Hướng dẫn cách ghi bản khai nhân khẩu

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu là loại giấy tờ không thể thiếu khi cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu, tách hộ khẩu hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào khác liên quan đến sổ hộ khẩu. Và được pháp luật quy định biểu mẫu cụ thể để người dân dễ sử dụng và bớt khó khăn trong công tác hành chính.

Phavila xin chia sẻ đến quý độc giả các thông tin liên quan cũng như biểu mẫu chính xác nhất để nộp lên cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý.

Nội dung bài viết

Sổ hộ khẩu là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thể theo dõi và quản lý nơi cư trú của công dân. Chính vì vậy, khi có sự thay đổi về hộ khẩu nhân khẩu, công dân phải thực hiện thông báo lên cơ quan có thẩm quyền.

Tại Thông tư 36/2014/TT-BCA của Bộ công an có quy định các trường hợp cần sử dụng biểu mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu bao gồm:

  • Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;
  • Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
  • Thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú;
  • Xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú;
  • Tách sổ hộ khẩu;
  • Đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
  • Cấp giấy chuyển hộ khẩu;
  • Xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú;
  • Gia hạn tạm trú.

Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu – HK02

Hướng dẫn cách ghi bản khai nhân khẩu
Mẫu HK-02_Trang 01

Hướng dẫn cách ghi bản khai nhân khẩu
Mẫu HK-02_Trang 02

Cách điền nhanh phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu

1. Tiêu đề

Tại dòng “Kính gửi”: Ghi cơ quan Công an cấp trên trực tiếp và cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú. Ví dụ: Kính gửi: Công an nhân dân huyện Trảng Bom / Công an nhân dân xã Hưng Thịnh

2. Thông tin về người viết phiếu báo

✅ Họ và tên: Viết in hoa, đầy đủ dấu;

✅ Giới tính: Nữ / Nam;

✅ CMND số: Ghi đầy đủ số trên CMND hoặc CCCD;

✅ Hộ chiếu số: Ghi đầy đủ số hộ chiếu, nếu chưa có thì để trống;

✅ Nơi thường trú: Ghi theo địa chỉ đăng ký trên Sổ hộ khẩu của người viết phiếu báo. Ghi đầy đủ số nhà, đường phố; tổ, thôn, xóm, bản, buôn…; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

✅ Địa chỉ chỗ ở hiện nay: Nếu bạn cư trú giống trong sổ hộ khẩu thì ghi lại địa chỉ nơi thường trú, nếu cư trú khác nơi thường trú thì điền chỗ ở hiện tại;

✅ Số điện thoại liên hệ: Bạn nên điền đầy đủ thông tin số điện thoại để cơ quan công an có thể liên hệ khi cần thiết.

Hướng dẫn cách ghi bản khai nhân khẩu

3. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

✅ Họ và tên: Viết in hoa, đầy đủ dấu;

✅ Giới tính: Nữ / Nam;

✅ Ngày, tháng, năm sinh: Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch như trên Chứng minh nhân dân (tránh ghi ngày âm lịch);

✅ Dân tộc: Bạn thuộc dân tộc nào thì ghi dân tộc đó theo thông tin trong giấy khai sinh nếu có, hoặc sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy tờ khác có thông tin này;

✅ Quốc tịch: Ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch khác (nếu có);

✅ CMND số: Ghi đầy đủ số trên CMND hoặc CCCD;

✅ Hộ chiếu số: Ghi đầy đủ số hộ chiếu, nếu chưa có thì để trống;

✅ Nơi sinh: Bạn cần ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;

✅ Nguyên quán: Ghi quê quán theo giấy khai sinh đã khai. Nếu giấy khai sinh không có thông tin này thì ghi theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ theo tập quán;

* Lưu ý: Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.

✅ Nghề nghiệp, nơi làm việc: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc;

✅ Nơi thường trú: Ghi theo địa chỉ đăng ký trên Sổ hộ khẩu. Ghi đầy đủ số nhà, đường phố; tổ, thôn, xóm, bản, buôn…; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

✅ Địa chỉ chỗ ở hiện nay: Nếu bạn cư trú giống trong sổ hộ khẩu thì ghi lại địa chỉ nơi thường trú, nếu cư trú khác nơi thường trú thì điền chỗ ở hiện tại;

✅ Số điện thoại liên hệ: Bạn nên điền đầy đủ thông tin số điện thoại để cơ quan công an có thể liên hệ khi cần thiết.

✅ Họ và tên chủ hộ & Quan hệ với chủ hộ:

  • Trường hợp cá nhân đi đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;
  • Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì ghi theo thông tin chủ hộ đồng ý cho nhập vào, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;
  • Trường hợp đi điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ, tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã đăng ký.

✅ Nội dung thay đổi hộ khẩu nhân khẩu: Ghi tóm tắt nội dung bạn muốn thay đổi, ví dụ như: đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, điều chỉnh sổ hộ khẩu…;

✅ Những người cùng thay đổi: Nếu có thì điền vào, nếu không thì bỏ trống.

✅ Ý kiến của chủ hộ: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu…; sau đó chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên cùng với ngày, tháng, năm đi đăng ký;

✅ Xác nhận của Công an: Do người có thẩm quyền của Cơ quan công an xác nhận.

Các bước đăng ký thay đổi hộ khẩu – nhân khẩu đơn giản nhất

▶ Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu đã điền đầy đủ thông tin như hướng dẫn ở trên kèm với các giấy tờ theo yêu cầu của từng nội dung cần đăng ký.

▶ Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan công an có thẩm quyền giải quyết tùy từng trường hợp.

▶ Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ theo giấy hẹn. Lưu ý: Kết quả có thể thành công hoặc thất bại.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn viết Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu mà Phavila xin lưu ý đến Qúy khách hàng.

Dịch vụ hỗ trợ thay đổi hộ khẩu nhân khẩu tại Công ty Phavila

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các cá nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một cá nhân cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là: