Hoàng thị ngọc hưởng là ai

Bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng, 60 tuổi, bị bắt, khởi tố với cáo buộc liên quan sai phạm trong mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Quyết định khởi tố, tạm giam bà Hưởng, cựu phó giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng mua sắm, Tổ trưởng Tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội, được Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ban hành ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Công an, trung tướng Tô Ân Xô cho biết.

Bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng. Ảnh: Bộ Công an

Bà Hưởng bị nghi có dấu hiệu phạm tội Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 222 Bộ luật Hình sự 2015. Cùng tội danh, 3 thuộc cấp của bà Hưởng cũng bị khởi tố, bắt gồm: bà Nguyễn Thị Dung Hạnh, cựu kế toán trưởng, ủy viên Hội đồng mua sắm, thành viên Tổ thẩm định đấu thầu; Đoàn Trọng Bình, cựu phó phòng phụ trách Phòng Vật tư, ủy viên Hội đồng mua sắm, thành viên tổ thẩm định; Nghiêm Tuấn Linh, cựu phó trưởng phòng Vật tư, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu.

Liên quan vụ án, ông Trần Phú Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam; Nguyễn Hồng Dũng, Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng, Thẩm định viên; Nguyễn Trung Dũng, chuyên viên thẩm định Công ty cổ phần Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ trái qua, các bị can Trần Phú Hưng, Đoàn Trọng Bình và Nguyễn Hồng Dũng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an

Nhà chức trách cáo buộc 7 người có vi phạm trong đấu thầu mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Việc này làm tăng chi phí, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước và người bệnh, ảnh hưởng công tác khám chữa bệnh.

Trước đó đầu tháng 4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an làm việc với bệnh viện về các gói thầu mua sắm thiết bị y tế, vật tư y tế, thực hiện các đề án xã hội hóa tại các bệnh viện công lập... từ năm 2015 đến nay.

Tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu hoặc dưới 100 triệu nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù 1-5 năm: can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; chuyển nhượng thầu trái phép.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 3-12 năm: vì vụ lợi; có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới một tỷ đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại một tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù 10-20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bá Đô

Tối 13/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đang điều tra xác minh tin báo tố giác về một số hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh.

Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định một số lãnh đạo, cán bộ tại Bệnh viện Tim Hà Nội là Ủy viên Hội đồng mua sắm, thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu, thành viên Tổ thẩm định đấu thầu và một số cán bộ Công ty Cổ phần Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam đã có các hành vi vi phạm hoạt động đấu thầu trong việc mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Các hành vi này làm tăng chi phí, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước và người bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của công tác khám chữa bệnh, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Căn cứ kết quả điều tra, ngày 13/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám xét và bắt tạm giam 7 đối tượng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cụ thể, 7 đối tượng này bao gồm: Hoàng Thị Ngọc Hưởng, nguyên Phó giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng mua sắm, Tổ trưởng tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội; Nguyễn Thị Dung Hạnh, nguyên Kế toán trưởng, Ủy viên Hội đồng mua sắm, Thành viên tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội;

Đoàn Trọng Bình, nguyên Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Vật tư, Ủy viên Hội đồng mua sắm, Thành viên Tổ thẩm định Bệnh viện Tim Hà Nội; Nghiêm Tuấn Linh, nguyên Phó Trưởng phòng Vật tư, Thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội;

Trần Phú Hưng, Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam; Nguyễn Hồng Dũng, Phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng, thẩm định viên và Nguyễn Trung Dũng, chuyên viên thẩm định Công ty Cổ phần Đầu tư và Định giá AIC-Việt Nam.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh đúng quy định pháp luật. 

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, mở rộng vụ án, triệt để thu hồi tài sản cho Nhà nước và người bệnh. 

TP - Nhiều tháng nay, dư luận lại rộ thông tin nghi ngờ bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội ( thuộc Sở Y tế Hà Nội) từng nhờ người đi thi lớp đào tạo nghiệp vụ đấu thầu do Sở Y tế Hà Nội tổ chức trước đây để được cấp chứng chỉ này.

Đây là loại văn bằng theo quy định là điều kiện bắt buộc để cán bộ quản lý được phép tham gia chấm thầu trong các hoạt động mua sắm của cơ quan từ nguồn tiền ngân sách.

“Thực tế vụ việc trên diễn ra từ năm 2007, từng có đơn thư nhưng chưa được khẳng định thực hư thế nào”- đại diện Bệnh viện Tim Hà Nội nói. Làm việc với phóng viên Tiền Phong hôm qua 4-10, phía Bệnh viện cũng cho biết việc bà Hưởng theo học lớp nghiệp vụ này là do cơ quan cử đi, cùng với một số cán bộ nhân viên khác và bằng nguồn tiền chi trả của đơn vị.

Xác minh của phóng viên Tiền Phong cho thấy, thời gian PGĐ Hưởng đi học và đi thi vào tháng 4-2007, cũng gần như trùng với thời gian đi du lịch tại Thái Lan của bà Hưởng.

Thời điểm tổ chức thi vào ngày 7-4- 2007, bà Hưởng vẫn đang ở Thái Lan. Một nhân chứng nằm trong danh sách đi học cùng với bà Hưởng đợt đó hiện đang làm việc tại Bệnh viện này khẳng định, bà Hưởng chỉ đi học một buổi, còn không thấy có mặt trên lớp và không đi thi.

Người này còn cho hay một nhân viên khác của bệnh viện không có trong danh sách cử đi học thời điểm đó tên là H, nhưng lại có mặt trong buổi thi lấy chứng chỉ này. Nhân viên H bị nghi ngờ là đã thi hộ chứng chỉ cho PGĐ Hưởng.

Được biết, mỗi năm, Bệnh viện Tim Hà Nội thường tổ chức đấu thầu mua sắm trang thiết bị và thuốc, vật tư tiêu hao với tổng trị giá từ 50 đến 70 tỷ đồng.

Trong nhiều gói thầu lớn, PGĐ Hoàng Thị Ngọc Hưởng thường tham gia với tư cách là trưởng ban quản lý dự án, hoặc tổ trưởng tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu.

Một chuyên gia quản lý đấu thầu cho biết, khi thành viên của tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu (chấm thầu) không có đủ tư cách chấm thầu như: không có chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu hoặc có chứng chỉ nhưng chứng chỉ đó không có giá trị pháp lý do gian lận thi cử thì đó là một trong những căn cứ để có thể tiến hành thanh tra toàn bộ hoạt động mua sắm, đấu thầu từ tiền ngân sách của cơ quan, đơn vị đó.

Ngân Hà

Theo Báo giấy

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

TAG

HOÀNG THỊ NGỌC HƯỞNG

Video liên quan

Chủ đề