Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Cho phép khách hàng lập hóa đơn điện tử từ các chứng từ bán hàng, việc lập hóa đơn điện tử trên phần mềm MISA SME.NET được thực hiện tương tự như với các hóa đơn tự in/đặt in khác.

2. Các trường hợp nghiệp vụ

Lập hóa đơn cùng với chứng từ bán hàng

1. Vào phân hệ Hóa đơn điện tử, chọn tab Bắt đầu sử dụng và nhấn Lập hóa đơn.

2. Nhấn Thêm và khai báo chứng từ bán hàng. => Tích chọn Lập kèm hoá đơn.

Lưu ý: Với chứng từ Bán hàng xuất khẩu, cần tích chọn XK vào khu phi thuế quan và các TH được coi như XK để có thể phát hành được hóa đơn điện tử.

Tại phân hệ Bán hàng, chọn chức năng Hoá đơn bên thanh tác nghiệp (hoặc trên tab Xuất hoá đơn chọn chức năng Thêm):

  • Lựa chọn xem hoá đơn sẽ được lưu trên sổ quản trị hay sổ tài chính tại phần Hiển thị trên sổ (xem thêm Quản lý dữ liệu theo hệ thống Sổ quản trị hoặc Sổ tài chính)
  • Lựa chọn lập hoá đơn cho hình thức bán hàng nào: Bán hàng hoá, dịch vụ trong nước, Bán hàng xuất khẩu, Bán hàng đại lý bán đúng giá hay Bán hàng uỷ thác xuất khẩu:

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

  • Khai báo các thông tin chi tiết cho hoá đơn:
    • Thông tin chung: nhập các thông tin về khách hàng như: tên, địa chỉ, mã số thuế, hình thức thanh toán, nhân viên bán hàng…
    • Thông tin hoá đơn: nhập thông tin về hoá đơn GTGT như: mẫu số, ký hiệu, ngày, số hoá đơn. Với hình thức Bán hàng hoá, dịch vụ trong nước và Bán hàng đại lý bán đúng giá, thông tin hoá đơn sẽ được hệ thống tự động cập nhật sau khi thực hiện chức năng Cấp số hoá đơn trên thanh công cụ. Còn với hình thức Bán hàng xuất khẩu và Bán hàng uỷ thác xuất khẩu, kế toán sẽ tự khai báo thông tin.
    • Thông tin hàng tiền: khai báo các vật tư, hàng hoá được bán cho khách hàng: tên hàng, số lượng, đơn giá, tỷ lệ chiết khấu… Để khai báo thêm thông tin diễn giải cho hàng bán, tại cột Tên hàng nhấn biểu tượng Sửa.
    • Thông tin khác: cho phép lựa chọn từ in nhiều mặt hàng thành một mặt hàng chung trên hoá đơn GTGT (với trường hợp này kế toán sẽ in kèm một bảng liệt kê chi tiết cho các mặt hàng được bán).
  • Sau khi khai báo xong, nhấn Cất, sau đó thực hiện chức năng Cấp số hoá đơn trên thanh công cụ.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu hoá đơn bán hàng cần in => kế toán có thể in hoá đơn bán hàng theo mẫu do phần mềm cung cấp hoặc theo mẫu đặc thù của doanh nghiệp (xem thêm chức năng Thiết kế mẫu chứng từ)

Lưu ý:

1. Để khai báo thêm thông tin diễn giải cho hàng bán, tại cột Tên hàng nhấn biểu tượng Sửa, sau đó nhập bổ sung diễn giải tên hàng.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

2. Nếu hoá đơn bán hàng đã tồn tại một chứng từ bán hàng tương ứng trên tab Bán hàng, khi khai báo hoá đơn kế toán sẽ tích chọn vào thông tin Đã hạch toán.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Lập và xuất hóa đơn điện tử là bước quan trọng mà kế toán cần nắm được khi bắt đầu sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử.

Tại bài viết này, MISA hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân cách lập hóa đơn điện tử và xuất hóa đơn điện tử nhanh chóng, dễ dàng trên phần mềm MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử được tin dùng hàng đầu hiện nay.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Sơ đồ quy trình nghiệp vụ hóa đơn điện tử (Được tích hợp ngay trong giao diện phần mềm HĐĐT MISA meInvoice để khách hàng dễ dàng theo dõi)

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách lập hóa đơn điện tử trên phần mềm MISA meInvoice theo 2 nghiệp vụ, đó là: Nhập khẩu dữ liệu hóa đơn từ Excel và Lập hóa đơn trên phần mềm.

1.1 Lập hóa đơn bằng cách nhập khẩu dữ liệu từ tệp Excel

Bước 1: Tại mục Hóa đơn, chọn loại hóa đơn muốn lập (Hóa đơn bán hàng/Hóa đơn từ máy tính tiền/Phiếu xuất kho) > Chọn Nhập khẩu.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Bước 2: Chọn mẫu hóa đơn muốn nhập khẩu trong danh sách hàng loạt các mẫu đã có sẵn trên phần mềm.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Bước 3: Tải tệp dữ liệu excel lên phần mềm

  • Để nhập khẩu dữ liệu hóa đơn, có thể sử dụng tệp excel có sẵn hoặc nhấn Tải tệp dữ liệu mẫu để tải tệp mẫu do phần mềm cung cấp, sau đó sao chép dữ liệu từ tệp excel anh/chị đã có sẵn sang tệp mẫu của phần mềm.

