lúc nghỉ, tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

- Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp:

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

+ Mắc các bệnh: Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn tính…

+ Tuổi, giới tính: Tăng theo tuổi, nam nhiều hơn nữ

+ Tiền sử gia đình: mắc tăng huyết áp sớm

+ Lối sống tĩnh tại, ít vận động

+ Thói quen ăn uống: Ăn mặn…

+ Thừa cân (BMI ≥ 23 )

+ Béo phì (BMI ≥ 25)

+ Lạm dụng rượu bia, thuốc lá

- Các biến chứng của tăng huyết áp: Tổn thương các cơ quan quan trọng như tim, não, thận, mắt…

+ Trên tim: Nhồi máu cơ tim, suy tim, phù phổi…

+ Trên não: Đột quỵ chảy máu não, nhồi máu não, suy giảm nhận thức…

+ Trên thận: Bệnh thận mạn, suy thận giai đoạn cuối…

+ Trên mắt: Xuất huyết võng mạc, giảm thị lực…

- Các biện pháp điều trị tăng huyết áp:

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

+ Thay đổi lối sống: Tập luyện, chế độ ăn

+ Dùng thuốc (Theo hướng dẫn của bác sỹ)

II – CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Có nhiều chế độ ăn khác nhau cho bệnh nhân tăng huyết áp, trong đó chế độ ăn DASH được dùng phổ biến nhất. DASH là viết tắt của từ Dietary Approaches to Stop Hypertension nghĩa là chế độ ăn với mục đích phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp được Viện tim mạch, phổi và huyết học Hoa Mỹ đưa ra dành cho người trưởng thành.

1. Nguyên tắc

- Ít: Muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác không có lợi.

- Nhiều: Trái cây, rau củ, sữa và sữa không béo hoặc hàm lượng béo thấp.

- Thực đơn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và các loại hạt.

- Hạn chế lượng thịt đỏ, đồ ngọt, các thực phẩm có chứa nhiều đường.

- Giàu kali, magie, canxi, protein và chất xơ.

2. Hạn chế muối:

Theo cục y tế dự phòng bộ y tế: Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp; dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (5g tương đương với 1 thìa cà phê), tốt nhất là dưới 1,5g muối/ngày. Tuy nhiên, đa số người dân đều tiêu thụ muối gấp đôi so với khuyến cáo.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh rằng, trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày đã đủ cung cấp một lượng muối đủ cho cơ thể sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế có đến gần 90% người nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn. Cần sớm thay đổi thói quen này vì ăn chế độ giảm muối không chỉ làm giảm mắc các bệnh lý tim mạch mà còn là biện pháp điều trị hiệu quả nhóm bệnh lý này.

Lượng muối trong chế độ ăn DASH khuyên dùng:

Chế độ DASH tiêu chuẩn: Bạn có thể ăn 1 lượng đến 2300mg natri/ngày.

Chế độ DASH ít Natri: Bạn có thể ăn 1 lượng đến 1500mg natri/ngày.

Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mức natri < 1500mg/ngày cho tất cả người lớn.

Một số biện pháp đơn giản để hạn chế muối:

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

- Giảm muối khi nấu ăn: dùng gia vị khác như chua hoặc các loại rau thơm phối hợp khi chế biến để làm tăng vị ngon của thực phẩm và giảm độ mặn.

- Hạn chế ăn một số thực phẩm mặn trong bữa ăn: Thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, đồ khô, xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói... vì chúng thường sử dụng nhiều muối trong quá trình chế biến giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn.

- Hạn chế dùng tối thiểu gia vị có muối khi ăn: Chấm nhẹ tay; cần giảm lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn, pha loãng nước chấm khi dùng.

3. Các thực phẩm có lợi nên dùng:

- Các loại thực phẩm giàu kali: Bổ sung đủ lượng kali mỗi ngày từ nguồn thực phẩm chứa nhiều Kali sẽ giúp tinh thần luôn khỏe mạnh, sảng khoái, giúp cơ bắp linh hoạt và dẻo dai hơn, từ đó tăng cường sức khỏe cho cơ thể và có thể ngăn ngừa một số bệnh mạn tính, hỗ trợ điều hòa huyết áp.

Một số thực phẩm chứa nhiều kali:

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

+ Trái cây: Chuối, cam, dưa lưới, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi, cà chua...

+ Trái cây sấy khô: Mận khô, nho khô và chà là

+ Rau: Rau lá xanh, măng tây, rau chân vịt, rau bó xôi và bông cải xanh…

+ Củ quả: Dưa leo, khoai tây, khoai lang, cà tím, nấm, củ cải, củ dền, bí ngô…

+ Sữa tươi, sữa chua, thịt gia cầm…

+ Các loại đậu: Đậu ngự , đậu nành, đậu đen, đậu Hà Lan…

+ Các loại hạt, quả hạch, gạo lứt, ngũ cốc…

- Chất béo không bão hòa đơn: Đây là loại chất béo có khả năng làm giảm lượng cholesterol, hỗ trợ giảm cân và hạ huyết áp, giảm nguy cơ tim mạch và đái tháo đường. Omega-9 (hay acid oleic) là một loại chất béo phổ biến trong thực phẩm thuộc nhóm chất béo này.

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn:

+ Các loại hạt quả hạch: Hạnh nhân, hạt maca, vừng, hạt điều và quả hồ đào…

+ Bơ đậu phộng và bơ hạnh nhân…

+ Dầu thực vật: Từ ô liu, hướng dương, đậu phộng, đậu lành, hạnh nhân…

- Chất béo không bão hòa đa: Chất béo không bão hòa đa rất quan trọng đối với sức khỏe vì cơ thể không thể tự sản sinh ra mà phải hấp thụ từ thực phẩm. Chức năng của nó tương tự chất béo không bão hòa đơn nhưng được xem là có tác dụng tốt hơn. Chất béo không bão hòa đa có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL-C) và tăng cholesterol tốt (HDL-C), trong khi chất béo không bão hòa đơn chỉ có thể làm giảm cholesterol xấu, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nguồn chính của loại chất béo này là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Một số chất béo không bão hòa đa như axit béo omega-3, omega-6, được chứng minh là có lợi cho tim mạch. Loại chất béo này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, mà còn hỗ trợ trong việc giảm nồng độ triglyceride và hạ huyết áp.

Thực phẩm chứa nhiều omega-3:

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

+ Cá trích, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá

+ Rau quả lá xanh, cây họ đậu, đặc biệt là đậu nành

+ Hạt chia, quả óc chó

Thực phẩm chứa nhiều omega-6:

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

+ Các loại quả hạt: Hạt chia, quả óc chó

+ Đậu phụ, bơ lạc, dầu bơ, dầu đậu lành

+ Trứng, cá mòi

4. Các thứ không nên dùng hoặc hạn chế dùng:

- Chất béo bão hòa: Là chất béo không có lợi, dễ đông đặc ở nhiệt độ bình thường, làm tăng cholesterol xấu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Chất béo bão hòa có nhiều trong:

Các loại thịt đỏ, thịt mỡ, các sản phẩm sữa giàu chất béo (Sữa nguyên kem, bơ, phô mai…), da gia cầm, dầu cọ, dầu dừa…

- Chất béo Trans: Còn gọi là chất béo chuyển hóa, có trong thực phẩm chứa dầu thực vật đã được hydro hóa (dầu thực vật được biến đối cấu trúc bằng phương pháp công nghiệp làm chúng bền, ổn định, tăng mùi vị). Chúng làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo Trans:

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

+ Các sản phẩm nướng (bánh quy, bánh ngọt, bánh rán), pizza

+ Thực phẩm chiên (khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, chiên ngập dầu)

+ Bơ thực vật (Là bơ được làm từ các loại dầu thực vật và được hydro hóa)

- Hạn chế thực phẩm có nhiều muối:

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

+ Các loại mắm: Nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc, mắm tép, mắm cáy…

+ Các món muối: dưa muối, cà muối, kiệu muối, dưa chuột muối…

+ Các loại thịt: Giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp…

+ Các loại súp, nước dùng, nước sốt

+ Các loại mì ăn liền, pizza, spaghetti

+ Đồ ăn vặt: Bimbim, hạt điều rang muối, bánh gạo vị mặn cũng chứa nhiều muối

- Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích: Dùng khoảng 2 lượng chuẩn/ngày đối với nam, 1 lượng chuẩn/ngày đối với nữ (10g ethanol)

+ 1 lượng chuẩn bia = 1 chai 330ml

+ 1 lượng chuẩn rượu 40 độ: brandy, whiskey, vodka, rượu gạo = 1 chén (30mL)

+ 1 lượng chuẩn rượu vang = 1 ly (120ml)

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh, triệu chứng, cách điều trị, can thiệp về các bệnh lý tim mạch. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với khoa Nội tim mạch (khoa A2-A) Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, số 1A đường Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội để được thăm khám và tư vấn điều trị hoặc tham gia Facebook: ‘Hội bệnh nhân tim mạch’ bằng cách quét mã QR bên dưới hoặc số điện thoại 02466705705 để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất.

Hướng dẫn làm bệnh an tăng huyết áp

Thực hiện: CNĐD. Lê Thị Hồng Gấm, Mai Thị Mai Anh, CNĐD. Lại Thị Thu Huyền. Ths. Bs Phạm Thế Thọ - Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108