Hội tao đàn có bao nhiêu người năm 2024

Theo chính sử, 28 hội viên Tao Đàn gồm: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Ngô Luân, Ngô Hoán, Nguyễn Xung Xác, Lưu Hưng Hiếu, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô Thầm, Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Ngạn, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Tông Miệt, Ngô Quyền, Nguyễn Bảo Khuê, Bùi Phổ, Dương Trực Nguyên, Chu Hoán, Phạm Cẩn Trực, Nguyễn Ích Tốn, Đỗ Thuần Thứ, Phạm Nhu Huệ, Lưu Địch, Đàm Thận Huy, Phạm Đạo Phú, Chu Huân. Có sách còn chép thêm: Nguyễn Trực, Lương Thế Vinh, Lê Tuấn Ngạn, Ngô Sĩ Liên, Phạm Phúc Chiêu, Thái Thuận. Trong đó, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận là Tao Đàn Phó Nguyên súy; Lương Thế Vinh làm Tao Đàn Sái phu; Thái Thuận làm Tao Đàn Sái phu, sau làm Tao Đàn Phó Nguyên súy.

Một số thư tịch cổ ghi rõ, Lê Thánh Tông thấy hai năm liên tiếp thời tiết thuận hòa, được mùa, trăm thứ lúa màu đều tốt, nên nhân lúc thư nhàn đã đặt chín bài thơ ca ngợi điều tốt. Đó gọi là Quỳnh uyển cửu ca gồm các bài: Năm được mùa, Đạo làm vua, Lẽ làm tôi, Bậc hiền tài, Vua sáng tôi hiền, Khí lạ, Phép viết, Văn nhân và Hoa mai. Chính Vua Lê Thánh Tông viết tựa cho tập thơ, tự xưng là Tao Đàn Nguyên súy, rồi tập thơ 28 văn thần gọi là Tao Đàn nhị thập bát tú, theo vần chín bài thơ xướng ấy mà họa lại. Theo bài bạt của Đào Cử, Lê Thánh Tông chọn 28 người gọi là Nhị thập bát tú là để ứng với 28 chòm sao ở 4 phương trời, mỗi phương 7 chòm sao và cũng ứng với 28 danh thần đời Hán Quang Vũ (thế kỷ I) được vẽ thành 4 hàng, mỗi hàng 7 người, treo ở gác Vân Đài trong tòa Nam Cung. Tao Đàn không chỉ là hội ngâm vịnh, xướng họa thơ ca, mà còn làm cả việc soạn các bộ sách khác nữa. Về sáng tác, các tác giả trong Tao Đàn còn để lại cho đời tập Quỳnh uyển cửu ca, cả xướng và họa, đến mấy trăm bài thơ và các tập: Cổ tâm bách vịnh, Xuân vân thi tập, Cổ kim cung từ... viết những năm 1495, 1496, dẫu ghi là của Lê Thánh Tông, nhưng xét thực tế là của nhiều thành viên Tao Đàn. Các hội viên Tao Đàn không chỉ làm thơ ở thư phòng riêng, mà khi đi công cán các nơi, nếu có vài người là họ cùng xướng họa, sáng tác thơ ca. Ngoài sáng tác, họ còn soạn sách. Vua Lê Thánh Tông đã sai Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận đứng ra soạn bộ Thiên Nam dư hạ tập, 200 quyển, chép những việc chính sự, luật pháp của đời Hồng Đức, khởi viết từ năm 1483 và tập thơ Nôm của các văn thần viết trong những năm Hồng Đức (1470 – 1497) cũng soạn hoàn chỉnh thành sách Hồng Đức quốc âm thi tập... Như vậy, hội Tao Đàn thời Lê Thánh Tông có những hoạt động sâu rộng hơn so với cái nghĩa Tao Đàn của Trung Quốc xưa kia. Có thể nói, tất cả các thành viên của Tao Đàn đều là những trí thức lớn đương thời, những danh thần đời Hồng Đức, để lại danh tiếng cả về đức độ và tài năng. Tao Đàn nguyên súy Lê Thánh Tông là một trí tuệ lớn đặc biệt, một tác gia xuất sắc của nước Việt ta thế kỷ XV. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin nói chút ít về 4 tác gia tương đối nổi trội trong Tao Đàn: Đỗ Nhuận, sinh năm 1446, chưa rõ năm mất, Tiến sĩ khoa Bính Tuất 1466, làm quan đến chức Thượng thư, Đông các đại học sỹ. Khi bắt đầu việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu năm 1484, ông cùng Thân Nhân Trung vâng mệnh soạn bi ký, trong đó có câu nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia...” Ông cùng Lê Thánh Tông và Thân Nhân Trung soạn bộ sách Thiên Nam dư hạ tập. Về thơ, ông còn để lại 12 bài trong Toàn Việt thi lục. Thân Nhân Trung (1419 – 1499), Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu 1469, làm quan đến Thượng thư bộ lại, chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại học sỹ, Nhập nội phụ chính, từ 1493 làm Quốc tử giám Tế tửu. Ngoài những sách cùng soạn với Đỗ Nhuận, Lê Thánh Tông, ông còn 20 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục. Thái Thuận, sinh năm 1441, chưa rõ năm mất, vốn là lính dạy voi cho triều đình, do thông minh, hiếu học mà vươn lên, đỗ Tiến sĩ khoa âËt Mùi 1475. Sau ông làm quan ở Hàn lâm viện hơn 20 năm, rồi giữ chức Tham chính sứ Hải Dương. Thái Thuận tự Nghĩa Hòa, hiệu Lã Đường và Lục Khê, thơ hay nổi tiếng thiên hạ, để lại tác phẩm Lã Đường di cảo (do con trai là Thái Khác và học trò là Đỗ Chính Mô sưu tập), ông còn có 157 bài thơ, chép trong Toàn Việt thi lục. Lương Thế Vinh, sinh năm 1441, chưa rõ năm mất, đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi 1463, làm quan đến chức Hàn lâm Trực họa sĩ, Nhập thị kinh diên, tri Sùng văn quán. Phàm các văn thư từ lệnh bang giao với nhà Minh đương thời đều do ông soạn thảo, tiếng tăm lừng lẫy Trung Nguyên. Người đời coi Lương Thế Vinh là thần đồng và cho rằng không sách nào ông không đọc. Ngoài nhiều bài thơ họa, những bài văn bình phẩm, ông để lại những sách nghiên cứu và khoa học như Hý phường phả lục (về sân khấu chèo), Thiền môn giáo khoa (Phật học), Đại hành toán pháp (Toán học)... Sau hơn 500 năm nhìn lại, hội Tao Đàn là mốc ghi nhận bước phát triển đáng kể và khá đặc biệt của đời sống văn chương nước Việt, dẫu nặng về văn chương cung đình. Quan điểm văn chương trứ tác của các thành viên Tao Đàn là quan điểm Nho gia, lấy văn chương phục vụ nhà nước đương thời, như Tao Đàn nguyên súy Lê Thánh Tông đã viết: “Nghĩ đến phép lớn của các bậc đế vương, thánh triết, đến lòng cặn kẽ của những bề tôi trung lương...” (Bài tựa Quỳnh uyển cửu ca). Và trong bài bạt, Đào Cử viết: “... sau cùng, mượn cảnh vật ngụ tình hoài, để khích lệ tiết tháo trong sạch của các quan...” Thơ văn như thế thực nặng tính thù tụng, nhằm ca ngợi thời thịnh trị. Nhưng, thực tế thời Lê Thánh Tông nhà nước phong kiến Việt Nam đang có vai trò lịch sử tích cực, thực sự lo nghĩ đến quyền lợi dân tộc. Do vậy, những bài thù tụng vẫn chứa đựng những yếu tố nhân văn như tinh thần trách nhiệm trước dân chúng, trách nhiệm phát triển đất nước, niềm tự hào về một nhà nước thịnh trị, có văn hiến và ý chí tự cường.

Chủ đề