Lưu ý: Trên tệp nhập khẩu có cột Số thứ tự là để chương trình phân biệt các hóa đơn với nhau, trường hợp một hóa đơn có nhiều hàng hóa thì cần nhập cùng một số thứ tự cho mỗi dòng hàng hóa của hóa đơn đó.

  • Tiếp theo, có thể kéo thả tệp excel cần nhập khẩu vào phần mềm hoặc nhấn Chọn tệp nguồn và chọn đến tệp excel cần nhập khẩu.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

  • Tại mục Chọn Sheet chứa dữ liệu: Nhấn biểu tượng mũi tên và chọn sheet chứa dữ liệu cần nhập khẩu vào phần mềm.
  • Tại mục Chọn dòng làm tiêu đề cột: Nhập số thứ tự của dòng tiêu đề để chương trình có căn cứ ghép các cột trên tệp excel vào các cột trên phần mềm.
  • Nhấn Tiếp theo để chuyển sang bước Ghép cột dữ liệu. (Thực hiện tương tự trường hợp nhập khẩu danh mục hàng hóa, dịch vụ. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây.)

Sau khi hoàn tất quá trình nhập khẩu dữ liệu lên phần mềm, kế toán vào lại mục Hóa đơn, tìm và chọn hóa đơn đã được lập qua tệp excel đã tải lên và nhấn phát hành hóa đơn.

1.2 Lập hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm

Bước 1: Tại mục Hóa đơn, chọn loại hóa đơn muốn lập (Hóa đơn bán hàng/Hóa đơn từ máy tính tiền/Phiếu xuất kho) > Chọn Thêm mới

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin hóa đơn cần lập:

  • Thông tin người mua: Họ tên, số điện thoại, mã số thuế, địa chỉ, email, TK ngân hàng…
  • Hình thức thanh toán: Trạng thái đã thanh toán hay chưa; Thanh toán bằng Chuyển khoản/Tiền mặt?
  • Thông tin hàng hóa/dịch vụ: Tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, chiết khấu, thuế suất…
  • Có thể khai báo tên hàng hóa nhiều dòng bằng cách nhấn tổ hợp phím Alt + Enter.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

  • Trường Anh/Chị đang sử dụng hóa đơn điện tử của MISA meInvoice, phần mềm sẽ cho phép tự động lấy thông tin của khách hàng (Tên đơn vị và Địa chỉ) theo dữ liệu của cơ quan thuế khi nhập “Mã số thuế người mua”.

Ngoài ra, Anh/Chị cũng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của khách hàng đó.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Lưu ý:

  • Sau khi lập hóa đơn điện tử, có thể Tra cứu, tìm kiếm và thực hiện các chức năng như Xem/Sửa/Xóa…hóa đơn trên danh sách.
  • Có thể thiết lập các thông tin mở rộng để khai báo khi lập hóa đơn nhưng không hiển thị lên hóa đơn phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có nhiều đơn vị xuất hóa đơn: Có nhiều chi nhánh, cửa hàng, các điểm xuất hóa đơn riêng biệt…

Bước 3: Nhấn “Lưu” để lưu trữ lại thông tin hóa đơn đã lập hoặc nhấn “Lưu và phát hành” để phát hành ngay hóa đơn đã lập.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

2. Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử

Cho phép phát hành các hóa đơn điện tử đã được lập trên chương trình, bao gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng trong nước, Hóa đơn bán hàng đại lý bán đúng giá, Giảm giá hàng bán, Trả lại hàng mua, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ, phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý….

Kế toán có thể xuất hóa đơn điện tử theo 1 trong 2 hướng dưới đây:

2.1 Xuất từng hóa đơn điện tử

Có thể thực hiện phát hành/xuất từng hóa đơn điện tử theo 1 trong 2 cách:

Cách 1: Xuất hóa đơn điện tử trên danh sách Hóa đơn đã lập.

Bước 1: Chọn hóa đơn đã lập cần phát hành.

Vào danh sách hóa đơn, thiết lập điều kiện tìm kiếm hóa đơn cần xuất.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Tích chọn hóa đơn cần xuất, nhấn Phát hành.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Bước 2: Gửi hóa đơn cho khách hàng (nếu cần)

Nếu muốn chương trình tự động gửi thông tin về hóa đơn điện tử cho khách hàng ngay sau khi nhận được mã của cơ quan thuế, tích chọn Gửi hóa đơn cho khách hàng:

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Lưu ý: Có thể xem trước nội dung hóa đơn trước khi phát hành bằng cách nhấn biểu tượng hình mắt.

Bước 3: Ký số và phát hành hóa đơn

Nhấn Phát hành, lựa chọn chứng thư số, chương trình đồng thời cấp số hóa đơn và phát hành hóa đơn điện tử.

