Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên mầm non năm 2024

Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định thế nào? - Thúy Lam (Tiền Giang)

Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên mầm non năm 2024

Quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Hình từ Internet)

1. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT thì đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

2. Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương.

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

3. Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Quy trình đánh giá và xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non tại Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Quy trình đánh giá

+ Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

+ Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

+ Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.

- Xếp loại kết quả đánh giá

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

+ Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

4. Chu kỳ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:

- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

- Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

5. Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.

- Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán.

- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

Trong một năm học thì công việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên hết sức quan trọng, nó cũng ghi nhận công sức phấn đấu của giáo viên cũng để chỉ ra những tồn tại, hạn chế để khắc phục trong năm tiếp theo.

Trong các năm học trước việc đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo văn bản Số: 02/2017/VBHN-BNV hợp nhất Nghị định 56 và 88 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, từ năm 2020 trở về trước việc muốn đánh giá xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoài đạt các nhiệm vụ khác bắt buộc phải có “Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận” gọi tắt là bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện trở lên.

Việc này gây nhiều bức xúc trong giáo viên có giáo viên rất giỏi, rất nhiệt tình, đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, quốc gia,… nhưng không có sáng kiến kinh nghiệm đạt nên không được xếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tuy nhiên từ năm học 2020 - 2021 này, việc đánh giá giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã không còn tiêu chuẩn có sáng kiến kinh nghiệm được giáo viên, lao động cả nước đồng tình hoan nghênh, ủng hộ.

Trong bài viết, xin được nêu lại các tiêu chuẩn, quy trình đánh giá xếp loại giáo viên theo nghị định mới.

Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên mầm non năm 2024

(Ảnh minh họa: Lê Vân/ Baotintuc.vn)

Đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm

Ngày 13 tháng 8 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2020.

Theo đó, ở tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn sau:

“Điều 12. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

  1. Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;

(Tại Điều 3 các khoản 1,2,3,4 quy định về 1. Tư tưởng chính trị; 2. Đạo đức lối sống; 3. Tác phong, lề lối làm việc; 4. Ý thức tổ chức kỷ luật)

  1. Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.”

Điểm mới là việc xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Bỏ các tiêu chí “Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất”, “có ít nhất 01 đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng, mang lại hiệu quả trong công việc”…

Giáo viên bị kỷ luật sẽ xếp không hoàn thành nhiệm vụ

Điểm mới tiếp theo của Nghị định 90 là việc quy định cụ thể việc đánh giá giáo viên bị xử lý kỷ luật thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

Tại Điều 15. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ quy định:

"1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

  1. Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
  1. Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
  1. Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.”

Nghị định mới đã bổ sung tiêu chí “có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, “có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá”… thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, quy định mới đã quy định cụ thể, rõ ràng giáo viên bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá phải xếp mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên

Đối với giáo viên không giữ chức vụ quản lý thì được đánh giá theo các bước như sau:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng thông qua báo cáo được ban hành kèm Nghị định 90 này.

Bước 2: Tại nơi công tác sẽ tổ chức cuộc họp để nhận xét, đánh giá giáo viên. Thành phần tham gia sẽ gồm toàn thể giáo viên (hoặc toàn thể giáo viên của đơn vị cấu thành nơi người này công tác trong trường hợp có đơn vị cấu thành - với giáo viên không giữ chức vụ quản lý).

Trong cuộc họp, giáo viên trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của mình và các thành viên tham dự đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên.

Bước 5: Thông báo bằng văn bản cho giáo viên biết về kết quả đánh giá, xếp loại đồng thời quyết định hình thức công khai trong cơ quan, đơn vị người này công tác.

Một số trường hợp đặc biệt

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên được thực hiện theo từng năm công tác, là căn cứ để bố trí, đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng Đảng viên cũng như thực hiện các chính sách khác với giáo viên.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ, với một số trường hợp đặc biệt, việc đánh giá, xếp loại được quy định như sau:

Giáo viên có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng: Không thực hiện đánh giá, xếp loại nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm trừ nghỉ thai sản.

Giáo viên không công tác từ 03 tháng đến dưới 06 tháng: Vẫn đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Giáo viên nghỉ chế độ thai sản: Kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

Giáo viên chuyển công tác: Cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Nếu thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.

Do đó, nghị định đã có hiệu lực từ 20/8/2020 trước thời điểm năm học 2020 - 2021 bắt đầu, nên việc đánh giá, phân loại giáo viên bắt buộc phải thực hiện theo Nghị định 90 mới.

Trong đó 2 nội dung mới và quan trọng là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm và cũng không có chỉ tiêu bao nhiêu % đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên việc đánh giá phân loại giáo viên sẽ có lợi hơn, thực chất hơn.

Những nội dung trong Nghị định đã quy định khá chi tiết và rõ ràng, nên các địa phương trong năm học này căn cứ Nghị định 90 trên, theo hướng dẫn của tỉnh hoặc tự cơ sở xây dựng chi tiết các tiêu chí để đánh giá phân loại theo Nghị định 90 trên mà không cần chờ cấp trên hướng dẫn thêm.

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để làm gì?

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có ý nghĩa quan trọng là để cho giáo viên tự đánh giá năng lực của bản thân so với yêu cầu quy định của ngành xem bản thân còn thiếu những gì, mạnh ở điểm gì để từ đó có kế hoạch rèn luyện và phấn đấu .

Đánh giá trọng giáo dục mầm non là gì?

Trong giáo dục mầm non, đánh giá là một phương pháp quan trọng để đo lường sự tiến bộ của trẻ trong quá trình học tập và phát triển. Đây là một quá trình đánh giá cần được thực hiện đúng cách. Để đảm bảo rằng các bé được hỗ trợ và định hướng phát triển theo đúng hướng nhất.

Lương của giáo viên mầm non là bao nhiêu?

Theo đó, mức lương của giáo viên mầm non là viên chức cũng sẽ tăng. Như vậy, từ ngày 01/07/2023, mức lương áp dụng cho giáo viên mầm non là viên chức sẽ từ 3.618.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng. Lưu ý: Lương trên chỉ là lương theo hệ số, chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác theo quy định.

Giáo viên tiếng Anh mầm non cần những gì?

Giáo viên mầm non: Để đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng, giáo viên mầm non cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: - Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non. - Có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.