Hội gay mê hồi sức trực thuộc đơn vị nào năm 2024

Khoa Gây Mê Hồi Sức có chức năng khám bệnh, chữa bệnh: tất cả các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật đều được khám GMHS, được tư vấn về phương pháp GMHS, phương pháp giảm đau sau mổ và các vấn đề liên quan. Triển khai các phương pháp GMHS theo tiêu chuẩn phân tuyến phẫu thuật: GMHS cho phẫu thuật sọ não, lồng ngực, tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương chỉnh hình, thẩm mỹ và các chuyên khoa khác.

  1. Vị trí:
  2. Tên đơn vị: Khoa GÂY MÊ HỒI SỨC
  3. Vị trí: Tầng 4 nhà M – Khu Khám và Điều trị kỹ thuật cao
  4. Điện thoại : 098.6655.321
  5. Email: khoa_gaymehoisuc@giaothonghospital.vn (hoặc) gtvt@gmail.com
  6. Cơ cấu tổ chức: Tổng nhân lực hiện có 19 Nhân viên
  7. Lãnh đạo:

Trưởng khoa : Ths.Bs. Đỗ Ngọc Hiếu

Điều dưỡng trưởng : Nguyễn Thị Hằng

  • Các thế hệ trưởng khoa: + Từ 2005 đến 2013 : BSCKII. Lê Tuyên Hồng Dương + Từ 2013 đến tháng 5/2014 : BSCKI. Nguyễn Văn Chức + Từ tháng 5/2014 đến 2016 : BSCKI. Vũ Thị Hạnh Nhân + Tư 2016 đến nay : Ths.Bs. Đỗ Ngọc Hiếu
  • Lịch sử hình thành và phát triển:

Khoa Gây mê hồi sức tiền thân là đơn vị phòng mổ trực thuộc khoa Ngoại – Sản B1 Bệnh viện Giao thông Vận tải.

Ngày 15 tháng 09 năm 2005 , Khoa Gây mê Hồi sức được thành lập và hoạt động cho đến hiện nay.

Dưới sự chỉ đạo của BGĐ Bệnh viện, Khoa từng bước xây dựng và hoàn thiện mô hình Khoa GMHS của bệnh viện theo thông tư ‘‘ Hướng dẫn về công tác GMHS ’’ Số 13/2012 TT-BYT ngày 20/08/2012 của Bộ Y Tế.

  1. Cơ sở, vật chất, trang thiết bị:
  2. Trang thiết bị hiện tại: Khoa GMHS có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phụ vụ được các ca mổ từ dễ đến phức tạp. Khoa hiện tại có 7 phòng mổ nhưng hiện nay chỉ hoạt đông 4 phòng (trong đó có một phòng dành cho phẫu thuật mắt). Trang thiết bị đầy đủ cho các ca mổ: máy gây mê. Đèn camera đặt ống nội khí quản khó, dàn máy nội soi, dao siêu âm….
  3. Các kỹ thuật tiêu biểu đang áp dụng: Gây mê và gây tê mổ cho các PT; giảm đau sau PT; đẻ không đau; giảm đau các bệnh mạn tính : ung thư, zona,....
  4. Chức năng nhiệm vụ:
  5. Khám bệnh, chữa bệnh: Tất cả các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật đều được khám GMHS, được tư vấn về phương pháp GMHS, phương pháp giảm đau sau mổ và các vấn đề liên quan. Triển khai các phương pháp GMHS theo tiêu chuẩn phân tuyến phẫu thuật: GMHS cho phẫu thuật sọ não, lồng ngực, tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương chỉnh hình, thẩm mỹ và các chuyên khoa khác.
  6. Đào tạo cán bộ:
  7. Nghiên cứu khoa học:
  8. Chỉ đạo tuyến:
  9. Phòng bệnh: .
  10. Hợp tác quốc tế:
  11. Các danh hiệu và thành tích:

Với mục tiêu “Chất lượng là nền tảng, an toàn là ưu tiên”, Khoa đã đạt được những thành công sau:

+ Đảm bảo công tác GMHS và phẫu thuật không có sai sót chuyên môn ảnh hưởng tới người bệnh.

+ Liên tục cập nhập và triển khai có hiệu quả các kỹ thuật mới về gây mê, điều trị chăm sóc và giảm đau sau mổ như giảm đau gây tê bằng ngoài màng cứng, giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát PCA, tê tủy sống với morphin …

+ Luôn thực hiện nghiêm túc và thường xuyên công tác chống nhiễm khuẩn.

+ CBNV có tinh thần phục vụ người bệnh tốt, không có tiêu cực trong khám chữa bệnh, được người bệnh đánh giá cao.

  1. Định hướng phát triển trong thời gian tới
  2. Phát triển khoa GMHS thành một trung tâm GMHS, giảm đau để phục vụ không chỉ những bệnh nhân phẫu thuật mà cả những bệnh nhân đau mãn tính và cấp tính không có chỉ định phẫu thuật.
  3. Tiếp tục duy trì và phát triển tiềm lực về cơ sở vật chất cũng như con người hướng tới chăm sóc người bệnh toàn diện, lấy người bệnh là trung tâm.
  4. Cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, phối hợp với các khoa lâm sàng triển khai và thực hiện những ca phẫu thuật khó, phức tạp: Gây mê và giảm đau cho mổ cắt thực quản nội soi, nội soi khớp vai...
  5. Một số hình ảnh tiêu biểu:

Nhằm mang đến dịch vụ chăm sóc chu đáo nhất cũng như giúp quý khách hàng yên tâm trong quá trình thăm khám và điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Gây mê hồi sức (GMHS) là một trong các chuyên ngành non trẻ của y học. Do lịch sử chuyên ngành bắt đầu từ thế kỷ XIX, đây cũng là một trong các chuyên ngành có sự ghi nhận rõ ràng và chi tiết nhất về sự phát triển cũng như các đặc điểm của mình. Sau ngày ra đời của GMHS hiện đại, chuyên ngành có một quá trình phát triển mạnh mẽ và rất rộng trong rất nhiều các lĩnh vực sinh lý, thực hành và đào tạo. Các phương pháp vô cảm có thể đã tồn tại từ thời cổ đại (các nền văn minh Babylon, Hy Lạp, Trung Quốc và Inca). Tuy nhiên, sự ghi nhận chi tiết nhất xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XIII tại châu Âu. Đó là công trình sử dụng bọt biển thấm á phiện (opium) và chất lỏng lấy từ cây khoai ma (mandragora) để giảm đau trong phẫu thuật, được ghi trong sách của Theodoric de Cervica. Việc sử dụng á phiện, rượu, lá coca và các biện pháp cơ học để giữ người bệnh nằm im khi phẫu thuật khiến việc này trở nên giống một cuộc tra tấn do không thể loại trừ hoàn toàn cảm giác đau.

  1. SỰ RA ĐỜI CỦA GÂY MÊ HỒI SỨC HIỆN ĐẠI:

Trong các thành tựu của y học hiện đại, chế ngự cơn đau trong phẫu thuật là một trong những mốc son ảnh hưởng rất lớn lên nhân loại. Trước đây, rất nhiều loại phẫu thuật khác nhau đã được thực hiện trong thời gian nhiều thế kỷ, nhưng ngày 16/10/1846 là ngày mang tính cách mạng. Đó là ngày BS William T.G. Morton (1819 – 1868) đã thực hiện thành công ca gây mê toàn diện đầu tiên bằng ether cho người bệnh tên là Abbott, để phẫu thuật viên John Warren lấy một khối u mạch máu vùng cổ. Ca mổ này được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts tại Boston, Hoa Kỳ. Gây mê toàn diện hiện đại gắn liền với các loại thuốc mê bốc hơi như ether và chloroform. BS Morton là một nha sĩ và ông là người ứng dụng ether trong nhổ răng để giảm đau với mục đích làm tăng thu nhập từ sự hài lòng của người bệnh. Mặc dù BS Horace Wells đã sử dụng N2O trước đó trong nhổ răng khôn, thử nghiệm được xem là không thành công do người bệnh (một sinh viên tình nguyện) đã kêu la và cử động trong khi mổ, dù tác dụng giảm đau tốt. Việc sử dụng ether của BS Morton vào ngày lịch sử trên được ghi nhận là một phương pháp vô cảm làm người bệnh mất tri giác và không cảm nhận được cuộc mổ, do đó được xem là cột mốc của sự ra đời chuyên ngành mới. Thuật ngữ “anesthesia” (vô cảm, gây mê) được Oliver Wendell Holmes đề cập đến trong lá thư riêng trao đổi với Bs Morton. Holmes đã định dùng các thuật ngữ khác như antineurotic (kháng thần kinh), aneuric (hủy thần kinh), neuroleptic (liệt thần kinh), neurolepsia (tương tự neuroleptic) và neurostasis (đông thần kinh) nhưng ông cho rằng các từ này “quá giải phẫu” trong khi thay đổi do ether mang lại có tính chất sinh lý.

Mặc dù ether được xem như một phát kiến vĩ đại lúc bấy giờ, loại thuốc mê này cho thấy nhiều điểm bất lợi như dễ cháy, khởi mê lâu, có mùi khó chịu và dễ gây buồn nôn và nôn ói. BS sản khoa James Young Simpson (1811 – 1870) được xem là người đầu tiên thúc đẩy việc sử dụng chloroform trong gây mê trên người sau cuộc trao đổi với Marie Jean Flourens (1794 – 1867) là người đã thử nghiệm chloroform trên chó. Chloroform được sử dụng trong nhiều thập kỷ, với trường hợp nổi tiếng nhất là BS John Snow sử dụng để giảm đau trong chuyển dạ cho Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh, khi bà sinh hoàng tử Leopold vào ngày 07/04/1853. Tuy nhiên, thuốc gặp nhiều biến cố nặng như suy gan và rung thất gây tử vong khi kết hợp với adrenaline. Trường hợp biến cố gây tử vong cho người bệnh Hannah Greener, 15 tuổi, sau khi gây mê bằng chloroform để tháo móng ngón chân cái khiến giới y khoa đánh giá lại sự an toàn của chloroform.

  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ỐNG NỘI KHÍ QUẢN:

Đặt một ống vào trong khí quản của người bệnh để giúp thở là một trong những suy nghĩ đầu tiên của các bác sĩ làm việc trong lĩnh vực GMHS non trẻ. Một trong những người đầu tiên sử dụng việc đặt ống vào đường thở của người bệnh là BS nhi khoa Joseph O’Dwyer (1841 – 1898), người Mỹ. Ông đã sử dụng ống “O’Dwyer” đặt mù vào khí quản trong các trường hợp bị bạch hầu ở trẻ em. BS William Macewen (1848 – 1924) được xem là người đầu tiên sử dụng ống nội khí quản qua đường miệng để gây mê với chloroform trong phẫu thuật vùng miệng. Mục đích sử dụng của ông là tránh máu chảy vào đường thở, được xem là người đầu tiên đưa ra khái niệm “bảo vệ đường thở”. Ống nội khí quản sau đó được BS Ivan W. Magill (1888 – 1986) và Edgar S. Rowbotham (1890 – 1979) cải tiến bằng cách thay đổi chất liệu bằng cao su, khít với đường thở theo yêu cầu của phẫu thuật hàm mặt. Bóng chèn ống nội khí quản được Arthur Guedel (1883 – 1956) và Ralph M. Waters (1883 – 1979) thêm vào trên ống vào năm 1932. Do nhu cầu cải thiện hiệu quả đặt ống nội khí quản, nhất là sau khi thuốc giãn cơ bắt đầu sử dụng rộng rãi, BS GMHS Chevalier Jackson (1865 – 1958) đã sáng tạo ra dụng cụ soi thanh quản cầm tay dùng trong đặt ống nội khí quản. Chính ông cũng là người đã thêm bóng đèn vào dụng cụ này về sau để cải thiện việc nhìn rõ thanh quản khi đặt. Sau đó, các loại lưỡi đèn khác nhau được BS Robert A. Miller và GS Robert Macintosh (1897 – 1989) sáng tạo ra. GS Macintosh chính là người đã cải tiến việc nâng sụn nắp lên bằng lưỡi đèn cong mang chính tên của ông.

  1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GÂY MÊ:

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều hệ thống gây mê (anesthesia delivery systems) được phát triển để thực hiện gây mê thông qua phương pháp bơm khí. Hệ thống này ban đầu là 1 catheter đặt gần carina (chỗ chia đôi phế quản) để bơm khí mê (ether và chloroform) và oxy liên tục. Hệ thống này không can thiệp lên hô hấp của người bệnh. Phát kiến quan trọng đầu tiên là Boyle Machine do Edmund G. Boyle (1875 – 1941) và James T. Gwathmey thiết kế. Máy có 1 lưu lượng kế kiểu cột nước để ước lượng lưu lượng khí mê thông qua đếm bao nhiêu bọt khí lọt qua các lỗ của thang đo bên trong cột nước này. Hình 2. Hệ thống bơm khí đơn giản và Boyle machine Các thiết bị giúp tiết kiệm khí mê ban đầu được thiết kế sau đó nhờ công của Alfred Coleman (1828 – 1902). Dennis Jackson (1878 – 1980) và Ralph Waters (1884 – 1979) là những người đầu tiên thiết kế và sử dụng “bình chứa” lime soda dùng để hấp thu CO2, hỗ trợ cho việc hít lại khí mê, giúp gây mê trong thời gian dài mà chỉ tiêu thụ ít khí mê. Về sau, song song với sự phát triển các loại khí mê (thuốc mê bốc hơi) mới, Lucien Morris đã sáng tạo ra bình bốc hơi bằng đồng, nhằm mục đích kiểm soát tốt hơn lượng và nồng độ khí mê, tránh việc người bệnh phải nhận nồng độ quá cao gây chết người. Nguyên lý của Morris vẫn còn được ứng dụng cho các loại bình bốc hơi dành cho máy gây mê hiện đại ngày nay.

  1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LOẠI THUỐC MÊ TĨNH MẠCH:

Trong những năm đầu tiên sau khi ra đời, gây mê bằng khí mê được xem là một điều kỳ diệu của y học. Tuy nhiên, việc hít khí mê khiến nhiều người không cảm thấy thoải mái. Gây mê tĩnh mạch với chloral hydrate được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1872 bởi BS PierreCyprien Oré (1828 – 1891). Phương pháp này về sau không được phổ biến như mong ước của tác giả. Rất nhiều loại thuốc đã được thử nghiệm nhưng đa số bị loại bỏ do nhiều tác dụng phụ. Trong khoảng thời gian của Đại chiến Thế giới lần 1, phối hợp morphine và scopolamine tĩnh mạch dần được phổ biến và được xem là loại thuốc mê mang lại “giấc ngủ chạng vạng” (Twilight Sleep). Phác đồ này được dùng nhiều trong gây mê sản khoa, nhưng sau đó cũng bị loại bỏ do tác dụng phụ. Đến năm 1932, barbiturates bắt đầu được dùng như thuốc mê tĩnh mạch. BS John Lundy của Mayo Clinic (cũng là người đầu tiên nói về “gây mê cân bằng”) là người đã miêu tả việc sử dụng natri thiopental trong gây mê và thuốc trở nên phổ biến. Việc sử dụng thuốc này gặp trở ngại với biến cố Trân Châu Cảng vào cuối năm 1941 do nhiều trường hợp thương binh tử vong khi sử dụng thuốc để khởi mê. Với nhu cầu tìm ra các loại thuốc mê tĩnh mạch mới, các thuốc như ketamine (1962), etomidate (1973) và propofol (1977). Trong các thuốc này, etomidate nổi trội như là một thuốc ít ảnh hưởng lên tim mạch nhất, còn propofol là thuốc gắn liền với khái niệm “gây mê tĩnh mạch hoàn toàn” (total intravenous anesthesia, TIVA).

  1. THUỐC GIÃN CƠ:

Gây mê đã được thực hiện trong vòng khoảng 100 năm trước khi thuốc giãn cơ được sử dụng. Điều này gây ra không ít thách thức cho phẫu thuật viên vì đáp ứng với thuốc mê của người bệnh không giống nhau. Nhiều quan sát cho thấy tăng thêm thuốc mê có thể đạt được một mức độ giãn cơ thích hợp, nếu người bệnh có thể dung nạp được. Trong y văn có nhắc đến “Định luật Jones” cho rằng thần kinh cảm giác nhạy cảm hơn thần kinh vận động nên sẽ bị ức chế với lượng thuốc ít hơn. Nhiều BS GMHS đã mơ ước đến một loại thuốc giãn cơ đơn thuần. Phải đến năm 1942 thì thuốc giãn cơ mới bắt đầu được sử dụng trên lâm sàng, và trở thành một phần không thể tách rời của gây mê hiện đại. Harold R. Griffith (1894 – 1985) và học trò là G. Enid Johnson là những BS đầu tiên sử dụng và ghi nhận tác dụng của thuốc giãn cơ tại Montreal, Canada. Họ đặt tên thuốc là Intocostrin (chiết xuất từ curare không xác thực). Quá trình tìm ra thuốc giãn cơ phải ghi tên của Benjamin Brodie (1783 – 1862) và Charles Waterton (1783 – 1865) là những người đã thử nghiệm loại thuốc độc sử dụng trong săn bắn của người bản địa Guiana thuộc Anh trên 1 con lừa. Con lừa đã hấp hối vì tác dụng giãn cơ của thuốc độc này nhưng được giúp thở bằng một ống thổi nên đã tỉnh lại sau đó và tiếp tục sống thêm 24 năm. Claude Bernard (1813 – 1878) là người đã tìm ra cơ chế của loại thuốc này là tác dụng lên tiếp hợp thần kinh cơ. Từ đó đến nay, nhiều loại thuốc giãn cơ khác nhau đã được tổng hợp và sử dụng trên lâm sàng, nhưng sau đó bị loại bỏ do nhiều tác dụng phụ lên hệ thần kinh tự chủ.

  • PHÁT MINH RA GÂY TÊ VÙNG:

Quá trình phát minh ra gây tê vùng gắn liền với tên tuổi nhà phân tâm học nổi tiếng là Sigmund Freud (1856 – 1939). Ông là người đã đánh giá việc sử dụng cocaine trong một số trường hợp điều trị cho người bệnh của mình và ghi nhận tác dụng gây tê lưỡi của thuốc. Sau đó, Carl Koller (1858 – 1944), là một bác sĩ nhãn khoa, với mong muốn tìm một loại thuốc để sử dụng trong mổ mắt, đã thử nghiệm cocaine trên chó và chính bản thân. Ông phát hiện thuốc làm cho giác mạc không còn cảm nhận với kích thích. Bài công bố các thử nghiệm của Koller do Josef Brettauer (1835 – 1905) trình bày vào ngày 15/09/1884 gây ấn tượng mạnh mẽ tại hội nghị Nhãn khoa tổ chức tại Heideberg, Đức. Việc chuyển các thử nghiệm của Koller thành ứng dụng lâm sàng chỉ mất có 8 tuần. Alfred Hall và William Halsted (1852 – 1922) là những phẫu thuật viên đã sử dụng cocaine trong phẫu thuật và báo cáo các thành công trên tạp chí New York Medical Journal vào ngày 06/12/1884. Cocaine về sau không còn được sử dụng làm thuốc tê vì nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có gây nghiện (Hall và Halsted cũng là những người bị lệ thuộc cocaine). Các loại thuốc tê nhanh chóng được tổng hợp và đưa vào sử dụng rộng rãi trên lâm sàng với nhiều phương thức gây tê đa dạng.

  • CÁC LOẠI KHÍ MÊ MỚI:

Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, hàng trăm loại khí mê đã được thử nghiệm. Cyclopropane là một thuốc có thể dùng gây mê nhưng lại có khả năng gây cháy quá cao. Chloroform và N2O không gây cháy nhưng chloroform có quá nhiều tác dụng phụ còn N2O có thể gây hỗn hợp gây giảm oxy máu. John C Krants Jr của trường đại học Maryland là người đã đưa ra khái niệm halogen hóa hợp chất hydrocarbon để giảm tính gây cháy. Với suy nghĩ này, ông đã tạo ra trifluoroethyl vinyl ether (Fluroxene) từ ethyl vinyl ether (Vinamar). Fluroxene được nhiều BS sử dụng nhưng sau đó sớm bị loại bỏ do gây buồn nôn và nôn ói sau mổ quá nhiều. Charles Suckling, một nhà hóc học, đã tổng hợp ra halothan vào năm 1954. Thuốc được đưa vào sử dụng trên lâm sàng vào năm 1956 và đạt được sự ủng hộ cao trong vài năm đầu tiên. Sau đó, nhiều trường hợp hoại tử gan được cho là liên quan đến sử dụng halothane. Mặc dù đều tra năm 1964 cho thấy tỷ lệ suy gan không khác nhau giữa halothane và các loại thuốc mê khác cùng thời, tâm lý sợ halothane vẫn bị duy trì. Thập niên 1960 đánh dấu sự ra đời của một khái niệm rất có giá trị là áp lực riêng phần cuối kỳ thở ra của thuốc mê bốc hơi. Seymore S. Kety (1915 – 2000) cho rằng tại thời điểm cân bằng, áp lực riêng phần của khí mê cuối lỳ thở ra sẽ bằng với áp lực riêng phần của khí mê tại não. Từ đó, khái niệm nồng độ phế nang tối thiểu (minimum alveolar concentration) được thiết lập, giúp BS GMHS hiểu rõ hơn mức độ vô cảm với lượng khí mê đưa vào người bệnh. Các năm sau đó đánh dấu sự ra đời của isoflurane, enflurane, desflurane và sevoflurane. Sevoflurane hiện đang là thuốc mê bốc hơi được sử dụng rất nhiều do đặc tính tỉnh mê nhanh của thuốc

  1. LỊCH SỬ GMHS TẠI VIỆT NAM:

Các ghi chép về lịch sử chuyên ngành GMHS trước năm 1975 bị thất lạc nhiều do nguyên nhân chiến tranh.

Trong giai đoạn chiến tranh, gây mê thường do phẫu thuật viên thực hiện. Các trường hợp còn lại có thể do các BS GMHS được các BS chuyên khoa người Pháp và Mỹ đào tạo. Cũng trong giai đoạn chiến tranh, các BS GMHS trong quân đội Mỹ đã rút ra nhiều kinh nghiệm và thay đổi trong thực hành lâm sàng, đặc biệt là về truyền máu trong sốc chấn thương.

Sau chiến tranh, các BS Việt Nam bắt đầu quá trình chuyên khoa hóa về GMHS theo thời gian. Đến năm 1979, Hội GMHS Việt Nam được thành lập tại Hà Nội với 100 thành viên và PGS Tôn Đức Lang là chủ tịch đầu tiên. Số lượng các thành viên tiếp tục tăng theo thời gian và hiện nay Hội có khoảng 1000 BS GMHS trên toàn Việt Nam.

Vào năm 1980, với sự giúp đỡ của BS J.Beiboer từ Hà Lan, Hội GMHS Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội GMHS Thế giới (World Federation of Societies of Anaesthesiologists) và nhiều Hiệp hội chuyên khoa khác. Phương pháp vô cảm chủ yếu trong giai đoạn trước thập niên 1990 tại Việt Nam là gây mê với khí mê ether, sau đó là halothane. Một số thuốc mê tĩnh mạch cũng được sử dụng để khởi mê như thiopental và ketamine. Các phương pháp gây tê trục thần kinh trung ương cũng phổ biến.

Từ năm 1990 đến nay, trách nhiệm của BS GMHS tại Việt Nam đã được mở rộng đáng kể trong các lĩnh vực chuyên khoa như tuần hoàn ngoài cơ thể trong mổ tim hở, ghép tạng, gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm, điều trị đau mạn tính, đánh giá trước mổ và cả các hoạt động ngoài phòng mổ như giảm đau ngoài màng cứng trong chuyển dạ, gây mê trong thủ thuật nội soi và chẩn đoán hình ảnh. Các loại phương tiện, thiết bị và thuốc hiện đại cũng được sử dụng tương đối rộng rãi tại Việt Nam. Quá trình đào tạo chuyên khoa GMHS dành cho BS tại Việt Nam cũng ngày càng được chuẩn hóa với mục tiêu tiếp cận tiêu chuẩn của khu vực và thế giới.

Hiện nay, BS đa khoa sau khi tốt nghiệp có thể học tiếp chuyên khoa GMHS thông qua các chương trình đào tạo Sau đại học (nội trú, chuyên khoa cấp 1 và cấp 2) để có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa. Các BS GMHS có thể tham gia nhiều chương trình đào tạo chuyên khoa GMHS tổ chức tại Pháp và các nước Đông Nam Á khác.

Chủ đề