Học sinh giáo dục thường xuyên là như thế nào năm 2024

Giáo dục thường xuyên là gì? Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm những hình thức nào? – Quốc Đại (Sóc Trăng)

Giáo dục thường xuyên là gì? Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên (Hình từ internet)

1. Giáo dục thường xuyên là gì?

Theo khoản 2 Điều 5 , giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

2. Mục tiêu của giáo dục thường xuyên

Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.

(Điều 41 )

3. Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên

- Thực hiện xóa mù chữ cho người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn.

(Điều 42 )

4. Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên

4.1. Chương trình giáo dục thường xuyên

Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:

- Chương trình xóa mù chữ;

- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;

- Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

4.2. Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên

Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:

- Vừa làm vừa học;

- Học từ xa;

- Tự học, tự học có hướng dẫn;

- Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.

4.3. Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên

- Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.

Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 , quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

4.3. Phương pháp giáo dục thường xuyên

Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

(Điều 43 )

5. Cơ sở giáo dục thường xuyên

- Giáo dục thường xuyên được thực hiện tại cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư, qua phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện khác.

- Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên;

+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;

+ Trung tâm học tập cộng đồng;

+ Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.

- Việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như sau:

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này, trừ chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân;

+ Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện chương trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 ;

+ Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 43 .

- Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép.

- Việc liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

Như vậy bạn thấy rằng giáo dục chính quy là việc giáo dục theo khóa học cụ thể ở một cơ sở giáo dục và được thiết lập theo các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định về giáo dục chính quy như sau:

“2. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.”

Như vậy bạn thấy rằng giữa giáo dục thường xuyên và giáo dục chính quy một bên là việc giáo dục theo khóa học cụ thể ở một cơ sở giáo dục và được thiết lập theo các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trái lại, giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định được ưu ái cho linh hoạt về tất cả mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Hình thức thực hiện giáo dục thường xuyên

Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên hiện nay quy định ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 quy định về hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên như sau:

- Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:

+ Vừa làm vừa học;

+ Học từ xa;

+ Tự học, tự học có hướng dẫn;

+ Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.

- Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.

Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 của Luật này, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

- Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên.

Như vậy về hình thức bạn thấy rằng có 4 hình thức thưc hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: Hệ vừa học vừa làm; Học từ xa; Tự học, tự học có hướng dẫn, Hình thức học khác theo yêu cầu của người học.

Mục tiêu của giáo dục thường xuyên là như thế nào?

Căn cứ Điều 41 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục thường xuyên như sau:

“Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.”

Như vậy giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời, học liên tục nhằm phát huy tài năng, nâng cao trình độ hiểu biết để góp phần xây dựng xã hội, xây dựng đất nước.

Chính sách phát triển giáo dục thường xuyên quy định ra sao?

Căn cứ Điều 46 Luật Giáo dục 2019 quy định về chính sách phát triển giáo dục như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng dịch vụ giáo dục thường xuyên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thường xuyên học tập, học tập suốt đời để phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục thường xuyên trong việc cung cấp nguồn học liệu cho cơ sở giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của người học; cơ sở giáo dục đào tạo nhà giáo có trách nhiệm nghiên cứu về khoa học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục thường xuyên.

Như vậy bạn thấy rằng Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập; Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển xã hội.

Trường giáo dục thường xuyên học như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019, giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

THPT hệ GDTX là gì?

- Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT) nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu để đạt được trình độ giáo dục THPT theo hình thức GDTX, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Trung tâm giáo dục thường xuyên học bao nhiêu năm?

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học Phổ thông được thực hiện trong 3 năm học. Học viên vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp Trung học Cơ sở theo hình thức chính quy hoặc Giáo dục thường xuyên.

Học giáo dục thường xuyên học bao nhiêu món?

Về môn học: không học nhiều môn như học sinh phổ thông, mà chỉ học có 7 môn bắt buộc là Toán, Vật lý, Hóa học, Văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý; ngoài ra, Trung tâm tổ chức dạy thêm một môn tự chọn trong các môn sau: Anh văn, Tin Học và Giáo dục Công dân.

Chủ đề