Hướng dẫn cách luộc củ mình tinh năm 2024

Mà hình như cái giống cây này chỉ trồng một lần thôi rồi sau đó sẽ tự mọc lên xanh tốt dọc bên bờ ao, quanh hàng rào; cứ trên chuối dưới là bình tinh. Những hàng bình tinh rậm rạp, chen nhau mọc cũng là nơi cư trú của lũ ếch, nhái, châu chấu, chuồn chuồn. Chúng sinh sôi, trú ngụ tự nhiên và cứ chiều về là cất lên một bản đồng ca của vườn nhà...

Hướng dẫn cách luộc củ mình tinh năm 2024

Củ bình tinh.

Ở nhà tôi cũng vậy. Bên con khe mội Ong nước chảy quanh năm là một hàng bình tinh hay củ chuối luôn luôn rậm rạp. Bình tinh thì hình như không nở hoa nhưng lá của chúng thì không bao giờ vàng cả. Khi bình tinh đang xanh thì mạ tôi đã chọn những lá đẹp cắt vô nhà để gói bánh lọc.

Có khi nhiều lá quá thì mạ rửa sạch lá, nách rổ mang ra chợ bán. Rồi đến những ngày tháng Một, tháng Chạp khi đang còn mùa nông nhàn, nhà mô trong xóm của tôi cũng nhổ bình tinh lấy củ trước là nấu ăn sau là bào cũ làm bột chuẩn bị cho Tết. Một bụi bình tinh như vậy có thể cho đến 10 củ hoặc nhiều hơn nữa. Củ bình tinh màu trắng, có từng đốt, to bằng ngón chân cái.

Khi nào cũng vậy, nhổ xong mấy rổ bình tinh, mạ lựa những củ to nhất đem lột vỏ và rửa sạch bắc lên bếp luộc. Củ bình tinh luộc chẳng thể gọi là món ngon nhưng ăn vui miệng và không làm nóng cổ như khoai hay như sắn... Những rá bình tinh bốc hơi, thơm dìu dịu trong những buổi chiều đông lạnh bên bếp lửa hồng là một trong những khoảnh khắc của những đứa trẻ quê những năm 1980 của thế kỷ trước như tôi vẫn còn nhớ. Củ bình tinh mới luộc xong ăn ngon nhất, bởi khi đó củ còn ấm, còn mềm. Mà ăn nóng thì hình như củ bình tinh ít xơ hơn... Tuy nhiên, bột bình tinh là một thứ bột thượng hạng, là món quà của đất đai quê nhà dành cho người dân quê. Trước Tết mà nhà mô mài được vài ký bột bình tinh thì quý lắm. Bột bình tinh đổ bánh thuẫn hay làm bánh in ngon hơn bột nếp hay bột năng nhiều phần...

Hướng dẫn cách luộc củ mình tinh năm 2024

Bánh thuẫn.

Không chỉ ngon mà cái bánh in làm từ bột bình tinh màu trắng tinh, còn cái bánh thuẫn đổ từ bột bình tinh thì màu vàng tươi hơn lại nở to hơn... Một người bạn của tôi kể rằng: “Em vẫn nhớ mệ nội em trồng rất nhiều cây bình tinh ở dọc hai bên bờ ao. Mệ xay rồi làm bột bình tinh và đến Tết mệ cho nhà em để làm bánh thuẫn! Làm bánh thuẫn bằng bột bình tinh vừa thơm, bánh dậy, khi sấy lên bánh xốp thơm ngon và không bị dai! Em vẫn nhớ những cái Tết thời đó, qua tháng Chạp là nhớ mạ nhổ bình tinh, rồi cả mấy chị em ngồi lột vỏ để mạ đem đi xay. Vậy là Tết năm nớ có bánh thuẫn ngon...”

Cũng đã lâu lắm rồi, tôi không ăn củ bình tinh những buổi tối mùa Đông và có khi là cả ăn bữa sáng nữa trước khi đạp xe tới trường học. Sáng cuối năm, thấy một dì bán củ bình tinh bên hông chợ An Cựu. Tôi dừng lại mua ngay. Chỉ mấy chục ngàn thôi mà mua được cả một khoảng trời hoài niệm...

