Hướng dẫn 55 của ban tổ chức trung ương

Trung ương có thể xem xét nâng mức phụ cấp đối với cán bộ thực hiện chức danh kiêm nhiệm không vì mức phụ cấp hiện tại (10%) chưa tạo động lực, khuyến khích, thúc đẩy cán bộ làm việc tích cực.

Trả lời: Ban Tổ chức Trung ương đã có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương Nhà nước về một số nội dung khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), trong đó có đề xuất việc nghiên cứu, đổi mới chế độ phụ cấp kiêm nhiệm phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và tình hình thực tiễn. Khi chưa có quy định mới, đề nghị địa phương căn cứ quy định hiện hành tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ và Hướng dẫn số 55-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương để thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với người đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo đứng đầu các cơ quan, đơn vị khác bảo đảm đúng nguyên tắc và điều kiện theo quy định.

Câu hỏi 2: Chi bộ tôi trực thuộc đảng ủy cơ sở. Tháng 02/2022, chi bộ tôi sáp nhập với một chi bộ khác. Xin hỏi, chi bộ tôi có tổ chức đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025 không?

Trả lời: Khoản 5, Điều 13 Điều lệ Đảng quy định: "Từ tổ chức cơ sở đảng đến đảng bộ trực thuộc Trung ương nếu được thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong nhiệm kỳ, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy chính thức; chỉ đạo xây dựng hoặc bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp; nhiệm kỳ đầu tiên của các cấp ủy này không nhất thiết là 5 năm để nhiệm kỳ đại hội phù hợp với nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đảng cấp trên".

Căn cư quy định, khi chi bộ sáp nhập với chi bộ khác vào tháng 02/2022 thì tổ chức đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025 theo quy định.

Câu hỏi 3: Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giảng viên trường chính trị tỉnh được thực hiện theo quy định, hướng dẫn nào?

Trả lời: Hiện nay, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện thống nhất theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ, đã phân cấp việc thi (xét) thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II, III cho các cơ quan quản lý viên chức ở Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tổ chức thực hiện. Theo đó, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giảng viên trường chính trị tỉnh sẽ do các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (để xem xét, giải quyết các nội dung đặc thù nếu có) tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Câu hỏi 4: Chi bộ trực thuộc đảng ủy cấp trên cơ sở có trên 30 đảng viên có được thành lập đảng bộ bộ phận không? Nếu được lập, đảng bộ bộ phận đó trực thuộc cấp ủy cấp trên cơ sở hay trực thuộc cấp ủy nào?

Trả lời: Tại điểm 19.3.3, Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Điều lệ Đảng quy định: "Ở một số tổ chức cơ sở đảng có đông đảng viên có thể được lập đảng bộ bộ phận. Đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở và là cấp trên của các chi bộ, sinh hoạt thường kỳ một tháng một lần...".

Phát huy vai trò tích cực của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát thực hiện quy định này; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm.

© 2015 Bản quyền của Trường Đại học Vinh Địa chỉ: 182 Lê Duẩn - Thành Phố Vinh - tỉnh Nghệ An Điện thoại: (038)3855452 Fax: (038)3855269 Email: vinhuni@vinhuni.edu.vn Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Nguyễn Ngọc Hiền - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Ghi rõ nguồn "Cổng TT Đại học Vinh" khi sử dụng lại nội dung trên cổng thông tin.

Đang Online:

173

Đã truy cập:

167,184,636

Kết luận số 55-KL/TW ngày 18/01/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Tại phiên họp ngày 04-12-2012, sau khi nghe Ban Dân vận Trung ương báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị khóa X “ về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ý kiến của các cơ quan có liên quan, Ban Bí thư đã thảo luận và kết luận như sau:

1- Năm năm qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết sơ 11- NQ/TW ngày 27-4-2007của Bộ Chính trị khóa X “ về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về giới, bình đẳng giới, về phụ nữ và công tác phụ nữ được nâng lên rõ rệt, tạo sự chuyển biến tích cực. Hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giới tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội. Trình độ, năng lực, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên. Công tác gia đình ngày càng được quan tâm; điều kiện sống của các gia đình đã được cải thiện đáng kể. Đội ngũ cán bộ nữ có sự chuyển biến về chất lượng và số lượng; có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và tinh thần trách nhiệm, luôn vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao. Công tác phụ vận tiếp tục đạt nhiều kết quả, hội liên hiệp phụ nữ các cấp đã tập hợp, vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức Hội có bước phát triển, tính liên hiệp và việc thực hiện chức năng đại diện, vai trò cầu nối giữa Đảng với phụ nữ có chuyển biến tốt, bộ máy tiếp tục được kiện toàn, chất lượng cán bộ được nâng lên; tỷ lệ phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tham gia các hoạt động của Hội ngày càng tăng.

2- Tuy nhiên, công tác phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt của nhiều phụ nữ chưa thực sự được nâng cao. Việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết chưa đồng bộ, chưa gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của các cấp ủy đảng, chính quyền; nguồn lực cho công tác phụ nữ chưa được ưu tiên, tập trung; nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết chưa đạt yêu cầu đề ra; hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giới chưa được hoàn thiện, còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhiều cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cơ quan tham mưu, giúp việc chưa quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết; một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác phụ nữ, còn biểu hiện coi công tác phụ nữ là trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Hệ thống văn bản pháp luật về bình đằng giới, chính sách để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển còn thiếu đồng bộ, chưa theo đúng tinh thần của Nghị quyết về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, cán bộ, đảng viên nữ chưa thực sự làm tốt nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết. Công tác phối hợp giữa các cấp ủy đảng với các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện Nghị quyết chưa chặt chẽ. Công tác truyền thông và giáo dục về bình đẳng giới, về xây dựng gia đình chưa thường xuyên. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về công tác phụ nữ chưa được phân định rõ ràng. Một bộ phận phụ nữ chưa thực sự phấn đấu vươn lên.

3- Trong thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cần tiếp tục quán triển và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Công tác phụ nữ là vấn đề lớn, quan trọng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tăng cường truyền thông để tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và của toàn xã hội về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của phụ nữ; về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ, về bình đẳng giới, về hôn nhân và gia đình. Thông qua truyền thông để giáo dục giá trị truyền thống của phụ nữ Việt Nam, nêu gương người tốt, việc tốt; phê phán những biểu hiện phân biệt đối xử với phụ nữ.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc thể chế hóa các nội dung Nghị quyết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển; đặc biệt quan tâm đến nội dung thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ hưu.

- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu, các chiến lược quốc gia, đặc biệt là Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Nghị định 56/NĐ-CP của Chính phủ về quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật… để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển; tiếp tục có chính sách phù hợp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ dân tộc thiểu số.

- Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện công tác cán bộ nữ để các cấp ủy đảng, ban, ngành, đoàn thể, địa phương xây dựng quy hoạch cán bộ nữ. Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30%, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỉ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, cán bộ, đảng viên nữ cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tham mưu, giới thiệu, tạo nguồn cán bộ nữ và giới thiệu quần chúng là phụ nữ ưu tú cho Đảng. Phát huy vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác vận động phụ nữ, xây dựng, củng cố tổ chức Hội thật sự vững mạnh. Hội cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, địa phương phát hiện và giải quyết các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, buôn bán phụ nữ và trẻ em, hôn nhân có yếu tố nước ngoài thiếu lành mạnh, xâm hại tình dục trẻ em, bất bình đẳng giới.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, căn cứ và chức năng, nhiệm vụ của mình để tổ chức vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết.

4- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban đảng Trung ương theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kết luận này của Ban Bí thư, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Chủ đề