Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 nông thôn

Móng nhà là bộ phận vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định nên chất lượng và độ an toàn của những công trình nhà ở.

Thiết kế móng nhà cấp 4 chất lượng.

Tuy nhiên để lựa chọn được loại móng nhà cấp 4 phù hợp và chắc chắn nhất lại không đơn giản. Trong bài viết sau, Xây Dựng Kiến Vàng sẽ cung cấp đến các bạn một số mẫu thiết kế móng nhà cấp 4 chất lượng mà chúng tôi đã thực hiện.

Phân loại móng nhà cấp 4

Hiện nay, phụ thuộc vào đặc điểm của địa chất, diện tích và quy mô nhà để chia ra 4 loại móng cơ bản sau: móng đơn, móng cọc, móng bè và móng băng. Tùy vào vị trí và tính chất nền đất như thế nào để chọn phương án phù hợp.

Bản vẽ mặt bằng thiết kế móng nhà cấp 4.

Móng đơn cho nhà cấp 4

Thiết kế móng nhà cấp 4 móng đơn.

Với thiết kế nhà cấp 4 thì móng đơn là loại móng thường được sử dụng. Loại móng này được sử dụng rất phổ biến ở các công trình nhỏ như nhà 1 tầng, nhà cấp 4, nhà cấp 4 có gác lửng hoặc nhà hai tầng.

Đặc điểm của móng đơn là nằm riêng lẻ, có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, đỡ 1 cột hoặc cụm cốt sát nhau có tác dụng chịu lực. Lưu ý rằng, loại móng này phải được xây dựng trên nền đất tốt, không bị đọng nước hay sụt lún.

Mặt bằng bố trí móng nhà cấp 4 chất lượng.

Móng cọc cho nền đất yếu

Thiết kế móng nhà cấp 4 móng cọc.

Móng cọc hiện đang được sử dụng rất phổ biến ở các công trình xây dựng trên nền đất yếu. Về cấu tạo, móng có hai bộ phận dễ nhận biết là đài móng và cọc, được dùng để truyền tải trọng công trình xuống tầng đất tốt nằm dưới sâu bằng cách đóng những cây cọc lớn xuống tầng đất sâu. Hiện nay móng cọc có hai loại phổ biến là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.

Tham khảo mẫu thiết kế móng nhà cấp 4 đạt tiêu chuẩn.

Móng bè dùng trong các công trình nhà cấp 4 có diện tích lớn

Móng bè không còn là khái niệm xa lạ đối với các kĩ sư hay công nhân xây dựng. Móng bè còn được biết với cái tên khác là móng toàn diện. Đặc điểm của móng bè là loại móng nông, chỉ sử dụng ở những nền đất yếu, phù hợp với các công trình như nhà kho, bể vệ sinh hay tầm hầm.

Đây là loại móng được các chuyên gia đánh giá là an toàn. Giải pháp tối ưu nhất hiện nay là xây dựng móng bè trên nền đất được xử lý gia cố bằng cừ tràm.

Mặt bằng bố trí móng nhà cấp 4 đạt tiêu chuẩn.

Móng băng

Thiết kế móng nhà cấp 4 móng băng.

Khái niệm móng băng sẽ khá khó hiểu đối với những người không biết nhiều về chuyên ngành xây dựng. Bạn có thể hiểu đơn giản móng băng là loại móng nằm dưới tường hoặc cột, được dải dài độc lập hoặc kết hợp với nhau theo hình chữ nhật, có vai trò nâng đỡ các bức tường cột.

Móng băng trên nền cừ tràm có ba loại cơ bản là móng cứng, móng mềm và móng kết hợp. Trong đó, theo tính toán của kiến trúc sư, hai loại móng cứng và móng mềm thi công dễ dàng, độ lún đều và tiết kiệm kinh phí hơn nên được sử dụng phổ biến hơn.

Bản vẽ thiết kế móng nhà cấp 4.

Đặc điểm kỹ thuật của thiết kế móng nhà cấp 4

Thực tế không phải khu vực nào cũng thuận lợi cho việc làm móng. Đối với nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn. Việc làm móng phức tạp hơn nhiều. Dưới đây là 5 phương pháp làm móng cấp 4 trên nền đất yếu:

  • Xử lý bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng.
  • Xử lý bằng cách thay đổi hình dạng và kích thước móng.
  • Xử lý bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng.
  • Sử dụng cọc tre hoặc cọc tràm.
  • Sử dụng móng cọc
    Thiết kế móng nhà cấp 4 chất lượng và chắc chắn.

Quy trình thiết kế thi công đạt tiêu chuẩn

Bước 1: Khảo sát mặt bằng sẽ xây móng.

Tiến hành chuẩn bị: Bản vẽ, nhân công, nguyên vật liệu xây móng. Để có thể tiến hành quy trình làm móng nhà cấp 4 hiện nay được thuận lợi, bắt buộc đơn vị nhận thầu xây dựng nhà cấp 4 nói chung và xây dựng phần móng nhà cấp 4 nói riêng phải tiến hành khảo sát thực tế.

