Học viện Chính trị thành lập ngày tháng năm nào

Học viện Chính trị khu vực I thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập năm 1953, tiền thân là các trường Đảng khu Tả Ngạn, khu Ba, khu Bốn, Tây Bắc, Việt Bắc trong những năm 1953-1959. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Học viện đã trải qua nhiều thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, đó là:

Năm 1983, hợp nhất các trường Nguyễn Ái Quốc I, II, III, IV và VI đổi tên thành trường Nguyễn Ái Quốc I.

Đến năm 1990, thực hiện quyết định số 103-QĐ/TW ngày 01 tháng 03 năm 1990 của Ban Bí thư Trung ương, trường Nguyễn Ái Quốc I hợp nhất với trường Tổ chức – Kiểm tra Trung ương lấy tên là trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I.

Năm 1993, thực hiện quyết định số 61-QĐ/TW ngày 10 tháng 3 năm 1993 của Bộ Chính trị, trường đổi tên thành Phân viện Hà Nội trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Ngày 02 tháng 8 năm 2005, Bộ Chính trị ra quyết định số 149-QĐ/TW đổi tên Phân viện Hà Nội thành Học viện Chính trị khu vực I thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Thực hiện quyết định số 60-QĐ/TW ngày 07 tháng 05 năm 2007 và quyết định số 100-QĐ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2007 và nghị định số 129/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ của các trường thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I đổi tên thành Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I (năm 2007) thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Đến tháng 02 năm 2014 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I một lần đổi tên thành Học viện Chính trị khu vực I trực thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh theo quyết định số 544/QĐ-HVCTQG ngày 18 tháng 02 năm 2014. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị khu vực I được quy định tại Quyết định số 2952/QĐ-HVCTQG ngày 27 tháng 6 năm 2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của Học viện từ thời điểm này là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp của Đảng và Nhà nước, đào tạo hệ cử nhân và sau đại học các chuyên ngành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo.

Như vậy, từ một trường Đảng ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với chức năng chủ yếu lúc đầu là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện cho Đảng, Nhà nước, phục vụ sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc”, đến nay, Học viện đã trở thành một đơn vị thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, với chức năng nhiệm vụ ngày càng được mở rộng và đa dạng.

Học viện Chính trị khu vực I là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực phía Bắc; nghiên cứu khoa học lý luận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, các Ban, Ngành Trung ương theo phân cấp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Học viện có nhiệm vụ:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt và dự nguồn cho cấp trưởng, phó phòng và tương đương của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các Sở, Huyện, Quận, Thị xã; đào tạo để chuẩn hóa chức danh công chức cho cán bộ không thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; đào tạo, bồi dưỡng chức danh Bí thư Đảng ủy, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn được phân công; đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ lý luận chính trị cho nước bạn Lào; đào tạo cao học một số chuyên ngành theo sự phân công của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, khoa học chính trị, hành chính và một số ngành khoa học xã hội - nhân văn khác theo hướng: phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tổng kết, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn mới nảy sinh; chú trọng cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, gắn lý luận với thực tiễn…

 - Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

 Học viện Chính trị khu vực I có 10 đơn vị chức năng; 16 đơn vị giảng dạy và nghiên cứu khoa học (gồm 13 khoa, 01 Tạp chí Giáo dục lý luận; 01 Trung tâm thông tin khoa học; 01 Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển). Tính đến tháng 06 năm 2018, Học viện Chính trị khu vực I có 323 cán bộ, viên chức. Đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện có 09 PGS, TS; 57 TS; 132 Ths.

Về công tác đào tạo

Kết quả của công tác đào tạo bồi dưỡng năm 2017-2018 của Học viện Chính trị khu vực I: Hệ Cao cấp lý luận chính trị tập trung đã mở 18 lớp với tổng số 747 học viên; Hệ Cao cấp lý luận chính trị không tập trung mở 21 lớp với hơn 1880 học viên; Hệ Cử nhân chính trị cho học viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có 05 lớp (mỗi năm có 1 lớp từ Lào sang); Hệ Cao học quản lý kinh tế với 40 học viên; 11 lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ về Công tác Kiểm tra Đảng, Công tác Tổ chức, Dân vận, Văn phòng cấp ủy, với số lượng 81 học viên.

 Về công tác nghiên cứu khoa học

 Trong giai đoạn 2010-2015, ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cơ sở được cấp kinh phí theo nguồn ngân sách nhà nước phân bổ, Học viện chủ trì thực hiện 09 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề tài nghiên cứu cơ bản NAFOSTED theo sự đầu tư, quản lý trực tiếp của Bộ Khoa học và Công nghệ. Học viện tổ chức 09 hội thảo quốc gia và quốc tế (trong đó có 02 Hội thảo quốc tế).

Năm 2016, triển khai nghiên cứu 20 đề tài cấp Bộ và cơ sở các loại. Trong đó có 18 đề tài đạt loại xuất sắc. Năm 2017, có 66 đề tài cấp Bộ và cơ sở đang được triển khai trong đó 06 đề tài cấp bộ, 18 đề tài cơ sở phân cấp, 31 đề tài cơ sở tự chủ, 04 đề tài do quỹ Nafoted tài trợ, 05 đề tài cấp tỉnh/thành phố, 02 đề tài cấp Nhà nước.

Về Hợp tác quốc tế

Hiện nay, Học viện Chính trị khu vực I có quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học với các nước: Trung Quốc, Lào, Nga, Úc, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản... với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế khác.

Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị của Học viện đã được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Đến nay, hệ thống giảng đường, thư viện, nhà ở học viên, nhà hiệu bộ, trang thiết bị dạy học từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng  yêu cầu phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu của Học viện.

Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh 55 năm xây dựng và phát triển (16/2/1957-16/2/2012)

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, 55 năm qua, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tiền thân là Trường Đảng tỉnh Bắc Ninh được thành lập ngày 16 tháng 02 năm 1957. Do yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử, Trường có những thay đổi về tổ chức và tên gọi khác nhau. Tháng 01 năm 1963, Trường Đảng tỉnh Bắc Ninh và Trường Đảng tỉnh Bắc Giang hợp nhất thành Trường Đảng tỉnh Hà Bắc. Ngày 05 tháng 12 năm 1973, Trường được vinh dự mang tên đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng. Đến ngày 01 tháng 4 năm 1993, trường Hành chính Hà Bắc (thuộc Ban Tổ chức chính quyền) và khoa Bồi dưỡng lý luận chính trị (thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) được sáp nhập vào Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ, trở thành Trường Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Hà Bắc.

Thực hiện Quyết định số 88 - QĐ/TW ngày 05 tháng 9 năm 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc Thành lập trường chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trường Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ Nguyễn Văn Cừ được đổi tên thành Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Hà Bắc. Năm 1997, khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh được thành lập trên cơ sở Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Hà Bắc.

Tuy có thay đổi về tên gọi, tổ chức, bộ máy ở từng thời kỳ, nhưng chức năng, nhiệm vụ hàng đầu của Trường là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở của hệ thống chính trị. Trọng trách của Trường là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và khoa học quản lý nhà nước. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ chủ chốt cấp phòng các huyện, thành phố, thị xã, sở, ngành và cấp xã, cán bộ dự nguồn của các chức danh trên. Đồng thời Trường có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở. Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Trường được giao thêm chức năng liên kết đào tạo trình độ đại học và đào tạo, bồi dưỡng một số chức danh cán bộ khác.

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, Trường đã có những cống hiến xứng đáng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị. Là cơ sở duy nhất được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn tỉnh, Trường đã đào tạo, bồi dưỡng hàng vạn cán bộ cho hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó, nhiều cán bộ đã trưởng thành giữ cương vị, trọng trách quan trọng. Chỉ riêng trong 15 năm tái lập tỉnh, Trường đã đào tạo, bồi dưỡng 12.740 cán bộ (trong đó trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính 542, trình độ đại học 890, trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính 5.332), hiện tại Trường đang tổ chức đào tạo 999 cán bộ. Với 35 công trình, đề tài khoa học (01 công trình khoa học và 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh), hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường đã tạo giá trị gia tăng đáng kể phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong 3 năm trở lại đây, năm nào trường cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch đào tạo được giao.

Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Hiện tại Trường có 09 người có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ; 09 chuyên viên cao cấp và giảng viên chính; 01 nhà giáo ưu tú; 06 người đang học cao học, toàn bộ giảng viên đều được đào tạo chính quy tập trung. Trong các cuộc thi “Giảng viên dạy giỏi toàn quốc” định kỳ, Trường đều có giảng viên đạt xuất sắc hoặc loại giỏi; hiện có 07 giảng viên được công nhận là “Giảng viên dạy giỏi toàn quốc”.

Với những cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Hà Bắc, Bắc Ninh, Trường được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Ba, xứng đáng với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, 55 năm qua, trải qua bao thăng trầm thay đổi, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ luôn luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Các thế hệ cán bộ của Trường xưa và nay tự hào đã góp một phần sức lực, trí tuệ cho sự phát triển chung của tỉnh. Đề nghị các đồng chí đại biểu nhiệt liệt chúc mừng 55 năm xây dựng và phát triển của trường.

Sự nghiệp vinh quang đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà Trường được giao, đã được các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, công chức viên chức và người lao động của Trường qua các thời kỳ cống hiến, dày công xây đắp. Những truyền thống tốt đẹp của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ mà các thế hệ cán bộ, giảng viên đã tạo dựng lên, là những giá trị tinh thần tốt đẹp thế hệ hôm nay sẽ giữ gìn, tiếp tục kế thừa và phát triển trong thời kỳ mới, để hoàn thành xứ mạng vinh quang đào tạo cán bộ cho hệ thống chính trị.

Vui mừng và tự hào với những thành tích và truyền thống tốt đẹp, nhưng chúng ta cũng cũng nhận thức sâu sắc về những hạn chế, yếu kém như: trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyển biến chậm, cơ sở vật chất chưa tương xứng cần phải sớm khắc phục.

Bắc Ninh đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.

Trước những biến đổi nhanh chóng của cục diện thế giới tác động tới Việt Nam, Bắc Ninh không nằm ngoài hiệu ứng đó. Để góp phần hiện thực mục tiêu chiến lược trên, yêu cầu rất cao đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở mà Trường đảm nhiệm trong thời gian tới. Thứ nhất, phải nghiên cứu và truyền thụ toàn diện những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho người học; thứ hai, phải góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tính Đảng cao, có khả năng nhận diện những thông điệp đa chiều về thế giới và tham mưu giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương, có kiến thức quản lý xã hội của một đô thị hiện đại trong tương lai; thứ ba, nhanh chóng xây dựng Trường trở thành cơ sở đào tạo cán bộ hiện đại của tỉnh.

Để góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Bắc Ninh, hiện thực hoá mục tiêu chiến lược trên, phát huy những truyền thống tốt đẹp 55 năm qua, Trường cần làm tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng cao toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường cả về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, coi đây là khâu có tính đột phá và có tính chiến lược, lâu dài.

Với trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Trường phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, giảng viên xứng tầm với yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thời kỳ mới. Trước hết, phải chăm lo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học hiện có đạt trình độ chuẩn theo quy định. Đề xuất với tỉnh có chính sách thu hút những người có học vị ThS, TS, có kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn tham gia thỉnh giảng.

Cùng với việc chăm lo nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, Trường tiếp tục duy trì chế độ đi nghiên cứu thực tế đối với giảng viên, để giảng viên có kỹ năng vận dụng lý luận vào nhận diện những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển của tỉnh và vận dụng vào quá trình giảng dạy. Thực hiện chế độ giảng viên thường xuyên đi cơ sở để tích luỹ kiến thức thực tiễn, định kỳ cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, giảng viên.

Một vấn đề không được xem nhẹ trong tình hình hiện nay là phải tăng cường rèn luyện đạo đức lối sống, nhất là đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, giảng viên và học viên. Mỗi cán bộ, giảng viên phải chủ động, tự giác tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt.

Thứ hai, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, tính Đảng và bản lĩnh chính trị, kỹ năng công tác cho cán bộ  thuộc đối tượng phân cấp đào tạo.

Trên cơ sở nội dung, chương trình đào tạo do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quy định, quá trình giảng dạy phải quán triệt toàn diện, sâu sắc, giữ vững định hướng chính trị tư tưởng, đồng thời thường xuyên cập nhật các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nội dung, chương trình đào tạo phải liên hệ gắn với yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của tỉnh.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động khoa học – thông tin – tư liệu, nhất là công tác nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tham gia tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở.

Đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Việc nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phải phục vụ trực tiếp công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần tổng kết thực tiễn của tỉnh.

Trước mắt phải thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học chuyên môn thường xuyên, nâng cao chất lượng các đề tài khoa học các cấp; phấn đấu hàng năm có đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên phục vụ giảng dạy.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; đa dạng hoá các nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Với phương châm đào tạo cơ bản và bồi dưỡng theo chức danh. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng các phương pháp sư phạm hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động của người học; nâng cao chất lượng bài giảng. Thực hiện liên kết đào tạo với các học viện, các trường, các đơn vị của Trung ương. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với từng đối tượng cán bộ cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu với Tỉnh uỷ định kỳ cập nhật thông tin cho các đối tượng cán bộ được giao.

Thứ năm, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh.

Quán triệt thực hiện quan điểm của Ban Bí thư Trung ương “tăng cường mở lớp đào tạo chính quy tập trung tại trường, trong một tương lai gần, tiến tới chủ yếu mở lớp tập trung tại trường” và Kết luận số 168-KL/TU ngày 29/10/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Phải học tập trung tại trường về chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính; giảm các lớp tại chức, vừa làm vừa học”, việc đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất của Trường cần được tăng cường, xứng tầm một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của tỉnh.

Từng bước đề xuất với Tỉnh uỷ và Ủy ban nhân dân tỉnh lập dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, đủ điều kiện tổ chức đào tạo chính quy tập trung là chính theo Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 30/10/2009  và Kết luận 168-KL/TU ngày 29/10/2009 của BTV Tỉnh ủy.

Cải tạo, nâng cấp đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin của Trường theo hướng hiện đại hóa các trang bị hiện đại, tập trung xây dựng, triển khai đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng văn phòng trực tuyến phục vụ công tác đào tạo cán bộ”, kết nối với mạng công nghệ thông tin của tỉnh.  

Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Tiếp tục rà soát, kiện toàn, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc theo hướng chuyên sâu; hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. Xúc tiến xây dựng Trung tâm đào tạo Tin học - Ngoại ngữ để từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức của hệ thống chính trị.

Vinh dự và tự hào được mang tên đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng - Người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh; được Tỉnh uỷ và Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp 55 năm xây dựng và phát triển, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ sẽ sớm trở thành cơ sở đào tạo cán bộ hiện đại của tỉnh trong tương lai không xa.

Hiệu trưởng

TS. Trần Quang Nam

Video liên quan

Chủ đề