Hùng vương thứ 7 của nước ta có tên hiệu là gì

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Câu ca dao nhắc nhở mỗi người về ngày giỗ Tổ để tri ân các vị vua Hùng của dân tộc Việt Nam. Nhưng 18 vị vua Hùng là ai thì không phải chúng ta ai cũng biết.

Năm 2007, Quốc hội chọn ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc giỗ nhằm ghi nhớ công ơn các vị vua Hùng.

Trong "Hỏi gì đáp nấy" (tập 19, NXB Trẻ, 2010, trang 41) Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng viết: "Thật ra thì 18 đời Vua chỉ là con số biểu trưng, có nghĩa là nhiều đời Vua, truyền nối lâu dài. Không ai biết được 18 Vua Hùng có tên là gì đâu, đừng cất công tìm vô ích".

Nhưng trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam"(Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, trang 14-15), nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần viết đích danh 18 vị vua Hùng:

Kinh Dương vương (涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).
Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).
Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN
Hùng Việp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN
Hùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)
Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN
Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN
Hùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN
Hùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN
Hùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "nhật" 日)
Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN
Hùng Vũ vương (雄武王): 1054 - 969 TCN
Hùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCN
Hùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCN
Hùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCN
Hùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCN
Hùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN
Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 - 258 TCN

Có 18 đời vua hay 18 nhánh vua?

Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương (Lộc Tục), lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Các sử sách đều lấy đây là dấu mốc khởi đầu của triều đại các vua Hùng và tính đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm.

Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục; mặc dù ghi chép như vậy để “nêu rõ quốc thống” nhưng các sử gia đều tỏ ý nghi ngờ điều này.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được” (Việt sử tiêu án).

Còn trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.

Tượng Vua Hùng ở Gia Lai

Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhánh Hùng Vương thứ 18.

Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhánh, mỗi nhánh gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhánh mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một nhánh cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:

Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương, Nhất thống sơn hà thập bát vương. Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,

Ức niên hương hoả ức niên phương.

Nghĩa là:

Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương Mười tám nhánh vua, mười tám chương. Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,

Đời đời đèn nến nức thơm hương.

Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 nhánh vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

Phạm Mạnh

Tương truyền, Hùng Vương thứ 6 có 33 con trai (con vua Hùng được gọi là quan lang) và 19 con gái (gọi là các mỵ nương). Sau khi phá tan giặc Ân, đất nước bình yên, ông nghĩ đến chuyện tìm người kế thừa ngôi báu, bèn gọi các con trai đến phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý. Cuối năm nay, mỗi con hãy mang đến mâm cỗ với các thứ mỹ vị để ta dâng cúng tổ tiên, làm tròn đạo hiếu, cỗ của ai khiến ta vừa ý nhất thì sẽ được truyền ngôi”.

Các hoàng tử đua nhau tìm người giới thiệu của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có Lang Liêu tên huý Tiên Lang, hoàng tử 18 của vua Hùng thứ 6 (Hùng Hy Vương), con bà thứ phi hiền hậu, nhan sắc. Vì được nhà vua rất yêu mến, bị các phi khác trong triều ghen ghét, đố kỵ mà vua sinh ghẻ lạnh, bà buồn phiền chết. Lang Liêu rơi vào hoàn cảnh thân cô, thế cô, lại chưa có vợ, nghèo túng ít người giúp đỡ nên nhìn quanh ngó quẩn không nghĩ được món gì dâng lên.

Lang Liêu trằn trọc mấy đêm không ngủ được, thỉnh thoảng thấy mùi thơm quen quen ấm áp rồi nhận ra hương thơm lúa nếp, nhớ tới mẹ anh rơi nước mắt ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ mơ thấy mẹ hiền về bảo anh: Ở đời con người là quý nhất, thứ đến thực phẩm nuôi sống người như gạo tẻ, gạo nếp mà ta vẫn sử dụng gọi là ngọc thực... Đành rằng gạo tẻ, gao nếp, đỗ xanh, hành thịt mỡ, nhưng chế biến nó thì không ai giống ai phụ thuộc vào tài gia giảm, cẩn thận, thành tâm. Ngày thường phụ thân con thường nói chuyện với các vị bô lão hai quẻ Kiền, Khôn tức là Trời, Đất. Con làm hai thứ bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Hôm nào Tết đến dâng lễ cho Phụ vương nhớ nhắc lời mẹ dặn cho phụ vương nghe. Tỉnh giấc, Lang Liêu quyết làm theo lời mẹ dặn trong giấc mơ.

Rồi chàng cho người chọn thứ gạo nếp trắng tinh, chọn những hạt tròn mẩy nhất vo sạch để làm loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất, ở giữa cho nhân gồm đậu xanh, thịt lợn, ngoài bọc lá xanh, đại diện cho cây cỏ muông thú. Bánh gói xong nấu trong nhiều giờ cho chín, gọi là bánh chưng. Chàng lại cho đồ chín gạo nếp giã nhuyễn, nặn thành bánh hình tròn tượng trưng cho trời, gọi là bánh dày.

