Học sinh cần làm gì để phòng, chống ma túy

Đến hết tháng 12/2020, theo thống kê của Bộ Công an, trong số hơn 235.000 người nghiệm ma túy có hồ sơ quản lý trong cả nước, độ tuổi dưới 16 chiếm khoảng 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%. Có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên ở độ tuổi 15-25. Đặc biệt nhiều trẻ em trong độ tuổi từ 13-14 đã sử dụng ma túy.

Phần lớn các em khi được phát hiện thì đã có thời gian sử dụng ma túy khá dài, rất khó khăn cho công tác cai nghiện, thậm chí đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Chính vì vậy yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của việc ngăn chặn ma túy học đường chính là phát hiện sớm, giáo dục ý thức, sự hiểu biết về tác hại của ma túy cho học sinh, sinh viên, giúp cho các em tránh xa ma túy cũng như để ma túy không có cơ hội xâm nhập vào môi trường giáo dục.

Phát hiện sớm học sinh, sinh viên sử dụng ma túy 

Độ tuổi người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa, có những em mới chỉ ở độ tuổi 13-14 vẫn là những học sinh trung học cơ sở, còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Với đặc tính của lứa tuổi là thích khám phá, trải nghiệm, nhưng nhận thức còn hạn chế, nhiều em dễ bị lôi kéo, rủ rê... Ở lứa tuổi này các em cần được sự quan tâm đặc biệt của gia đình và nhà trường.

Cha mẹ, thầy cô và các bạn cùng lớp hàng ngày tiếp xúc cần chú ý, giám sát hành vi, tâm, sinh lý các em để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường như: 

Học hành sa sút, bỏ học, hành vi và tâm lý bất thường, hay nói dối, nhu cầu về tài chính tăng cao… cụ thể là: Cha mẹ và gia đình quan tâm và quản lý con em mình, dù có bận công việc hay đi công tác xa vẫn phải thường xuyên giám sát con một cách chặt chẽ nhất có thể; Thầy cô trong quá trình giảng dạy cần chú ý hơn đến những biểu hiện bất thường của học sinh sinh viên; Các bạn trong lớp cùng quan tâm chia sẻ với nhau, không a dua, dung túng, bao che cho những hành vi sử dụng ma túy của bạn.

Các giải pháp ngăn ngừa ma túy học đường

Học sinh, sinh viên sử dụng ma  túy hầu như không chỉ xuất phát từ một nguyên nhân mà là sự tổ hợp của nhiều tác nhân khác nhau. Các em thường sa ngã khi bố mẹ bận việc, đi công tác xa, ly hôn hoặc buông lỏng quản lí nên rất dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ bằng nhiều hình thức. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của đa dạng các chủng loại về ma túy và đa dạng về cách tiếp cận nên nhiều em học sinh, sinh viên chưa có sự hiểu biết, kỹ năng tự vệ kém nên đã vô tình sử dụng hoặc dùng thử mà không biết đến tác hại khôn lường của nó.

Để giúp các em có kiến thức, ý thức trách nhiệm ngăn chặn ma túy với chính bản thân mình, các cấp, các ngành cần có những biện pháp cụ thể như: 

Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy, HIV/AIDS trong học sinh về: Các loại ma tuý phổ biến hiện nay và tác hại của ma tuý, biện pháp phòng chống ma tuý trong trường học; Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, xử lý các hành vi có liên quan đến tệ nạn ma túy.

Phát động phong trào tố giác, xây dựng và tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy của nhà trường. Tổ chức cho tập thể học sinh, cán bộ, giáo viên kí cam kết thực hiện phòng, chống ma túy.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, các hoạt động thể dục, thể thao nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia. Tổ chức giao lưu, chuyên đề tuyên truyền về tác hại của ma túy với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, vui tươi như:
hát, tiểu phẩm, vẽ tranh tuyên truyền phòng, chống ma túy...

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Nói không với ma túy và các chất gây nghiện; Không sử dụng thuốc lá, rượu, ma túy; Không vận chuyển, tàng trữ buôn bán sử dụng ma túy; Không để bạn bè, kẻ xấu rủ rê, lôi kéo ép buộc uống rượu, hút thuốc, tiêm chích ma túy; Kiên quyết từ chối, báo cho bố mẹ, thầy cô và cơ quan công an khi bị kẻ xấu lôi kéo; Từ chối khi người lạ nhờ chuyển hàng; Nhà và gia đình quản lý tốt giờ giấc sinh hoạt của học sinh; Thông qua các kỳ họp, nhà trường chủ động thông báo cho phụ huynh biết kế hoạch phòng, chống tệ nạn ma túy trong nhà trường.

Công tác phòng chống ma túy cần thực hiện quyết liệt và hiệu quả ngay tại trường học. Vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành kế hoạch “Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021", nhằm triển khai hiệu quả các nội dung công việc được giao tại Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm. Đồng thời, tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên.

Môi trường giáo dục phải là môi trường trong sạch, lành mạnh, là nơi để các em hoàn thiện nhân cách và trở thành người có ích cho xã hội. Chính vì thế, mỗi học sinh, mỗi thầy cô và mỗi gia đình cùng chung tay ngăn chặn ma túy không để ma túy, chất gây nghiện xâm nhập học đường hủy hoại những thế hệ tương lai của đất nước.

PV

III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Khám phá 7: Em hãy nêu những việc học sinh cần làm và không được làm để phòng, chống ma túy. 


  • Những việc HS được làm để phòng chống ma túy:
    • Nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục về phòng chống ma túy.
    • Tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy do nhà trường phối hợp với gia đình.
    • Tham gia xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể do nhà trường phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
    • Tích cực vận động, tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, cộng đồng nơi cư trú thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng chống ma túy.
    • Chủ động phát hiện, tố giác người thân và những người có xung quanh có hành hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
  • Những việc HS không được làm để phòng chống ma túy:
    • Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Phòng, chống ma túy.
    • Không sử dụng chất ma tuy, dù chỉ là một lần và dưới bất kì hình thức nào.

- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.

- Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.

- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý.

- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý.

- Khi phát hiện những Học sinh, Sinh viên có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.

- Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.

- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ Học sinh, Sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo Học sinh, Sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.

- Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho Thầy, Cô giáo, cán bộ nhà trường.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú.

- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.

- Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.

- Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.

Số 06, Trần Văn Ơn, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương 0274-382-2518 | 0274-383-7150 | 0274-383-4957

//tdmu.edu.vn

Đang truy cập: 707 © 2020 Trường Đại học Thủ Dầu Một

Thứ Hai, 06/06/2022 | 16:32

Công an tỉnh cho biết, hiện nay người chưa thành niên và trẻ em sử dụng ma túy (MT) ngày một gia tăng. Bởi vậy, bản thân mỗi học sinh, sinh viên (HS-SV) cần có sự hiểu biết về tác hại của MT và trang bị cho mình kỹ năng cần thiết để đẩy lùi tệ nạn MT ra khỏi môi trường giáo dục.   

Tuyên truyền tác hại của MT cho HS địa bàn xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Ảnh: H.A

CHẤT MT, CHẤT GÂY NGHIỆN VÀ HẬU QUẢ KHI SỬ DỤNG

Hiện nay, có rất nhiều loại MT, chất kích thích gây nghiện, mỗi loại có hình dáng và tác hại khác nhau. Một số loại có thể kể ra, như: cần sa, cỏ Mỹ, thuốc lắc, bóng cười, shisha, MT đá, tem giấy (bùa lưỡi)… Hậu quả của việc sử dụng trái phép chất MT làm cho hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh bị suy giảm; xuất hiện các bệnh về da, về dạ dày, đại tràng, tim mạch.

Tình trạng nhiễm độc MT mạn tính gây ra suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước tiểu tái xám, dáng đi xiêu vẹo. Cơ thể suy kiệt, thức đêm, ngủ ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Người sử dụng bị suy giảm sức lao động, học tập giảm sút hoặc mất khả năng lao động, học tập (dẫn đến bỏ học). Trường hợp sử dụng MT quá liều có thể bị chết đột ngột. Người nghiện MT thường có hội chứng quên, loạn thần kinh sớm, bị ảo giác, hoang tưởng, kích động và hội chứng loạn thần kinh muộn; rối loạn về cảm xúc, nhận thức, tâm tính, biến đổi về nhân cách, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật; mâu thuẫn và bất hòa với bạn bè, thầy cô và gia đình, mất lòng tin của mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, thậm chí có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

Tiêm chích MT dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan B, C, đặc biệt là HIV/AIDS, dẫn đến cái chết.

BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI NGHIỆN MT      

Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ sử dụng chất MT như: kim tiêm, kẹo cao su, giấy bạc. Nếu là HS-SV hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong giờ học, ngồi trong lớp hay ngủ gật, thường đi học muộn hoặc trốn học, bỏ học vào những giờ nhất định. Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh, ít người qua lại. Lén lút sử dụng MT trong nhà vệ sinh trường học. Thường hay xin tiền cha mẹ, nói dối là đóng tiền học, quỹ lớp. Những HS-SV nghiện MT thường có lực học giảm sút, hay ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, hay cáu gắt, ớn lạnh, nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm, ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, cố ý xa lánh mọi người, cố tránh các hoạt động vui chơi lành mạnh.

TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP

Khi có người rủ rê, lôi kéo sử dụng MT hay ép buộc mua bán, vận chuyển MT, HS-SV cần làm gì? Cẩm nang phòng, chống MT xâm nhập học đường, hướng dẫn: “Bạn cần bình tĩnh, có thể dùng cách từ chối trực tiếp. Nếu như từ chối không có tác dụng thì hãy dùng những câu đáp lại, như: “Tôi không dùng MT và bất kỳ ai cũng vậy”, “Mua bán, vận chuyển, sử dụng MT là vi phạm pháp luật, trái với đạo đức con người”, “Mua bán, vận chuyển MT có thể bị tử hình”…

Các chuyên gia hướng dẫn, nếu bạn còn bị ép buộc, bạn có thể lấy lý do để rời khỏi. Nếu họ vẫn ép bạn sử dụng MT thì cách tốt nhất là tìm cách bỏ chạy. Bạn hãy tìm cách chạy đến một địa điểm an toàn nơi gần nhất, như: trường học, nhà người quen, trụ sở công an, trụ sở chính quyền, quán ăn ven đường, chỗ có đông người lớn đang làm việc, các cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Trong trường hợp xấu nhất, ta tìm cách gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho cha mẹ, người thân, cảnh sát 113 đến để hỗ trợ.

Khi đã bị ép buộc mua bán, vận chuyển, sử dụng MT, thì không được giấu giếm sự việc vừa xảy ra dù bị hăm dọa mà phải tố cáo ngay đối tượng đã rủ rê và ép buộc với gia đình, nhà trường, công an, chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Không lo sợ trước những lời hăm dọa của các đối tượng mua bán MT mà phải tố cáo chúng kịp thời. Vì khi đó, mọi việc mới được phơi bày, các bạn sẽ được gia đình, nhà trường, thầy cô, pháp luật quan tâm bảo vệ và đối tượng rủ rê, ép buộc mới bị xử lý thích đáng.

PHÒNG TRÁNH TỪ XA

Mỗi người (nhất là HS-SV) cần sống lành mạnh, không đua đòi, tiêu xài hoang phí, vượt quá khả năng kinh tế của gia đình. Tìm hiểu thông tin về tác hại và hậu quả của MT.

Không tụ tập với người xấu, tham gia xây dựng môi trường học tập lành mạnh và các buổi ngoại khóa tìm hiểu kiến thức về tác hại của MT tại trường học hoặc cộng đồng. Không nhận tiền, quà có giá trị của người khác mà không rõ lý do. Trong trường hợp người quen nhờ vận chuyển hàng hóa thì cần hỏi rõ loại hàng hóa, địa điểm giao và tốt nhất nên hỏi ý kiến cha mẹ, người thân trước khi nhận lời. Gia đình quan tâm sát sao, lắng nghe tâm tư của con trẻ, “không thử MT dù chỉ một lần”.

HOÀI ANH (tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề