Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất là gì năm 2024

Giấy ủy quyền sử dụng đất là cụm từ không mấy xa lạ với mọi người, nhất là những ai đang làm về bất động sản. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng chưa nắm rõ thông tin về loại giấy này. Hãy cùng bài viết tìm hiểu mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất chuẩn mới nhất cập nhật 2022 để nắm thông tin chi tiết nhé.

Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất là gì?

Giấy ủy quyền sử dụng đất là văn bản có nội dung ghi nhận bên có quyền (bên ủy quyền) đã ủy quyền cho một bên khác một số quyền nhất định nhằm thay mặt họ thực hiện việc liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai.

Giấy ủy quyền sử dụng đất cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên để tránh tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 cũng ghi rõ: Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Các trường hợp cần dùng mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất như sau:

  • Người có đất không thể sử dụng đất do một vài nguyên nhân nào đó.
  • Người đứng tên sở hữu đất không thể thực hiện các việc liên quan đến đất vì vấn đề sức khỏe, ở xa,...
  • Dùng ủy quyền cho nhau để phân chia tài sản bao gồm mảnh đất đó.

Ví dụ, người mẹ sở hữu đất nhưng vì lý do tuổi tác không thể đứng ra quản lý mảnh đất đó. Người mẹ làm giấy ủy quyền sử dụng đất cho con để thay mình thực hiện các việc về mảnh đất đó.

Tải mẫu giấy uỷ quyền sử dụng đất tại đây.

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền sử dụng đất?

Nội dung giấy ủy quyền sử dụng đất là phần quan trọng để hai bên đảm bảo lợi ích và nghĩa vụ của mình. Trong đó, các nội dung cần ghi rõ ràng, chi tiết về thông tin bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Các điều khoản và thỏa thuận mà hai bên đã thương thảo và đồng thuận. Thông tin thửa đất, ngày cấp giấy,...Thời hạn ủy quyền sử dụng đất. Cuối cùng cần chữ ký của hai bên.

Giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc công chứng, chứng thực hay không?

Trong Điều 459 Bộ luật Dân sự, Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và Điều 167 Luật Đất đai 2013, các loại hợp đồng công chứng là:

  • Hợp đồng tặng/ cho bất động sản.
  • Hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất.

Giấy ủy quyền sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên sử dụng và quản lý đất.

Như vậy, giấy ủy quyền sử dụng đất cũng thuộc văn bản có tính chất pháp lý. Việc ủy quyền tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng đất cho bên ủy quyền lẫn bên được ủy quyền. Nếu bạn còn chưa rõ, thì có thể tư vấn thêm thông tin tại các đơn vị, dịch vụ có chuyên môn.

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, hợp đồng uỷ quyền sẽ gồm những đặc điểm sau đây:

- Là sự thoả thuận của các bên về việc một bên nhân danh bên còn lại thực hiện công việc cho bên uỷ quyền.

- Các bên thoả thuận về việc có trả thù lao hay không.

- Thời hạn cũng do các bên thoả thuận. Nếu không có thoả thuận, pháp luật không có quy định thì thời hạn của hợp đồng là 01 năm được tính từ ngày xác lập uỷ quyền.

Về việc có công chứng hợp đồng uỷ quyền hay không, hiện Bộ luật Dân sự không có quy định bắt buộc. Đồng thời, Điều 55 Luật Công chứng năm 2015 cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền mà không có yêu cầu bắt buộc phải công chứng.

Tuy nhiên, một số pháp luật chuyên ngành có đề cập đến việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng uỷ quyền. Trong đó, có thể kể đến:

- Uỷ quyền về việc mang thai hộ: Theo khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình, văn bản thoả thuận về việc mang thai hộ phải được công chứng. Đồng thời, nếu vợ chồng bên nhờ mang thai hộ/bên mang thai hộ uỷ quyền cho nhau thì văn bản thoả thuận này cũng phải lập thành văn bản và công chứng.

- Đăng ký hộ tịch: Việc uỷ quyền đăng ký hộ tịch trong trường hợp phải uỷ quyền (đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con) thì phải lập thành văn bản, có chứng thực trừ trường hợp người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh chị em ruột không phải chứng thực…

Do đó, có thể thấy, hợp đồng uỷ quyền không phải thủ tục bắt buộc công chứng trừ một số trường hợp theo pháp luật chuyên ngành thì phải công chứng hoặc chứng thực.

Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền thực hiện thế nào?

Có thể thấy, không phải mọi trường hợp đều phải công chứng hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên, trong các trường hợp phải công chứng thì thủ tục được thực hiện theo quy định tại Luật Công chứng như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần nộp

- Phiếu yêu cầu công chứng gồm thông tin về người yêu cầu, thông tin về tổ chức hành nghề công chứng và yêu cầu công chứng.

- Hợp đồng uỷ quyền (dự thảo nếu có).

- Giấy tờ nhân thân của các bên (bản sao): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng, sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú…

- Giấy tờ về đối tượng uỷ quyền (bản sao): Tuỳ vào từng nội dung uỷ quyền mà giấy tờ vè đối tượng uỷ quyền cũng khác nhau. Trong đó, có thể kể đến Đăng ký xe, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Hồ sơ cần xuất trình

Ngoài các giấy tờ cần nộp nêu trên, trong khi thực hiện uỷ quyền, sau khi Công chứng viên kiểm tra đầy đủ tính pháp lý của hợp đồng uỷ quyền, đọc cho các bên nghe nội dung của hợp đồng uỷ quyền, các bên đồng ý hết các nội dung này… thì Công chứng viên phải đối chiếu bản chính của các giấy tờ được nộp nêu trên.

Do đó, khi các bên nộp các giấy tờ gì thì cũng phải xuất trình các loại giấy tờ đó để Công chứng viên đối chiếu, xem xét tính pháp lý của các giấy tờ đó.

Địa điểm công chứng

Thông thường, các bên phải đến trực tiếp trụ sở của Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để thực hiện công chứng hợp đồng uỷ quyền nói riêng và các loại hợp đồng khác.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu Công chứng viên công chứng ngoài trụ sở nếu là người già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giam, tạm giữ… mà không thể trực tiếp đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Đặc biệt, riêng về hợp đồng công chứng, các bên còn có thể thực hiện công chứng ở các địa điểm khác nhau. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng, nếu hai bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Bên uỷ quyền đến công chứng hợp đồng uỷ quyền tại nơi cư trú của mình.

Bước 2: Bên được uỷ quyền cũng đến tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của mình để công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng ở bước 1 nêu trên và hoàn tất các thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền còn lại.

Thời gian giải quyết:

Thời hạn để công chứng từ 02 - 10 ngày làm việc từ ngày thụ lý hồ sơ đến ngày trả kết quả. Tuy nhiên, thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng uỷ quyền sẽ không tính vào thời hạn công chứng này.

Phí công chứng:

Phí công chứng hợp đồng uỷ quyền là 20.000 đồng/trường hợp theo Thông tư 257/2016/TT-BTC.

Bên cạnh phí công chứng thì người yêu cầu công chứng còn phải nộp thù lao công chứng theo thoả thuận giữa tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, thù lao công chứng không được vượt quá mức giới hạn mà Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất có thời hạn bao lâu?

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.nullỦy quyền, Giấy ủy quyền và thời hạn uỷ quyền - Sở Tư Phápsotuphap.camau.gov.vn › wps › portal › trangchitietnull

Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền khác nhau như thế nào?

Giấy ủy quyền: Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định. Hợp đồng ủy quyền: Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.nullSo sánh giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền - Luật Phá Sảnluatphasan.vn › resource › so-sanh-giay-uy-quyen-va-hop-dong-uy-quyennull

Ủy quyền đất là như thế nào?

Có thể hiểu, ủy quyền sử dụng đất là việc một bên ủy quyền cho bên khác để thay mình thực hiện các công việc liên quan đến việc sử dụng đất trong phạm vi được phép. Các trường hợp ủy quyền sử dụng đất thường là: ủy quyền cho người khác để phân chia đất, ủy quyền mua bán đất, ủy quyền cho thuê đất…30 thg 4, 2023nullThủ tục ủy quyền sử dụng đất thế nào theo Luật Đất đai mới nhất?luatvietnam.vn › Tin pháp luậtnull

Mua bản ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền mua bán nhà đất là văn bản pháp lý giữa người ủy quyền và người được ủy quyền về việc mua bán nhà đất, theo đó giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có những sự thỏa thuận và có trả thù lao, hoặc không sẽ phải tuân thủ những quy định của pháp luật.nullCông chứng ủy quyền nhà đất không đọc mất trắng đừng kêu?luatminhkhue.vn › cong-chung-uy-quyen-nha-datnull

Chủ đề