Hướng dẫn cách chăm em bé sơ sinh năm 2024

Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là một việc dễ dàng. Nếu bạn vừa từ bệnh viện trở về nhà và bắt đầu chăm con nhỏ, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối! Nếu chưa sẵn sàng, gia đình có thể giúp bé ăn dặm trong khoảng thời gian nào, nhưng cách cho bé ăn dặm như thế nào là có lợi nhất cho sự phát triển của bé, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây nhé.

Sự yêu thương và chăm sóc

Tình cảm chân thành và yêu thương con sẽ giúp ba mẹ trải qua giai đoạn đầy thử thách cùng bé. Bé sẽ khóc, ăn, ngủ không theo giờ giấc nhất định khiến ba mẹ mệt mỏi. Cùng yêu thương và chăm sóc bé nhé.

Cho em bé đi tắm

Nên tắm cho bé 1-2 lần / tuần để bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Trải khăn trong bồn tắm để tránh bị trượt, sau đó đổ nước ấm sâu 5 đến 7 cm. Cho xà phòng em bé lên người, xoa nhẹ rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó đặt trẻ lên khăn khô và lau sạch.

\>>> Xem thêm: 5 loại lá tắm cho trẻ sơ sinh triệt tiêu mụn nhọt, rôm sẩy

Cho ăn

Em bé cần được bú nhiều hơn ba lần một ngày. Trẻ sơ sinh khóc khi đói. Tuy nhiên, không thể cho trẻ ăn những thức ăn mà người lớn đã ăn mà trẻ phải uống sữa công thức hoặc sữa mẹ. Trước khi kê đơn sữa, bạn có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ về các phương pháp và biện pháp phòng ngừa cho con bú.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã no:

  • ✦ Thay 4 ~ 6 tã mỗi ngày
  • ✦ Tươi cười, tỉnh táo
  • ✦ Tăng cân

Cách cho trẻ sơ sinh ngủ

Trẻ sơ sinh nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng bằng cách ngủ. Càng ngủ, chúng càng ít khóc. Hãy tập cho bé thói quen ngủ vào những thời điểm bình thường, chẳng hạn như 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều, 5 giờ chiều và 7 giờ tối. Trẻ sơ sinh nói chung phải ngủ 16 tiếng một ngày, nhưng độ dài của thời gian ngủ ở mỗi bé là khác nhau. Nếu trong phòng ngủ của trẻ thường sử dụng điều hòa thì ca mẹ hãy để ý thêm về nhiệt độ điều hòa phù hợp cho trẻ sơ sinh nữa nhé.

Tập cho trẻ nằm sấp

Trẻ sơ sinh cần cho trẻ nằm khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày. Bác sĩ cho rằng nằm sấp rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Tập nằm sấp giúp trẻ nằm sấp khi ngủ mà không bị ép mình và tránh bị ngạt thở.

Sự hỗ trợ từ người thân

Bạn cần thiết lập một hệ thống chăm sóc hợp lý, có nghĩa là bạn phải cho phép gia đình và bản thân được nghỉ ngơi và chăm sóc em bé. Bạn có thể phải sắp xếp để chồng, bố mẹ vợ và bố mẹ chồng tham gia vào nhóm chăm sóc trẻ sơ sinh. Đồng thời, bạn phải đảm bảo rằng ít nhất một người có thể đáp ứng nhu cầu của bạn và con bạn bất cứ lúc nào.

Làm dịu đứa trẻ đang khóc

Trẻ quấy khóc, có thể do nước tiểu ướt, đói, quá lạnh, quá nóng, v.v. Bạn có thể thử xem tã, cho chúng ăn và nếu không hiệu quả, hãy thử mặc thêm quần áo hoặc cởi quần áo của chúng. Bạn cũng có thể vỗ về chúng nhẹ nhàng và ngâm nga một bài hát ru. Bạn cũng có thể cho chúng ngậm núm vú giả hoặc để chúng nằm xuống. Đôi khi trẻ khóc mà không có lý do gì và bạn không cần phải làm gì cả. Chúng khóc chỉ tiêu hao năng lượng dư thừa và sau đó dần dần chìm vào giấc ngủ.

Tương tác với em bé của bạn

Trẻ sơ sinh không có nhiều hoạt động đa dạng mà cứ để trẻ nằm một chỗ sẽ rất chán. Hãy tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách hoặc cho trẻ đi dạo công viên mỗi ngày một lần, nói chuyện , treo những bức tranh nhiều màu sắc trong phòng, chơi nhạc cho trẻ nghe...Kiểm tra lại. Hai tuần sau khi sinh con, bạn cần đưa con đến bệnh viện để xem xét. Về những lưu ý khi tái khám, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn khi bạn xuất viện.

Phương tiện di chuyển khi có bé

Trước khi xuất viện, hãy trang bị ghế an toàn cho bé để đảm bảo an toàn cho bé khi ngồi trên xe. Cài đặt ghế an toàn trong xe và để em bé thích nghi với việc ngồi trên ghế của chính mình khi đi du lịch càng sớm càng tốt. Hoặc nếu là xe máy thì bạn cần che chắn cẩn thận cho trẻ để tránh khói bụi nhé.

Hy vọng, với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh đã được nêu trên, các bậc phụ huynh sẽ có thể nuôi dạy bé theo cách tốt nhất có thể để giúp trẻ phát triển toàn diện. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh nhé.

Những người lần đầu làm mẹ chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự bỡ bỡ và nhiều khi là stress vì con hay quấy khóc, ốm vặt. Vậy có bí quyết chăm trẻ sơ sinh nào giúp con phát triển khỏe mạnh, mẹ không căng thẳng và rèn con theo khuôn khổ ngay từ tấm bé không?

1. Cho trẻ bú đúng cách

Nếu bạn có thể cho con ăn sữa mẹ thì đó là một điều hạnh phúc. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không gì thay thế được, là nguồn thức ăn giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong 6 tháng đầu, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Đồng thời tạo một cữ thời gian nhất định cho bé bú sau mỗi 2 tiếng, mỗi lần bú từ 15-20 phút. Cũng có bé ham ngủ và nhiều nhiều giờ trong một giấc thì mẹ có thể cho bé bú bù sau khi bé tỉnh dậy.

Cho trẻ bú lúc đói và không ép trẻ bú khi đã có dấu hiệu no vì như thế trẻ dễ bị trớ. Sau khi trẻ bú sữa nó, nên bế dựng bé, áp vào ngực, dùng tay vỗ nhẹ sau lưng bé để bé ợ hơi. Động tác này giúp trẻ cảm giác dễ chịu và không bị ọc sữa ra. Đây là một bí quyết chăm trẻ sơ sinh mà không phải mẹ nào cũng biết.

Nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

2. Chú ý giữ ấm cho trẻ

Trẻ sơ sinh luôn cần được giữ ấm. Bên trong, bé cần được mặc quần áo dài, che kín cơ thể, chất liệu bằng cotton mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt. Đeo bao tay, bao chân, đội mũ cho bé. Bên ngoài thì quấn thêm chăn bông mỏng hay dày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Khi ở trong nhà không nên quấn chăn quá dày cho bé, khiến bé khó chịu. Và một điều nữa cha mẹ cần lưu ý đó là giữ ấm, đảm bảo kín gió khi cho bé ra ngoài trời.

3. Tạo không gian ngủ yên tĩnh cho bé

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng. Bởi vậy, hãy dành cho bé một không gian nghỉ ngơi thật sự yên tĩnh vã sạch sẽ. Cho bé nằm nôi hoặc cũi đều được, miễn là đồ dùng phải sạch sẽ, mềm, ấm.

Một bí quyết chăm trẻ sơ sinh là giữ nhiệt độ phòng ngủ của bé khoảng 26-28 độ C là vừa đủ. Nôi bé nên được đu đưa nhẹ nhàng, tránh quá mạnh ảnh hưởng đến não bộ của bé. Có thể mở nhạc êm nhẹ cho bé nghe để bé ngủ dễ hơn. Không để các món đồ xung quanh chỗ ngủ của bé như thú nhồi bông, đồ chơi bởi chúng có thể đè vào người bé khiến trẻ nghẹt thở.

Tạo không gian ngủ yên tĩnh cho bé vì giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

4. Học cách vệ sinh cho bé

Khâu vệ sinh cho trẻ sơ sinh là công đoạn gian nan đối với nhiều bà mẹ trẻ lần đầu làm mẹ. Tuy vậy, nếu các chị em chịu khó học hỏi kinh nghiệm và bạo dạn hơn thì việc này không khó:

Thay tã: Chọn tã có kích thước vừa với cơ thể trẻ. Thay bỉm sau khi bé ị và 2-3 lần tè. Thay tã xong phải vệ sinh sẽ sẽ vùng hậu môn bộ phận sinh dục của trẻ, thoa kem chống hăm.

Tắm cho bé: Dùng chậu riêng để tắm cho bé. Luôn tắm bằng nước ấm có nhiệt độ từ 36 - 38°C, nếu có thể thì sử dụng nhiệt kế riêng để đo nhiệt độ nước tắm và không tắm quá lâu. Sử dụng loại dung dịch tắm gội 2 trong 1 cho bé. Dùng khăn xô nhỏ để lau người cho bé trong lúc tắm và khăn xô to dày để ủ bé ngay khi tắm xong. Trước khi tắm nên chuẩn bị đầy đủ khăn, mũ, quần áo, bao tay chân để tắm xong là sử dụng ngay, tránh để bé bị nhiễm lạnh. Tắm đúng cách là một trong những bí quyết chăm trẻ sơ sinh mà các bà mẹ trẻ nên học hỏi.

Các bà mẹ nên học cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngay từ sớm

5. Chăm sóc cuống rốn cho bé

Với những gia đình sinh sống ở thành thị thường sẽ thuê y tá đến tận nhà để vệ sinh cuống rốn cho bé. Tuy nhiên, đây là công việc khá đơn giản mà các mẹ cũng có thể tự tay làm được. Trước khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ cần sửa tay sạch sẽ, sát trùng bằng cồn y tế, tháo băng rốn ra một cách nhẹ nhàng và quan sát xem có gì bất thường (tấy đỏ, mưng mủ) hay không, nếu có bất thường thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Còn thông thường thì chỉ cần dùng bông gòn thấm dung dịch vô trùng để lau cuống rốn và băng gạc lại.

6. Chăm sóc làn da - một trong những bí quyết chăm trẻ sơ sinh quan trọng

Làn da bé rất mỏng manh và dễ bị kích ứng. Do vậy, mẹ cần đặc biệt lưu ý chăm sóc da bé đúng cách. Tất cả các đồ dùng sử dụng cho bé đều phải đảm bảo an toàn, không gây kích ứng da và không dứa hóa chất độc hại.

Một trong những bí quyết chăm trẻ sơ sinh mà các bà mẹ hay mách nhau là mua quần áo, khăn tã đề phải bằng chất cotton mềm mịn, tránh đồ có màu sắc sặc sỡ mà nên chọn màu trắng, xám, kem,... Quần áo nên cắt mác để tránh cứa vào da bé làm trầy xước.

Các loại kem bôi, phấn rôm, sữa tắm,… đều phải lựa chọn sản phẩm rõ nguồn gốc, an toàn. Thay tã thường xuyên, tránh để da bé tiếp xúc với tã ẩm quá lâu dễ bị hăm tã, kích ứng, nổi mẩn,…

Sử dụng đồ dùng không gây kích ứng da cho bé

7. Tiêm phòng đúng lịch

Trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, bé có một số mũi vắc xin cần chích ngừa. Mẹ cần lưu ý điều này để nhớ lịch tiêm và đưa con đi tiêm đúng lịch. Đây là giải pháp cần thiết để bảo vệ bé khỏi các loại bệnh tật truyền nhiễm sau này.

Trên đây là một số chia sẻ về bí quyết chăm trẻ sơ sinh mà các mẹ nên học hỏi. Chăm sóc con nhỏ chưa bao giờ là việc dễ dàng với tất cả mọi người. Chính vì thế, ngay từ khi có kế hoạch sinh con, cả bố và mẹ đều cần phải trang bị cho mình những kiến thức về thai sản và chăm sóc trẻ sơ sinh cần thiết nhất. Điều đó sẽ giúp những người cha, người mẹ trẻ tương lai tránh được sự bỡ ngỡ và stress khi chăm con sau này.

Để được tư vấn thêm những kiến thức hữu ích trong chăm sóc trẻ, cha mẹ có thể gọi đến số tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Chủ đề