Học thêm sinh ở đâu

Vì tính cấp thiết của các kỳ thi quan trọng
Không thể chờ đợi thêm được nữa! Hãy đăng ký và học hè online tại:

TRUNG TÂM NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

Với đội ngũ giảng viên và giáo viên nhiều kinh nghiệm đã và đang giảng dạy ở các trường ĐH, THPT hàng đầu: ĐH Sư phạm TP.HCM, THPT Năng Khiếu, THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Nguyễn Thượng Hiền,… trực tiếp giảng dạy sẽ đem lại cho phụ huynh và học sinh sự yên tâm nhất.

* Khai giảng và nhận học sinh mới hàng tuần.

Sẽ khai giảng trong

Hàng tuần trung tâm vẫn tiếp tục nhận học sinh đăng ký mới.

Câu chuyện dạy thêm, học thêm ở Việt Nam nhuốm màu tiêu cực một lần nữa được phản ánh qua bức tâm thư của một số học sinh ở Quảng Nam mà tuoitre.vn đã đăng tải. Vậy chuyện học thêm ở các nước khác thế nào?

Học sinh ra về sau buổi học thêm tại một trung tâm ở TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Xem thêm: Học thêm ở Trung Quốc sao mà giống Việt Nam đến vậy

Chị TERESA (người Đài Loan):

Áp lực từ việc học rất nặng nề

Ở Đài Loan, việc học thêm của học sinh có nhiều hình thức, nhưng không có trường hợp nào học sinh bị ép đi học thêm. Họ hoàn toàn tự nguyện.

Kiểu học thêm phổ biến ở Đài Loan là những lớp học quy mô lớn được tổ chức tại trường, chừng 300-500 học sinh và có thu học phí. Mỗi tối có thể có cả 2.000 học sinh đến trường để học thêm các môn như: vật lý, toán, hóa, tiếng Trung…

Vào cuối tuần thì thêm ba lớp quy mô như vậy được mở trong ngày. Các giáo viên là những “siêu sao dạy phụ đạo” của trường.

Một kiểu học thêm khác cũng tương tự kiểu học nói trên nhưng không có thầy cô. Nhà trường tổ chức các lớp học với khoảng 500 học sinh một lớp. Mục đích không phải để dạy mà để tạo không khí cho học sinh tập trung tự học trong một thời gian dài vào dịp cuối tuần.

Ngoài ra, tại Đài Loan cũng có kiểu học thêm tương tự hình thức học thêm ở Việt Nam. Lớp quy mô nhỏ về những môn học cụ thể, giáo viên có thể là người dạy ở trường và muốn kiếm thêm thu nhập hoặc sinh viên đại học.

Chị TERESA (người Đài Loan)

Ở Đài Loan, các trường luôn cạnh tranh lẫn nhau để đạt được danh hiệu có nhiều học sinh lọt vào top 5 trường cấp III hàng đầu hoặc 5 trường đại học hàng đầu. Vì có rất nhiều học sinh trong lớp nên “các siêu sao dạy phụ đạo” không quan tâm đến bất kỳ học sinh nào.

Họ cứ giảng bài thao thao bất tuyệt và học sinh cứ cắm cúi ghi chép và thầm mong một ngày nào đó mình có thể ghi nhớ chút gì!

Dù là hình thức nào thì chúng tôi cũng không có áp lực về việc phải đi học thêm cho giáo viên vui lòng. Tuy nhiên áp lực học hành của học sinh Đài Loan rất nặng nề.

Ở Đài Loan, từ 13-18 tuổi là giai đoạn học sinh phải rất nỗ lực vì chúng tôi có hai kỳ kiểm tra quan trọng. Kỳ thi cuối cấp II quyết định học sinh sẽ vào trường cấp III nào và kỳ thi cuối cấp III quyết định học sinh sẽ vào trường đại học nào.

Từ khi tôi 13 tuổi, mỗi ngày việc học của tôi bắt đầu lúc 7h30 và kết thúc lúc 5h chiều, sau đó tôi tiếp tục học thêm. Một số ít học sinh khác cũng chăm chỉ giống như tôi, họ tự học đến tận 9h tối.

