Hướng dẫn cách đọc sách nhanh

Một số người cho rằng việc đọc sách sâu, đọc sách chất lượng mới là điều cần ưu tiên. Chúng ta không phủ nhận điều này. Hơn hết, nếu rèn cho mình một thói quen đọc sách nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo độ hiểu sâu những kiến thức mà sách mang lại nhiều lợi ích hơn như:

1 Giúp cải thiện trí nhớ:

Đọc sách nhanh là một phương pháp rèn luyện trí não, tạo điều kiện cho bộ não được hoạt động ở mức độ cao khi phải tiếp thu thông tin nhanh hơn, các dân thần kinh nơ ron sẽ được kích hoạt, liên kết chặt chẽ hơn để xử lý thông tin. Từ đó, càng rèn luyện tốc độ đọc, càng giúp chúng ta nhớ lâu hơn.

2 Tăng độ tập trung:

Khi đọc một cuốn sách, để nắm bắt và hiểu được nội dung với tốc độ đọc nhanh, bạn cần tập trung cao độ. Dần dần theo thời gian, nó sẽ rèn luyện cho bạn khả năng tập trung khi làm bất kỳ việc gì.

3 Tăng sự tự tin:

Những kiến thức bạn tích lũy và học hỏi nhờ khả năng đọc nhanh sẽ giúp bạn tự tin hơn khi am hiểu về lĩnh vực nào đó. Bạn có đủ tự tin đưa ra quan điểm khi bàn luận một vấn đề nào đó mà bạn hứng thú và đã đọc trước đó

4 Khả năng tư duy logic:

Trong khi đọc sách, bên cạnh tốc độ đọc nhanh, quá trình bạn tiếp thu và tư duy phản biện cũng giúp suy nghĩ của bạn sắc bén hơn, logic hơn.

5 Tăng hiệu quả nghiên cứu và trong công việc:

Trong học tập nghiên cứu, một số công việc đòi hỏi bạn phải từ mày mò, tìm hiểu, thu thập thông tin để làm báo cáo hay nghiên cứu sinh (nghiên cứu sinh bậc thạc sĩ, tiến sĩ). Khi có quá nhiều tài liệu và sách cần nghiên cứu, kỹ thuật đọc nhanh sẽ giúp bạn thu thập được những ý chính quan trọng để ôn tập, chuẩn bị những kỳ thi, cũng như giúp bạn giải quyết các vấn đề trong công việc mà bạn gặp phải.

Mẹo đọc sách nhanh hiệu quả

Hướng dẫn cách đọc sách nhanh

Để có một phương pháp đọc sách nhanh hiệu quả, trước hết bạn cần xác định mục đích đọc sách của mình là gì? Bạn hứng thú và mong muốn học hỏi lĩnh vực gì? Từ đó chọn cho mình cuốn sách phù hợp để rèn luyện kỹ năng đọc được tốt hơn. Sau đây là một số hướng dẫn cách đọc sách nhanh mà bạn có thể tham khảo:

1. Đọc lướt

Đây cũng là cách đọc sách nhanh của người Nhật, theo như Atsushi Innami tác giả của cuốn “ Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời’’, ông khuyên rằng chỉ nên đọc 5 dòng đầu và dòng cuối cuốn sách, xác định từ khóa và đọc.

Kỹ thuật đọc lướt (scan/skim) bao gồm đọc tiêu đề để biết chủ đề cuốn sách là gì, mục lục (hiểu các ý chính của sách sẽ được triển khai là gì), đọc phần tóm tắt (liệu mình có hứng thú với những nội dung này hay không?). Mục tiêu của việc đọc lướt nhanh này sẽ giúp bạn quyết định chọn sách đọc có chủ đích, giúp bạn tiết kiệm thời gian vào những cuốn đáng đọc hơn.

2. Đọc phần review sách

Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết review nhận xét về cuốn sách mà bạn có ý định đọc. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nội dung của cuốn sách, giọng đọc, cách triển khai vấn đề của tác giả để giúp bạn đọc sách có chọn lọc hơn. Rèn luyện tốc độ đọc không chỉ là một kỹ năng mà nó là một quá trình bắt đầu trước khi bạn đọc một trang sách nào đó.

3. Dừng thói quen đọc thầm trong đầu (subvocalization)

Thói quen đọc thầm trong đầu, hay đọc từng chữ bằng miệng sẽ làm giảm tốc độ đọc của bạn, vì tốc độ đọc trung bình của mỗi người thường là 100-160 từ mỗi phút. Do đó mà tốc độ đọc cũng bị ảnh hưởng. Để tăng tốc độ đọc bạn nên đọc lướt bằng mắt thay vì đọc thầm trong đầu hay bằng miệng

4. Đọc theo cụm từ, đoạn từ (Word Chunking)

Quan trọng việc đọc là để nắm ý chính. Thay vì đọc từng chữ, bạn có thể luyện cụm từ để nắm nội dung chính. Trong thời gian mới luyện tập bạn có thể bắt đầu đọc 4-5 chữ một lần, rồi tăng lên đọc theo cả cụm từ (9 từ) dần dần để tăng tốc độ đọc nhanh hơn.

5. Theo nhịp độ tay

Dùng ngón trỏ, thước kẻ, hoặc bút chì như công cụ để dẫn nhịp đọc và căn chỉnh tốc độ mắt, theo dõi chuyển động. Di chuyển ngón tay chạy theo các dòng chữ theo đường Zig-Zag. Kỹ thuật này sẽ hạn chế việc bạn đọc thầm bằng miệng, giúp bạn tập trung tăng tốc độ đọc nhanh hơn.

6. Hạn chế quay đầu đọc lại (regression-hồi quy)

Một số người có thói quen quay lại đọc những đoạn văn trước hoặc câu trước vì không hiểu hoặc không nhớ nội dung câu văn trước. Nguyên nhân khiến bạn quên hoặc không hiểu nội dung trước chủ yếu là do mất tập trung. Nếu đọc quy hồi lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bạn đọc chậm hơn, đồng thời khiến bạn mất động lực, thiếu hứng thú khi đọc. Vì vậy bạn có thể bỏ phần trước và tập trung đọc những phần tiếp theo để bắt lại nhịp đọc.

7. Tóm tắt lại nội dung đã đọc

Sau khi đọc xong, việc ghi chú và tổng hợp lại kiến thức là rất quan trọng. Phương pháp hiệu quả để hệ thống lại kiến thức bạn có thể sử dụng là vẽ mind map để tóm tắt lại và lưu trữ thông tin. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ lại hoặc tranh luận những vấn đề trong sách với người khác, điều này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Trong bài viết này Akishop đã cung cấp cho các bạn 7 mẹo đọc sách nhanh hữu ích góp phần khiến việc đọc sách trở nên hứng thú và hiệu quả hơn. Hãy cầm ngay 1 cuốn sách để thực hành ngay nào. Chúc các bạn thành công!