Đầu xuân năm mới, các quan lang dâng lên vua cha những mâm cúng toàn của ngon vật lạ mà họ lùng kiếm ở chân trời góc bể, riêng mâm cỗ của quan lang thứ 18 là đơn sơ nhất, đến nỗi các anh em chàng đều tỏ ý cười cợt, xem thường. Không ngờ vua Hùng lại dừng lại ở mâm của Liêu lâu nhất.

Ngài hỏi con trai về ý nghĩa, cách làm 2 loại bánh lạ, càng nghe càng gật gù hài lòng, cảm thấy 2 loại bánh này khi dâng cúng sẽ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của ngài đối với tổ tiên và trời đất. Vua bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, người trở thành Hùng Vương thứ 7.

Lang Liêu tuân theo cách trị nước của vua cha, chọn cách trị dân đúng lẽ, gây dựng thân thế đất nước cho đời sau, vua tu luyện bản thân, lấy nhân nghĩa giáo hoá trăm họ, lấy trí nguyện dân no, nước thịnh, thiên hạ thái bình, lòng dân hướng về vua, vua lắng nghe tiếng nói thiên hạ - ngày sóc vọng, trăm quan trăm họ trang nghiêm, tôn kính tổ tiên, tâu lên đất trời ước vọng ấm no hạnh phúc.

Vợ Lang Liêu bà Năng Thị Tiêu cầm ba ngàn quân đánh giặc ở Ngã Ba Hạc giải nguy cho đô thành Văn Lang. Nhân dân thờ bà ở đền Tây Thiên Tam Đảo với Mỹ tự truy phong: "Tam Đảo Sơn trụ quốc thái phu nhân chi thần", con trai trưởng là hoàng tử Uy Vương được truyền ngôi báu.

Theo bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả Vĩnh Truyền soạn năm Thiên phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành và bản Hùng Đồ Thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền soạn năm Hồng Đức tam nguyên (1472) thời Lê Thánh Tông, Thụy hiệu của Hùng Chiêu Vương là Hùng Chiêu Vương Minh Tông hoàng đế. Tên Mỹ tự truy phong là Hùng Vương dương long nghĩa lĩnh thần công dũng lược thánh vương.

Khánh Ngọc (sưu tầm)

Tên các vị Vua Hùng: Tên của 18 vị Vua Hùng Vương là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn nhé!

  • 18 vị Vua Hùng Vương có thật không?
  • Tên của 18 vị Vua Hùng Vương

18 vị Vua Hùng Vương có thật không?

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, các nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng tại Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó, người dân trên cả nước cũng có những hoạt động kỷ niệm và tri ân công lao Vua Hùng.

>> Xem thêm: Hình ảnh về ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 đẹp nhất

Theo truyền thuyết xưa thì nước Việt Nam có tới 18 đời Vua Hùng. Vậy 18 vị Vua Hùng có thật không? Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) thì nhà nước Văn Lang kéo dài 2622 năm. Như vậy, thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì quá vô lý, bởi vì các Vua Hùng không thể sống lâu được như vậy. Theo bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm 980 dưới triều Vua Lê Đại Hành, tên 18 vị Vua Hùng không phải 18 đời Vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua. Tân đính Lĩnh Nam chích quái thời Hậu Lê cũng viết là 18 ngành Vua Hùng chứ không phải 18 vị vua.

Từ đó đến nay, các nhà sử học vẫn nghiêng về kết luận là con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 chi (nhánh/ngành). Mỗi ngành gồm nhiều đời Vua Hùng mang chung vương hiệu và khi hết một ngành sẽ đặt vương hiệu mới.

Tên của 18 vị Vua Hùng Vương

Trong cuốn sách "Thế thứ các triều vua Việt Nam" (Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, trang 14 - 15) của nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, 18 vị Vua Hùng được liệt kê đầy đủ và rõ ràng như sau:

1. Kinh Dương Vương(涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).

2. Hùng Hiền Vương(雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).

3. Hùng Lân Vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN.

4. Hùng Việp Vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN.

5. Hùng Hi Vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "Hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛).

6. Hùng Huy Vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN.

7. Hùng Chiêu Vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN.

8. Hùng Vĩ Vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN.

9. Hùng Định Vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN.

10. Hùng Hi Vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "Hi" 犧 là bộ "nhật" 日).

11. Hùng Trinh Vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN.

12. Hùng Vũ Vương (雄武王): 1054 - 969 TCN.

13. Hùng Việt Vương (雄越王): 968 - 854 TCN.

14. Hùng Anh Vương (雄英王): 853 - 755 TCN.

15. Hùng Triêu Vương (雄朝王): 754 - 661 TCN.

16. Hùng Tạo Vương (雄造王): 660 - 569 TCN.

17. Hùng Nghị Vương (雄毅王): 568 - 409 TCN.

18. Hùng Duệ Vương (雄睿王): 408 - 258 TCN.

Tuy nhiên, ngay sau danh sách này, tác giả cũng đưa ra nhận xét thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận là 18 vị Vua Hùng không phải là 18 người cụ thể mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu.

Trên đây là những thông tin về tên của 18 vị Vua Hùng Vương mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Video liên quan

Chủ đề