Vào năm trước khi tôi vào đại học, cách đây đúng 10 năm, tôi thậm chí sống luôn ở ký túc xá để có thể học bài đến nửa đêm.

Về chuyện dạy thêm ngoài nhà trường, luật ở Đài Loan nghiêm cấm giáo viên dạy học bên ngoài nhà trường. Nếu ai bị phát hiện dạy thêm ngoài nhà trường, họ sẽ bị phạt tiền và mất chứng chỉ hành nghề.

Ông JOHN LIM (người Singapore):

Trường công dạy thêm miễn phí

Không giáo viên nào ở Singapore được tự mở lớp dạy thêm và đối xử không công bằng với học sinh không theo học vì điều đó trái với đạo đức nghề nghiệp. Nếu bị phát hiện việc này, họ có khả năng bị mất việc.

Các trường học ở Singapore cạnh tranh nhau để đảm bảo học sinh của mình đạt được thành tích tốt. Vì vậy giáo viên ở các trường công lập thường tổ chức các lớp học thêm ngay tại trường sau giờ học để giúp những học sinh yếu hơn bắt kịp với bạn học.

Những lớp học này được thực hiện miễn phí và trên tinh thần tự nguyện, chỉ học sinh nào cần học phụ đạo mới đăng ký học.

Tuy nhiên, dạy và học phụ đạo là một ngành công nghiệp tỉ đô ở Singapore. Rất nhiều bậc phụ huynh gửi con cái mình đến các trung tâm dạy thêm tư nhân.

Ở cấp trung học, chương trình học càng khó hơn nên việc học thêm cũng trở nên cần thiết hơn. Các môn đông người học ở các trung tâm phụ đạo là tiếng Hoa, toán, khoa học và kinh tế.

Học sinh ở Singapore cảm thấy áp lực và căng thẳng khi các em không thể bắt kịp với bạn học của mình. Ngoài ra, các em còn chịu áp lực vì nỗi lo và tham vọng của cha mẹ nên phải đi học thêm vì cha mẹ muốn.

Có cung ắt có cầu. Chính phủ không khuyến khích học phụ đạo, cũng không ngăn cản cha mẹ cho con đi học thêm tại các trung tâm, do vậy quyền quyết định là ở phụ huynh.

Tuy nhiên, nguyên tắc chung cho công chức Singapore là họ không được khuyến khích làm công việc khác ngoài công việc hiện tại của họ. Giáo viên cũng nằm trong nhóm này. Giáo viên ở Singapore được trả lương khá ổn nên rất ít người làm trái quy định của chính phủ.

Cô AUNTIDA VAJRABHAYA (giáo viên dạy tiếng Anh, người Thái Lan):

Giáo viên trường công dạy thêm quy mô nhỏ

Khi là học sinh cấp III, tôi từng học thêm ở trường với thầy cô và mẹ tôi còn mời cả gia sư về nhà dạy. Tôi học thêm môn toán và tiếng Pháp vì còn yếu hai môn này. Thật ra tôi học thêm vì mẹ muốn tôi phải học tốt hơn.

Ở Thái Lan, học sinh cấp II và III học thêm để có điểm tốt ở trường và tăng khả năng thi đậu vào trường đại học. Tuy nhiên, nếu là giáo viên của trường tư, thầy cô sẽ không được mở lớp dạy thêm ở nhà.

Ở trường tôi – một trường tư, học kỳ trước trường tổ chức dạy thêm đại trà tại trường các môn toán, lý, hóa, sinh, tiếng Anh cho tất cả học sinh đầu cấp II. Học sinh đóng học phí cho nhà trường và trường sẽ trả thù lao cho giáo viên nào tham gia dạy thêm với tỉ lệ hợp lý.

Nếu là giáo viên ở trường công, thầy cô có thể dạy thêm tại nhà với quy mô nhỏ, từ 3-5 em/lớp. Vì vậy dù muốn có nhiều học sinh đi học thêm thì giáo viên cũng không có khả năng để dạy.

Trường hợp giáo viên dạy 20 học sinh/lớp, tuần hai buổi, và có ba lớp như thế mỗi tuần thì được coi là quy mô lớn. Nếu muốn dạy như thế, họ phải đăng ký kinh doanh – kiểu như đăng ký thành lập công ty và phải có giấy phép hoạt động cho cơ sở dạy thêm của mình.

Ông CHARLIE OAKES (người Mỹ):

Học sinh yếu mới cần học phụ đạo

Tôi sống tại bang Arizona, vợ tôi là giáo viên dạy tiếng Anh, người Việt Nam.

Ở Mỹ rất ít học sinh cần phải đi học thêm sau giờ học chính ở trường. Em nào yếu quá, tất nhiên sẽ cần được phụ đạo. Những em đã là học sinh thuộc tốp đầu của trường thì gần như chắc chắn không cần học thêm.

Khi nói đến đây, tôi muốn kể về một cô cháu ở Việt Nam của gia đình. Khi học cấp III, cháu đứng đầu lớp về môn toán nhưng vẫn cảm thấy cần đi học thêm. Sau này cháu qua Mỹ học ngành toán, đứng đầu cả khoa.

Ông CHARLIE OAKES (người Mỹ)

Ở Mỹ, nếu nhận thấy một học sinh cần học thêm, giáo viên sẽ trao đổi với em và gia đình để bàn về việc tìm cách phù hợp nhất cho em.

Thông thường giáo viên sẽ giới thiệu số điện thoại một phụ huynh trong trường tình nguyện dạy miễn phí cho học sinh mỗi tuần khoảng hai tiếng. Hoặc giáo viên có thể giới thiệu danh sách 10 thầy cô dạy phụ đạo lấy phí theo giờ với giá cả được mô tả rất rõ để học sinh và gia đình lựa chọn.

Trong các trường hợp, bản thân người giáo viên đứng lớp không tham gia việc dạy thêm vì giáo viên đã làm việc rất vất vả từ sáng đến chiều, họ không thể có sức lực để kham thêm việc kèm riêng cho học trò.

Cái hay là ở Mỹ các phụ huynh có khả năng đều có thể tình nguyện đăng ký giúp đỡ nhà trường theo khả năng và sở trường của mình.

Trong trường hợp của cháu gái tôi khi còn ở Việt Nam, dù học rất giỏi, cháu vẫn cảm thấy có những áp lực vô hình về việc phải đi học thêm. Về phía giáo viên, có thể có một số giáo viên cũng vô tình hay cố ý tạo áp lực lên học sinh của mình.

Theo tôi nghĩ, họ làm điều này quá lâu nên cũng không quan tâm liệu xã hội sẽ nghĩ sao về hình ảnh người thầy.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Đó là những giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, đại học nổi tiếng tại Hà Nội. Họ còn là tác giả của nhiều cuốn sách tham khảo “gối đầu giường” cho sĩ tử trước mùa thi.

Chỉ vài tháng nữa, sĩ tử sẽ bước vào kỳ thi đại học, cao đẳng quan trọng. Vì vậy, đây là lúc các bạn dốc toàn bộ sức lực cho việc luyện tập để đạt được kết quả cao nhất. Đối với các em lựa chọn khối B, thì Sinh học là một trong ba môn chính cần được quan tâm. Để giúp các bạn có được hành trang tốt nhất trước kỳ thi, dưới đây là một số thầy giáo luyện thi môn Sinh học nổi tiếng tại Hà Nội.

Thầy Lê Đình Trung

PGS.TS Lê Đình Trung đang công tác tại phòng Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội. Thầy là một trong những giáo viên luyện thi uy tín được nhiều thế hệ học sinh ngưỡng mộ.

Thầy Lê Đình Trung (ngoài cùng bên tay trái).

Thầy Trung luôn quan niệm giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh, đồng thời phải tôn trọng và tin tưởng các em thì việc học mới đạt hiệu quả. Nhiều học trò cũ nhận xét thầy rất giỏi về phần di truyền. Không những thế, phương pháp giảng dạy của thầy còn rất dễ hiểu, cuốn hút, khơi gợi nguồn cảm hứng học tập trong các bạn.

Một số cuốn sách của thầy các sĩ tử có thể tham khảo như Chuyên đề luyện thi đại học:  Sinh thái – Di truyền, Sinh học cơ thể, Biến dị - Chọn giống – Tiến hóa...