Cuối xuân đầu hạ cũng là lúc nhiều nhà dỡ đất thu hoạch củ khoai dong. Đây là loại củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao bọc, nạc trắng. Ở các tỉnh miền Nam còn gọi là mì tinh, huỳnh tinh, bình tinh, miền Bắc gọi là củ dong và ở một số tỉnh thành miền Trung thì gọi là khoai lặn.

Khoai dong trắng là giống như lá nghệ, củ trắng dài có từng mắt, luộc ăn dẻo hoặc mài lấy bột. (Không nên nhầm khoai dong với hoàng tinh trong thuốc bắc). Đây là cây cỏ cao 0.5-0,7 m, củ dài có hai hàng vảy bao lại. Lá tròn dài gân song song, có cuống, chùm ở chót. Hoa màu trắng, nang một hạt, hạt đỏ cơm vàng. Củ ăn được, có chứa 85-90% chất tinh bột. Khoai dong được thuần hóa ở Florida, nhưng chủ yếu được trồng ở vùng Caribe (Jamaica và St. Vincent), Australia, Đông Nam Á, Nam và Đông Phi. Miến dong không được làm từ loài này mà làm từ dong riềng (còn gọi là dong tây) thuộc chi Canna.

Xưa kia khoai dong luôn là “người anh em” đồng cam cộng khổ cùng với các loại khoai sắn khác trong kho lương thực của những nhà nghèo. Bên cạnh đó, khoai dong còn có công dụng trong việc chữa say nắng. Khi bị say nắng, ta chỉ cần lấy một củ rửa sạch nhai nhỏ, nuốt nước dần dần, nếu miệng cứng không nhai được thì giã nhỏ, vắt lấy nước cho uống thì sẽ khỏi trong chốc lát.

Hướng dẫn cách luộc củ mình tinh năm 2024

Khoai dong luộc và những cơn thèm mùa gió bấc

Khi mùa gió bấc về, mùa vụ cũng đang còn thảnh thơi, lúa bát ngát rợp xanh vươn mình trong ánh nắng xuân, bởi vậy kiếm những món ăn chơi dân giã của một vùng quê ấy là lẽ thường tình rồi, lúc này lại vào mùa khoai dong “nứt đất”.

Khoai dong úa lá ngã vàng, dưới gốc đất đã nứt ra từng đường như dây thừng, ra vườn lấy dao tỉa bớt mớ lá, đưa cuốc lên phụp hai nhát quanh bụi, quơ tay nhấc lên, bụi khoai nặng trịch được nhấc lên lúc lỉu những củ trắng ươm lăn tròn. Vậy là công tác đào khoai đã xong trong nháy mắt.

Công đoạn tiếp theo là bỏ vào thau nước rửa sạch bùn đất. Dùng dao gọt bỏ những phần già. Lột lớp vỏ phủ bên ngoài, cắt thành khúc ngắn cho vào nồi với một ít nước ngập xăm xắp cùng nhúm muối bọt cho có vị đậm đà. Sau đó, bắc nồi lên bếp nấu sôi khoảng 30 phút. Dùng đũa xom thử thấy củ khoai mềm là chín. Thế là, nhắc nồi xuống đổ ra rổ, xếp ra dĩa và thưởng thức.

Những người biết cách ăn thường dùng tay nhón lấy củ khoai dong cho vào miệng nhai chậm rãi, nuốt chất bột tinh túy, nhả phần xơ, như thế mới cảm nhận được hương vị bùi bùi, giòn, thơm của thứ củ ân tình dân giã miền quê này.

Ngoài khe cửa, gió bấc giật từng cơn… người xa xứ không chỉ thèm vị ngọt khoai dong, mà còn thèm cả cái hơi ấm của bếp lửa hồng, thèm nghe tiếng gió xào xạo trên mái nhà và tiếng bát đũa va chạm nhau loảng xoảng…