Như đã đề cập đến ở bên trên, với một đơn vị xây dựng uy tín, kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm đánh giá chất lượng đất, đo được sự sụt lún để lựa chọn phần móng phù hợp với việc xây dựng nhà cấp 4 của khách hàng.

Thiết kế móng nhà 1 tầng.

Sau đó đơn vị thi công phần móng tiến hành thực hiện bản vẽ chi tiết các thông số liên quan đến việc xây dựng móng, cùng với đó nguyên vật liệu được sử dụng để thi công phần móng này. Nguyên liệu xây dựng bao gồm thông số kỹ thuật, số lượng, báo giá chi tiết và tổng chi phí để khách hàng chủ động chuẩn bị chi phí phục vụ cho quá trình xây dựng của mình.

Bước 2: Dọn dẹp khu vực xây móng sạch sẽ, gọn gàng.

Tập kết nguyên vật liệu, nhân công để sẵn sàng cho việc thi công. Sau đó tiến hành đào hố móng. Bao giờ cũng vậy, khi tiến hành xây dựng đều phải tiến hành dọn dẹp sạch sẽ khu vực tiến hành thi công móng, khu vực xung quanh để vừa đảm bảo vệ sinh, vừa phục vụ cho việc để đồ đạt và nguyên vật liệu. Nếu diện tích đất cho phép tiến hành lập lán trại để phục vụ cho nhân công làm việc nghỉ ngơi.

Mẫu thiết kế móng nhà cấp 4.

Sau đó tiến hành xác định vị trí tiến hành đào móng, vị trí đặt tim móng của công trình nhà cấp 4. Gia chủ còn chọn ngày để tiến hành đào hố móng. Việc chọn này theo tâm linh của người Việt để phù hợp với phong thuỷ, cũng như mang đến những điều thuận lợi may mắn cho gia chủ sau này.

Bước 3: Làm phẳng mặt bằng hố móng bằng việc san đều và đầm phẳng.

Sau khi đào hố xong, bề mặt hố móng chưa được bằng phẳng vì thế bắt buộc phải tiến hành làm phẳng lại để phục vụ quá trình thi công móng sau này.

Bước 4: Kiểm tra độ cao và đổ bê tông lót móng.

Với bước này bắt buộc phải có theo sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của đội ngũ giám sát có chuyên môn và bản vẽ kỹ thuật trước đó đã được cung cấp.

Tiến hành đổ bê tông lót móng theo đúng quy định về kỹ thuật xây dựng. Phần này quyết định phụ thuộc vào phần móng lựa chọn cho ngôi nhà cấp 4 của gia chủ.

Thiết kế móng nhà cấp 4 đạt tiêu chuẩn.

Bước 5: Đổ bê tông và cắt đầu cọc.

Phụ thuộc vào loại móng sử dụng cho ngôi nhà cấp 4 dưới sự giám sát của đội ngũ có chuyên môn. Với gia chủ chưa có kinh nghiệm, có thể nghiệm thu và kiếm tra bằng mắt thường dựa trên những đặc điểm như: Bê tông chắc chắn, không có hiện tượng bong lớp bê tông bên ngoài.

Bê tông cốt thép phải thẳng đứng, không xảy ra tình trạng xiên vẹo, đổ ngã. Với kỹ thuật đầu cọc tạo được mặt phẳng, không gồ ghề hay lát cắt nham nhở.

Thiết kế móng nhà cấp 4 mái tôn.

Bước 6: Ghép cốt pha.

Mẫu thiết kế móng nhà cấp 4 mái tôn.
Mẫu thiết kế móng nhà 1 tầng.

Bước 7: Đổ bê tông móng nhà.

Đòi hỏi mặt phẳng chắc chắn, láng mịn, không có độ nghiêng.

Thiết kế móng nhà 1 tầng đạt tiêu chuẩn.

Bước 8: Bảo dưỡng bê tông móng. Sau đó tháo cốt pha móng sau khi đã chắc chắn.

Thiết kế móng nhà cấp 4.

Bảng thống kê chi phí và khối lượng tham khảo

Bảng báo giá móng đơn.

Bảng báo giá móng cọc.

Bảng báo giá móng băng.

\>>> Xem thêm: Bảng giá thi công trọn gói nhà cấp 4

Như vậy, trong bài viết trên Xây Dựng Kiến Vàng đã cung cấp đến các bạn những thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến một số kinh nghiệm thiết kế móng nhà cấp 4 an toàn, chất lượng và hình ảnh thực tế thi công của chúng tôi.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm về việc thiết kế móng nhà cấp 4 chất lượng, giúp mang đến công trình nhà ở có độ an toàn cao nhất.

Chủ đề