  • Chọn chứng thư số của đơn vị\ nhấn OK.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Lưu ý:

– Thao tác chọn chứng thư số chỉ cần thực hiện vào lần phát hành đầu tiên.

– Có thể xóa chứng thư số trên danh sách nếu không còn nhu cầu sử dụng. Xem hướng dẫn tại đây.

– Sau khi phát hành hóa đơn điện tử thành công: Kế toán không thể thay đổi được các thông tin trên hóa đơn đã phát hành mà phải thực hiện Xóa và lập hóa đơn thay thế hoặc lập hóa đơn điều chỉnh theo đúng quy định.

Sau khi phát hành thành công, hóa đơn được gửi lên cơ quan thuế chờ cấp mã.

  • Trường hợp hóa đơn hợp lệ, cơ quan thuế thực hiện cấp mã và gửi về thông điệp kết quả cấp mã của cơ quan thuế, hệ thống đồng thời cập nhật Mã của cơ quan thuế trạng thái hóa đơn thành Đã cấp mã

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

  • Trường hợp hóa đơn không hợp lệ, cơ quan thuế thực hiện cấp mã và gửi về thông điệp kết quả kiểm tra dữ liệu hóa đơn điện tử – hóa đơn không đủ điều kiện cấp mã, hệ thống cập nhật trạng thái hóa đơn thành Từ chối cấp mã.

Cách 2: Phát hành hóa đơn điện tử ngay lúc lập hóa đơn.

Bước 1: Sau khi lập hóa đơn điện tử (đã hướng dẫn chi tiết ở Mục 1), nhấn Lưu và Phát hành.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Bước 2: Thực hiện các bước tiếp theo tương tự như cách 1.

2.2. Xuất hàng loạt hóa đơn điện tử

Bước 1: Chọn danh sách các hóa đơn muốn phát hành cùng lúc (hàng loạt)

Tích chọn các hóa đơn muốn phát hành trên danh sách hóa đơn, nhấn Phát hành.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Bước 2: Gửi hóa đơn cho khách hàng (nếu cần)

Tích chọn Gửi Hóa đơn nếu muốn chương trình tự động gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng ngay sau khi thực hiện chức năng phát hành hóa đơn điện tử.

  • Tên người nhận và Email người nhận: Lấy theo thông tin Người mua hàng và Email trên hóa đơn, tuy nhiên vẫn có thể thay đổi lại các thông tin này (nếu cần).
  • Thông tin Mẫu số, Ký hiệu, Ngày hóa đơn được lấy theo thông tin trên hóa đơn. Số hóa đơn sẽ được cấp liên tục tương ứng với từng mẫu hóa đơn theo Thông báo phát hành hóa đơn đã có hiệu lực.

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Lưu ý:

  • * Có thể cập nhật ngày trên hóa đơn bằng ngày hiện tại trên máy tính trước khi phát hành bằng cách nhấn Cập nhật ngày hóa đơn bằng ngày phát hành.
    • Có thể xem trước nội dung hóa đơn bằng cách nhấn Xem toàn bộ hóa đơn để xem tất cả hóa đơn cùng lúc.

Bước 3: Ký số và phát hành hóa đơn

Lựa chọn chứng thư số, chương trình sẽ thực hiện phát hành hóa đơn điện tử.

2.3 Xem video hướng dẫn cách xuất hóa đơn điện tử

Video: Hướng dẫn cách lập và phát hành (xuất) hóa đơn điện tử

Tham khảo ngay báo giá hóa đơn điện tử Misa – công cụ hỗ trợ lập, xuất hóa đơn điện tử toàn diện đáp ứng Nghị định 123, Thông tư 78,… đảm bảo chuẩn quy định pháp luật.

3. Hướng dẫn lập và xuất hóa đơn điện tử áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15

Hướng dẫn hóa đơn bán hàng trên phần mềm misa

Hướng dẫn chi tiết xem tại đây

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phần mềm hóa đơn điện tử khác:

✔️ Đáp ứng mọi thông tư, nghị định, đầy đủ nghiệp vụ phát hành, quản lý hóa đơn

✔️ Nhận – truyền – lưu trữ dữ liệu hóa đơn diện tử với Tổng Cục Thuế: Tờ khai đăng ký, thay đổi đăng ký sử dụng, thông báo sai sót

✔️ Quản trị toàn diện giúp người bán thực hiện phát hành, quản lý, báo cáo hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua mobile, website, desktop

✔️ Kết nối miễn phí và kế thừa các dữ liệu từ phần mềm kế toán của MISA (AMIS, SME): Dữ liệu đồng bộ nhanh chóng, chính xác, chung đầu mối liên hệ

✔️ Kết nối với hơn +60 phần mềm bán hàng, quản trị phổ biến để phát hành hóa đơn điện tử mà không phải nhập liệu nhiều lần.

✔️ Hỗ trợ tra cứu thuế suất thuế GTGT của từng mặt hàng theo chính sách giảm thuế mới nhất ngay trên phần mềm