Hướng dẫn 238 của tổng liên đoàn

Khoản 3, Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI quy định, số lượng Ban Chấp hành công đoàn cấp nào do Đại hội công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cụ thể, Mục 9.2 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giới hạn về số lượng Ban Chấp hành công đoàn các cấp như sau:

- Ban Chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên.

- Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên: Từ 03 đến 15 ủy viên. Công đoàn cơ sở có từ 3.000 đoàn viên trở lên không quá 19 ủy viên.

- Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Không quá 27 ủy viên. Riêng Ban Chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên.

- Ban Chấp hành công đoàn ngành trung ương và tương đương, Ban Chấp hành liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không quá 39 ủy viên; Trường hợp công đoàn ngành trung ương, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố có từ 100.000 đoàn viên trở lên ban chấp hành không quá 49 ủy viên. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh không quá 55 ủy viên. Trường hợp cần phải tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá quy định phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. Số lượng Ban Chấp hành tăng thêm không vượt quá 10% so với quy định trên.

Mục III.2 Hướng dẫn số 132/HD-TLĐ ngày 07/02/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về điều kiện tăng số lượng Ban Chấp hành công đoàn cơ sở như sau:

- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 10.000 đoàn viên trở lên, hoặc có các chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố.

- Công đoàn cơ sở có nhu cầu thực sự cần thiết phải tăng thêm số lượng Ban Chấp hành cao hơn quy định hiện hành của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Về định mức tăng số lượng ban chấp hành công đoàn cơ sở, Hướng dẫn số 132/HD-TLĐ quy định:

i) Đối với công đoàn cơ sở hoạt động trong địa bàn 01 tỉnh, thành phố:

- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 10.000 đoàn viên đến dưới 30.000 đoàn viên, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở không quá 21 ủy viên.

- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 30.000 đoàn viên đến dưới 50.000 đoàn viên, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở không quá 23 ủy viên.

Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 50.000 đoàn viên trở lên, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở không quá 25 ủy viên.

ii) Công đoàn cơ sở hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố:

- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 10.000 đoàn viên đến dưới 20.000 đoàn viên, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở không quá 23 ủy viên.

- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 20.000 đoàn viên đến dưới 30.000 đoàn viên, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở không quá 25 ủy viên.

- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 30.000 đoàn viên trở lên, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở không quá 27 ủy viên.

Căn cứ quy định trên, trong quá trình chuẩn bị đề án nhân sự Ban Chấp hành khóa mới, Ban Chấp hành Công đoàn khóa đương nhiệm phải làm rõ sự cần thiết tăng số lượng Ban Chấp hành để báo cáo công đoàn cấp trên và phải được công đoàn cấp trên xem xét, đồng ý bằng văn bản.

Mục 28.3 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn tiêu chuẩn người tham gia Ủy ban kiểm tra công đoàn cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn ủy viên Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp: Vận dụng theo tiêu chuẩn như ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp, ngoài ra ủy viên Ủy ban kiểm tra cần có sự hiểu biết về kiến thức pháp luật, kinh tế, quản lý tài chính... có nghiệp vụ và kinh nghiệm làm công tác kiểm tra.

Không cơ cấu những cán bộ, đoàn viên là trưởng, phó ban, phòng tài chính công đoàn; kế toán trưởng, chủ tài khoản và người được ủy quyền chủ tài khoản của công đoàn cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra.

Mục 28.5 Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng bổ sung tiêu chuẩn: Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương phải là cán bộ công đoàn chuyên trách.

Hướng dẫn 238/2014/ND-TLĐ ngày 4 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam như sau:

HƯỚNG DẪN

THI HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI (nhiệm kỳ 2013 – 2018) đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ như sau:

Chương 1

ĐOÀN VIÊN VÀ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

1. Đối tượng kết nạp vào Công đoàn Việt Nam theo quy định tại Điều 1, bao gồm:

1.1. Đối tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn.

Người Việt Nam đang làm việc, hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động bao gồm:

a. Cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Riêng cơ quan xã, phường, thị trấn còn bao gồm cả những người hưởng định xuất lương, phụ cấp đang làm việc trong cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã, phường, thị trấn.

b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xem thêm: Công đoàn là gì? Vai trò của tổ chức này đối với người lao động?

c. Người Việt Nam đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

d. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp có nguyện vọng gia nhập công đoàn thì được kết nạp vào nghiệp đoàn.

đ. Những người được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

e. Ngoài các đối tượng trên có thể xem xét kết nạp các đối tượng sau đây vào công đoàn, nghiệp đoàn khi có đủ điều kiện:

– Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp, bao gồm những lao động cá thể được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề nhưng không thuê mướn lao động trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế…

– Người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao độngđược ký kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, có thời hạn một năm trở lên.

1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.

a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

Xem thêm: Thủ tục xin không tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở

b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyềnquản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.

c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.

đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.

1.3. Những đoàn viên công đoàn nay là chủ doanh nghiệp, đơn vị thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Đoàn viên công đoàn nay thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, mục 1.2 Hướng dẫn này thì thôi là đoàn viên công đoàn. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn thì ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét và công nhận là đoàn viên danh dự.

1.4. Đối với đoàn viên danh dự:

a. Được tham gia sinh hoạt công đoàn và các hoạt động do công đoàn tổ chức, được công đoàn khen thưởng theo quy định của Công đoàn. Là đại biểu mời dự đại hội toàn thể công đoàn cơ sở.

Xem thêm: Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở

b. Không được biểu quyết và bầu cử khi tham dự các cuộc họp, hội nghị, đại hội của công đoàn. Không được ứng cử, đề cử để bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp và đại biểu dự đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu công đoàn các cấp.

c. Khuyến khích trường hợp tự nguyện đóng đoàn phí và công đoàn cơ sở có trách nhiệm thu.

Hướng dẫn 238 của tổng liên đoàn

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568  hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].