Hướng dẫn chống thấm trần nhà năm 2024

Trần nhà xuất hiện các vết nứt chân chim và dần lan rộng; nước nhỏ giọt từ các vết nứt xuống phía dưới… Nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề thấm dột từ các vết nứt trên trần nhà, hãy cùng Nhà Việt xem ngay cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả nhất hiện nay để xử lý các vấn đề thấm dột hoàn toàn.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vết nứt trên trần nhà và kéo theo các vấn đề thấm dột bao gồm:

  • Sử dụng các vật liệu không đảm bảo trong quá trình thi công trần nhà dẫn tới hạng mục xuống cấp nhanh trong thời gian ngắn.
  • Tác động từ các yếu tố bên ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ cao gây nên tình trạng sốc nhiệt bê tông và tạo nên các vết nứt vỡ.
  • Trần nhà bị thấm dột từ sàn mái, sân thượng hoặc phòng vệ sinh tầng trên xuống phía dưới.
  • Các hộ gia đình có sân thượng xây dựng hệ thống thoát nước kém, nước đọng lâu ngày khi trời mưa gây nên các vết nứt và thấm dột xuống trần nhà.
  • Không thi công chống thấm trần nhà ngay từ đầu hoặc thi công chống thấm nhưng chưa hiệu quả không đúng kỹ thuật.

Vậy làm cách nào để xử lý vấn đề thấm dột và các vết nứt trần nhà một cách an toàn, hiệu quả? Cùng Nhà Việt xem ngay những phương án chống thấm trần nhà bị nứt triệt để nhất dưới đây nhé!

Những lưu ý khi chống thấm trần nhà bị nứt

Trước khi thi công chống thấm trần nhà bị nứt bạn cần hiểu rõ tình trạng các vết nứt trần nhà.

Đối với các vết nứt nhỏ

Các bết nứt nhỏ trên trần nhà

Nếu trần nhà xuất hiện các vết nứt nhỏ với số lượng ít thì công việc chống thấm sẽ đơn giản hơn bạn có thể tiến hành phun, quét trực tiếp hóa chất chống thấm lên bề mặt để lấp kín các vết nứt và ngăn chặn thấm dột hiệu quả.

Đối với các vết nứt vỡ lớn

Trong trường hợp các vết nứt nghiêm trọng chồng chéo lên nhau thì chúng ta cần xử lý kỹ lưỡng từng vết nứt vỡ theo các bước:

  • Xử lý bằng máy bơm áp lực để làm sạch vết nứt
  • Cắt bề mặt bê tông theo hình chữ V đối với vết nứt rạn bề mặt
  • Dùng xi lanh để bơm keo chống thấm vào vết nứt

Sau khi vết nứt được xử lý kỹ lưỡng bạn có chọn phương án chống thấm phù hợp để tiến hành chống thấm cho toàn bộ bề mặt trần nhà giúp loại bỏ vấn đề thấm dột và bảo vệ bề mặt dài lâu.

Cách chống thấm trần nhà bị nứt triệt để 100%

Để thi công chống thấm trần nhà bị nứt bạn có thể lựa chọn một trong số những phương án sau:

1. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng keo chống thấm

Keo chống thấm là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất để xử lý các vị trí vết nứt gây thấm dột từ nhỏ đến lớn. Keo chống thấm có ưu điểm:

  • Độ bền cao kết cấu dính tuyệt hảo có thể trám các vết nứt.
  • An toàn và có thể sử dụng cho cả công trình cũ và mới.
  • Dễ dàng thi công bằng chổi hoặc bình phun Bơm keo chống thấm

Cách chống thấm vết nứt trần nhà bằng keo chống thấm:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt cần chống thấm. Vệ sinh làm sạch trần, bóc hết các lớp vảy, vữa yếu bên ngoài.
  • Bước 2: Quét lớp mỏng keo chống thấm lên bề mặt trần nhà đợi keo khô sau đó quét lớp thứ 2.
  • Bước 3: Kiểm tra lại hiệu quả chống thấm và tính thẩm mỹ

2. Sika chống thấm trần nhà bị nứt

Sika là vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay! Sika có những ưu điểm nổi bật như:

  • Khả năng kết dính cực tốt
  • Hiệu quả chống thấm cao
  • Thi công nhanh chóng dễ dàng