Thầy Nguyễn Quang Anh

Là giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, thầy Nguyễn Quang Anh đã từng có nhiều học trò đạt giải trong kỳ thi Olympic các cấp và đạt điểm cao trong kỳ thi đại học.

Thầy Nguyễn Quang Anh.

Phong cách giảng dạy của thầy được đánh giá là: nhiệt tình, cẩn thận; chú trọng tương tác, rèn luyện kỹ năng (đặc biệt là giải đề thi trắc nghiệm) cho học sinh. Những bài giảng của thầy luôn được chuẩn bị công phu về kiến thức, nguồn tư liệu dồi dào và phương pháp truyền đạt dễ hiểu, qua đó những điều phức tạp được đơn giản hóa và giúp các học sinh đạt được mục tiêu mà mình đặt ra.

Thầy cũng luôn khuyến khích học sinh đọc trước bài mới, hăng hái trả lời câu hỏi dù đúng hay sai và tích cực suy nghĩ. Để có thể ghi nhớ kiến thức lâu, thầy thường lấy câu danh ngôn “cha đẻ của trí nhớ là sự ôn tập” để khuyên học trò.

Nhiều học trò cũ nhận xét: “Thầy giảng hay và còn rất đẹp trai”, hay một bạn khác cho rằng: “Mình không học chuyên Sinh nhưng vẫn thích cách dạy của thầy”. Điều đó chứng tỏ thầy Quang Anh đã và đang ghi lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng rất nhiều thế hệ học sinh.

Thầy Nguyễn Thành Công

Hiện là giáo viên trường THPT chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội, Thạc sĩ Nguyễn Thành Công đã có 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi đại học, cao đẳng. Thầy được các sĩ tử biết đến bởi có nhiều học trò đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và Olympic Quốc tế.

Thầy Nguyễn Thành Công.

Thầy cho rằng hầu hết các học sinh đều băn khoăn về cách học ôn và làm bài môn Sinh dễ ăn điểm. Nhưng thầy thường dạy các bạn phải học tập một cách nghiêm túc bởi đây là một quá trình lâu dài, không thể trong một sớm, một chiều mà thành công được.

Đối với các sĩ tử, thầy Công thường đưa ra lời khuyên: Việc tự học có vai trò rất lớn, nhưng những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp là nền tảng, vì vậy các học sinh nên hạn chế nghỉ học; giữ sức khỏe và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; đừng ngần ngại hỏi các giáo viên và các bạn về một vấn đề chưa rõ; có kế hoạch học tập, thời gian biểu hợp lý cho từng môn, từng phần. Theo thầy đây chính là một số "vũ khí" mà các bạn cần trang bị trước kỳ thi.

Thầy Bùi Phúc Trạch

Hiện là giáo viên trường THPT Chu Văn An, thầy Bùi Phúc Trạch được các sĩ tử tìm đến bởi đã luyện thi thành công cho nhiều học trò đỗ vào các trường đại học danh tiếng. Bên cạnh đó, thầy còn nổi tiếng bởi danh hiệu giáo viên giỏi thành phố Hà Nội và giải nhất giáo viên sáng tạo Microsoft-PIL 2007.

Thầy Bùi Phúc Trạch.

Không chỉ có vốn kiến thức sâu sắc, thầy còn được học trò yêu mến bởi phong cách giảng dạy thân thiện, gần gũi. Trong quá trình giảng dạy thầy luôn kết hợp với việc trình chiếu video và hình ảnh minh họa cụ thể. Qua đó giúp học sinh có cái nhìn trực quan, sinh động, chi tiết về bản chất của các nội dung.

Với các học sinh bị mất gốc kiến thức, thầy đưa ra lời khuyên cần học kỹ bài giảng, làm đi làm lại bài tập nhiều lần để hiểu được bản chất vấn đề, những học sinh có học lực khá giỏi nên tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng làm bài.

Kiến thức thi đại học môn sinh có thể nói bắt đầu từ chương trình lớp 9, nên nội dung rất phong phú đa dạng. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, thầy thường áp dụng phương pháp kể chuyện và lập dàn ý dưới dạng sơ đồ để giúp học sinh dễ ghi nhớ cũng như dễ liên kết kiến thức theo logic.

Video liên quan

Chủ đề