Hội chợ tết 2023 tphcm

(Chinhphu.vn) - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TPHCM Phạm Chí Tâm cho biết, LĐLĐ thành phố sẽ tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội, nhất là vận động người sử dụng lao động chung tay cùng tổ chức để chăm lo cho cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Quý Mão 2023.

Hội nghị triển khai Chương trình "Tết sum vầy – Xuân tri ân" năm 2023 mừng Xuân Quý Mão năm 2023

Chiều 18/10, LĐLĐ TPHCM tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình "Tết sum vầy – Xuân tri ân" năm 2023 mừng Xuân Quý Mão năm 2023.

Theo đó, LĐLĐ thành phố sẽ tổ chức các chương trình lớn như: "Tấm vé nghĩa tình", "Phiên chợ nghĩa tình - Tết đoàn viên", thăm và chúc Tết các doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động; họp mặt đoàn viên các nghiệp đoàn có hoàn cảnh khó khăn, "Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng thành phố"…

Dự kiến, LĐLĐ thành phố sẽ chăm lo cho 10.000 gia đình đoàn viên, công nhân lao động tại các doanh nghiệp có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê đón Tết Quý Mão 2023.

Thời gian tổ chức chăm cho Tết cho đoàn viên, người lao động từ 11-18/1/2023 (ngày 20-27 tháng 12 Âm lịch).

Điểm mới của công tác chăm lo Tết cho công nhân, người lao động năm nay là đẩy mạnh hình thức phiên chợ online; kết nối với kênh mua sắm thương mại điện tử với nhiều chính sách ưu đãi, có lợi cho người lao động; chú trọng việc mời lãnh đạo cùng dự các chương trình chăm lo Tết; tổ chức đến tận nơi thăm hỏi, động viên, ăn Tết cùng công nhân để thấy được cuộc sống thực tiễn của người lao động...

Theo ông Phạm Chí Tâm, thông qua các hoạt động chăm lo Tết, tổ chức Công đoàn Thành phố muốn nâng cao nhận thức đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động về vai trò, chức năng và những đóng góp của tổ chức Công đoàn, tin tưởng gắn bó với tổ chức Công đoàn, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn.

Ngoài ra, chương trình nhằm tạo động lực khích lệ, động viên đoàn viên, công nhân viên chức, người lao động làm việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn và ngày càng gắn bó với doanh nghiệp.

Người dân mua sắm tại một hệ thống Co-opXtra thuộc Saigon Co.op - Ảnh: VGP/Lê Anh

Cụ thể, các DN dự trữ 5.253 tấn lương thực, 2.031 tấn đường, 2.356 tấn dầu ăn, 5.603 tấn thịt gia súc, 8.481 tấn thịt gia cầm, 54,4 triệu quả trứng gia cầm, 1.485 tấn thực phẩm chế biến, 9.255 tấn rau củ quả, 297 tấn thủy hải sản và 1.600 tấn gia vị.

Đặc biệt, Sở Công Thương Thành phố đã đôn đốc các DN bình ổn thị trường xây dựng, dự trữ nguồn hàng chiếm 25-43% so với nhu cầu của người dân thành phố, bảo đảm không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung hàng hóa dịp cuối năm trên địa bàn Thành phố.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố cho biết, chương trình bình ổn thị trường của Thành phố đã phát triển được 20 năm, qua đó, các DN bình ổn thị trường đã phát triển lớn mạnh, rất chuyên nghiệp trong việc triển khai các hoạt động bình ổn thị trường Thành phố. Chương trình được thiết kế để bình ổn những sản phẩm thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa hằng ngày, có những sản phẩm lên đến 60% thị phần toàn thị trường nên hoàn toàn nắm quyền chi phối, góp phần quan trọng để ổn định nguồn cung lẫn giá cả trên thị trường chung.

Theo ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Quý Mão 2023, ngay trong quý III/2022, Vissan đã chuẩn bị ngân sách hơn 700 tỷ đồng để dự trữ, sản xuất hàng tết, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021. Theo kế hoạch, Vissan chuẩn bị 2.000 tấn thực phẩm tươi sống (chủ yếu là thịt lợn, tăng 30% so với mức thực hiện Tết Nhâm Dần 2022) cùng 4.200 tấn thực phẩm chế biến,  tăng 10%.

Trong khi đó, các DN bình ổn thị trường, sản xuất trứng gia cầm như Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt đều cho biết, đã hoàn tất khâu chuẩn bị tại trại chăn nuôi và trại liên kết để bảo đảm nguồn hàng cung cấp cho thị trường từ nay đến Tết tăng khoảng 20-30%.

Các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Central, MM Mega Market, Aeon, Lotte Mart, Emart cũng  đều chuẩn bị nguồn hàng chủ lực cho Tết Quý Mão 2023, hầu hết, các hệ thống tăng sản lượng từ 20-30% so với Tết 2022.

Là hệ thống bán lẻ lớn nhất tham gia Chương trình bình ổn thị trường, ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc vận hành chuỗi siêu thị Co.opmart, thuộc Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), cho biết Saigon Co.op tăng lượng dự trữ lên 30-50% tùy từng nhóm hàng. Thông thường, mức dự trữ hàng Tết tại Saigon Co.op dao động trong khoảng 20-30%.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Nguyễn Nguyên Phương cho biết, để ổn định thị trường từ nay đến cuối năm, Sở Công thương TPHCM tiếp tục triển khai công tác bình ổn thị trường hàng hóa nhằm hạn chế việc tăng giá hàng hóa tiêu dùng, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm; chủ động triển khai các giải pháp tăng cường liên kết vùng nguyên liệu với các tỉnh, thành phố, thúc đẩy việc chia sẻ thông tin, dữ liệu tình hình sản xuất cung ứng và thị trường tiêu thụ; hình thành các chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa có sức chịu đựng, thích ứng, linh hoạt cao trước các tác động của thiên tai, dịch bệnh và tác động khác…

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Thành phố sẽ triển khai hiệu quả các chương trình kích cầu mua sắm cuối năm như: Chương trình khuyến mại tập trung - mùa mua sắm trên địa bàn Thành phố năm 2022 (đợt 2) với chủ đề "rộn ràng mua sắm mùa xuân"; tổ chức kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành phố năm 2022; tổ chức Hội chợ xúc tiến tiêu dùng năm 2022… các hoạt động này được kỳ vọng kích cầu tiêu dùng, giúp DN Thành phố phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau dịch.

Lê Anh

Chủ đề