Để chống thấm những vết nứt nhỏ trên trần nhà, Sika chính là một trong những lựa chọn hoàn hảo nhất. Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Quét sạch sẽ bụi bẩn, loại bỏ vữa yếu, vữa thừa trên bề mặt trần nhà.
  • Bước 2: Thi công chống thấm: Đổ sika vào những vị trí vết nứt, các rãnh trên trần nhà sau đó tiến hành phun, quét 2 – 3 lớp Sika chống thấm (mỗi lớp cách nhau 4 – 6h) lên toàn bộ bề mặt trần nhà.
  • Bước 3: Hoàn tất chống thấm, nghiệm thu bàn giao công trình đến khách hàng, Quét Sika chống thấm trần nhà

3. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng Kova

Bên cạnh Sika thì Kova cũng là vật liệu chống thấm hiệu quả dành cho trần nhà có các vết nứt nhỏ. Kova chống thấm có ưu điểm.

  • Khả năng chống kiềm hóa cao
  • Độ bám dính tốt trên các bề mặt
  • Hiệu quả chống thấm đảm bảo
  • Không độc hại, an toàn cho người thi công và sử dụng

Quy trình chống thấm trần nhà bị nứt bằng Kova như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
  • Bước 2: Quét Kova chống thấm lấp kín vết nứt vỡ sau đó tiến hành phun, quét 2 – 3 lớp Kova chống thấm lên toàn bộ bề mặt trần nhà.
  • Bước 3: Hoàn tất chống thấm, nghiệm thu bàn giao công trình đến khách hàng,

4. Sơn chống thấm trần nhà bị nứt

Sơn chống thấm là vật liệu chống thấm quen thuộc với hiệu quả chống thấm đảm bảo, thành phần an toàn không độc hại và quy trình thi công đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao.

Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn chống thấm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm

Bước 2: Thi công sơn chống thấm trần nhà: Tiến hành phun, quét 2 – 3 lớp sơn chống thấm lên để lấp kín các vết nứt vỡ.

Bước 3: Hoàn tất chống thấm, nghiệm thu bàn giao công trình đến khách hàng,

Sơn chống thấm trần nhà bị nứt

5. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng nhựa đường

Nhựa đường là vật liệu cho khả năng chống thấm nước vượt trội thường được dùng phổ biến trong chống thấm sàn mái cũng như trần nhà.

Ưu điểm của nhựa đường trong chống thấm đó là:

  • Khả năng bám dính mạnh
  • Tính dẻo dai, độ đàn hồi tốt
  • Chịu được áp lực của nước
  • Khả năng trám bít các vết nứt và khe hở cực tốt
  • An toàn không độc hại
  • Tính bền vững và tuổi thọ cao

Quy trình thi công chống thấm trần nhà bằng nhựa đường như sau:

Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần chống thấm

Sau khi làm sạch bề mặt trần nhà tiến hành quét 1 lớp lót Asphalt primer

Bước 2: Thi công chống thấm trần nhà

  • Đun sôi nhựa đường và pha thêm dầu DO
  • Dùng con lăn quét nhựa đường lên các vị trí vết nứt

Bước 3: Thử nước và nghiệm thu

Sau khi lớp nhựa đường khô hoàn toàn tiến hành bơm thử nước lên bề mặt để kiểm tra hiệu quả chống thấm. Sau cùng quét lớp xi măng mỏng lên phía trên để bảo vệ bề mặt và tiến hành sơn, sửa trả lại trần nhà mới đẹp cho khách hàng.

6. Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng tự dính

Màng chống thấm hay màng bitum tự dính có dạng tấm, có khả năng chịu nhiệt, chịu lực cực tốt giúp ngăn chặn nước triệt để.

Quy trình chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng tự dính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm

Làm sạch trần nhà quét sạch bụi bẩn trên bề mặt, loại bỏ các lớp vữa yếu.

Bước 2: Thi công chống thấm trần nhà bị nứt

Trước tiên cần dùng keo trám các vết nứt trên trần nhà sau đó thi công chống thấm toàn bộ trần nhà bằng màng bitum.

Đầu tiên cần tiến hành quét lớp Primer để tăng khả năng bám dính sau đó dán màng tự dính lên trần nhà một cách kín kẽ.

Dùng màng bitum chống thấm

Bước 3: Thử nước và nghiệm thu kỹ lưỡng đảm bảo xử lý triệt để các vị trí thấm dột

7. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng khò nóng

Màng chống thấm khò nóng giúp chống thấm nước tuyệt đối lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe và với môi trường xung quanh.

Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng khò nóng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm

Làm sạch trần nhà quét sạch bụi bẩn trên bề mặt, loại bỏ các lớp vữa yếu.

Bước 2: Thi công chống thấm trần nhà bị nứt

Trước tiên cần xử lý các vết nứt trên trần nhà bằng keo chống thấm sau đó tiến hành dán màng khò nóng lên toàn bộ trần nhà theo các bước:

  • Đo cắt màng chống thấm (yêu cầu cắt các mép nối chồng lên nhau 50 – 60mm)
  • Quét lớp primer gốc bitum lên bề mặt trần nhà để tăng độ bám dính
  • Dán màng chống thấm sau đó dùng đèn khò phấn dưới màng đến khi bề mặt bitum có độ nóng và chảy mềm thì thực hiện dán xuống bề mặt. Sau đó dùng con lăn miết chặt màng lên bề mặt đảm bảo không có bọt khí.
  • Cuối cùng cán thêm một lớp vữa bảo vệ lên trên màng bitum để bảo vệ màng

Bước 3: Thử nước và nghiệm thu kỹ lưỡng

Thợ chống thấm trần nhà chuyên nghiệp tại TPHCM

Để xử lý chống thấm triệt để đặc biệt là với các vị trí nứt dột trên trần nhà chắc chắn bạn cần tìm đến đội ngũ thợ thi công giàu kinh nghiệm.

Bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn cách chống thấm trần nhà bị nứt nào tối ưu nhất! Lựa chọn đội ngũ thợ chống thấm nào uy tín để chống thấm dột triệt để cho trần nhà? Hãy liên hệ ngay chống thấm Nhà Việt.

Thợ chống thấm trần nhà chuyên nghiệp tại TPHCM

Ưu điểm của dịch vụ chống thấm Nhà Việt:

  • Hơn 10 năm kinh nghiệm chống thấm – Nhà Việt đã và đang thi công chống thấm triệt để cho hàng ngàn hạng mục lớn nhỏ.
  • Đội ngũ kỹ sư thợ chống thấm đông đảo và giàu kinh nghiệm – đảm bảo thi công chống thấm chuyên nghiệp, đúng chuẩn kỹ thuật.
  • Cam kết vật tư chính hãng – Lựa chọn các vật liệu chính hãng mang hiệu quả chống thấm cao
  • Giá thi công chống thấm cạnh tranh – Quý khách hàng luôn được báo giá công khai minh bạch trước khi thi công chống thấm
  • Chế độ bảo hành chất lượng dài lâu – Bảo trì, kiểm tra định kỳ các hạng mục 6 tháng/ lần theo yêu cầu

Quy trình chống thấm chuyên nghiệp, tỉ mỉ

Đối với mỗi công trình, hạng mục, Nhà Việt luôn cử thợ chống thấm giàu kinh nghiệm đến khảo sát trực tiếp kỹ lưỡng sau đó mới tư vấn khách hàng lựa chọn phương án, vật liệu chống thấm tối ưu phù hợp với nhu cầu.

  • Kiểm tra kỹ lưỡng các vết nứt vỡ và nguyên nhân gây nứt vỡ trần nhà
  • Tư vấn cách chống thấm trần nhà bị nứt tối ưu cho khách hàng
  • Thi công chống thấm tỉ mỉ đúng chuẩn kỹ thuật bởi đội ngũ thợ tay nghề cao

Nhà Việt cam kết chống thấm triệt để cho trần nhà, xử lý các vết nứt một cách an toàn, tỉ mỉ không lo thấm lại.

Đừng để vết nứt thiếu thẩm mỹ, lại mất an toàn làm bạn lo lắng thêm nữa! Gọi ngay thợ chống thấm Nhà Việt chúng tôi sẽ giúp bạn xử lý triệt để mọi vấn đề thấm dột trần nhà và bảo vệ công trình dài lâu.

Chủ đề