Hoa pơ lang là hoa gì năm 2024

(GLO)- Ở Tây Nguyên, cứ khoảng tháng 11 âm lịch là bắt đầu mùa hoa pơ lang nở. Lâu nay, cũng có người nhầm lẫn hoa pơ lang nở vào tháng 3 dương lịch như hoa gạo ngoài Bắc hoặc một số nơi ở vùng duyên hải miền Trung.

Ấy chỉ là cách viết của những người quen kiểu “nói theo” cụm từ đã thành phổ biến “tháng ba hoa gạo nở” mà ít chịu khó quan sát hoặc do không quan tâm lắm đến cây cỏ xứ này nói chung, cây pơ lang nói riêng. Hay là cũng bởi hoa gạo với hoa pơ lang vẫn được xem là một, nghĩa là cùng có chung một “tên chữ” là hoa mộc miên.

Hoa pơ lang là hoa gì năm 2024

Hoa pơ lang (ảnh internet).

Nói đôi điều như vậy để thấy rằng pơ lang không phải là loài cây “đặc hữu” của Tây Nguyên mà có ở khắp nơi trên mọi miền đất nước. Pơ lang có tập quán không mọc thành từng chòm, từng đám nhiều cây, mà thường chỉ đứng đơn lẻ, nhiều lắm thì cũng chỉ bắt gặp một “tập thể” vài ba cây mà thôi. Pơ lang cũng bình thường như các loài thảo mộc khác trên Tây Nguyên. Có lẽ, nó chỉ trở nên “nổi tiếng” và được mọi người chú ý nhiều hơn từ khi có ca khúc “Em là hoa pơ lang” của nhạc sĩ Đức Minh thịnh hành vào khoảng năm 1965-1966 với giọng hát ngọt ngào say đắm của ca sĩ Tường Vi.

Những ca từ không tiếc lời ca ngợi pơ lang như cô gái Tây Nguyên vừa đẹp đẽ mặn nồng, vừa cứng cỏi, khỏe mạnh: “Tây Nguyên ơi, hoa rừng bao nhiêu thứ/Cánh hoa nào đẹp nhất rừng Tây Nguyên/Ơi, anh có nhớ buôn làng, nhớ người con gái/Nhớ cánh hoa pơ lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên”. Và: “Quê hương ơi, Tây Nguyên ơi/Anh ơi em sẽ là hoa pơ lang/Hoa đẹp nhất, thứ hoa buôn làng quý(…)/Tây Nguyên này bao nhiêu cô gái/Đều là hoa pơ lang”. Cũng đã có rất nhiều tác phẩm thơ văn, báo chí viết về hoa pơ lang, bài nào cũng hay cũng đẹp khi nhắc đến pơ lang.

Tùy độ màu mỡ của đất đai, thổ nhưỡng và tác động của thời tiết, khí hậu mà ở Tây Nguyên, cứ vào độ cuối tháng 11 sang đầu tháng Chạp âm lịch là mùa pơ lang bắt đầu nở rộ. Là người sinh sống, gắn bó với Tây Nguyên quá nửa thế kỷ, bằng quan sát riêng, người viết bài này chưa hề thấy năm nào pơ lang… sai hẹn bao giờ!

Một trong những cây pơ lang đứng đơn độc mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là cây pơ lang đứng chơ vơ ven quốc lộ 14 trên trục đường Pleiku-Kon Tum. Từ TP. Pleiku đi về hướng Kon Tum, khi vượt quá chiếc cổng chào phía Bắc của thành phố khoảng 500-700 m, phía bên tay phải, ta bắt gặp 1 cây pơ lang. Cây pơ lang này được trồng hoặc tự mọc tự bao giờ thì chúng tôi không rõ, chỉ biết vào khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ trước, từ Kon Tum về Pleiku, rồi khi về lại Kon Tum, chúng tôi thường đến đây đứng dưới bóng mát của cây để đón xe khách.

Cây pơ lang ấy như một điểm nhấn, một cọc tiêu, để mỗi lần từ Kon Tum đi Pleiku, nhất là vào khoảng giáp Tết, từ xa xa nhìn thấy dáng cây cao lớn xùm xòa vô cùng quen thuộc hoặc thấy màu hoa đỏ rợp của nó là mọi người reo lên: “Ô, đã đến Pleiku rồi”!

Thế mà năm nay, cũng giữa tháng 11 âm lịch, có việc về Pleiku, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi… không thấy màu hoa đỏ quen thuộc nữa. Chơ vơ bên đường là 1 cây khô đã chết từ bao giờ. Cảm giác như có gì hụt hẫng trong lòng. Tôi còn nhớ rất rõ là cây pơ lang này luôn nở sớm hơn những cây cùng tên khác. Nếu cây còn sống thì giờ này đã bung một màu hoa đỏ rưng rức trong se lạnh mùa đông. Quan sát thì thấy, cây đã được cắt tỉa những cành nhánh nhỏ chung quanh tán, giữ lại phần thân và những cành lớn chính, như cách khi di thực những cây lớn khác. Không rõ cây có khả năng hồi phục lại được không.

Cây cỏ có hồn của cỏ cây! Hồn cây pơ lang này đã lắng sâu trong tâm thức nhiều người. Hình bóng của nó đã trở nên quen thuộc với không ít người ở Gia Lai và Kon Tum. Còn tôi lại mong cây có thể hồi sinh hoặc chính quyền địa phương hay một ai đó có thể bắt tay trồng lại một cây mới để mai này, pơ lang tiếp tục được tỏa bóng.

(PLO) - Với người dân Tây Nguyên, hoa pơ- lang (còn gạo là hoa gạo, hoa mộc miên) gắn bó mật thiết với cuộc sống dân dã và đời sống tâm hồn của đồng bào.

Cùng với cây Kơ-nia, Pơ-lang dường như đã trở thành biểu trưng cho vùng đất Tây Nguyên, được đi vào thi ca, nhạc họa nhiều nhất. Có thể kể đến những bài ca đi cùng năm tháng như “Quê hương ơi, Tây Nguyên ơi” với những lời ca tha thiết, say đắm lòng người: “Anh ơi em sẽ là: hoa pơ lang đẹp nhất/ Thứ hoa buôn làng quý/ Cho anh thêm đẹp lòng”. Hay những lời ca khoáng đạt ca ngợi vẻ đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ khi Đăkrong mùa xân về: “Chim Kơ-tia bay tới, nghiêng cánh chào Dakrong. Pơ-lang khoe sắc thắm, gió đưa hương đôi bờ”.

Được lớp trẻ biết đến nhiều nhất là “Em là hoa Pơ-lang” với hình ảnh những cô gái Tây Nguyên được ví von như những bông hoa pơ-lang rừng rực rỡ, tươi thắm, nhắc nhớ về các loài cây mang tính biểu trưng cho vùng đất ba zan màu mỡ. “Tây Nguyên ơi hoa rừng bao nhiêu thứ. Cánh hoa nào đẹp nhất rừng. Tây Nguyên ơi anh có nhớ buôn làng nhớ người con gái. Nhớ cánh hoa pơ-lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên”…

Nếu cây kơ-nia được biết đến bởi hình dáng hùng vĩ độc đáo của nó thì pơ-lang được yêu thích từ màu hoa đỏ thắm nổi bật giữa ngàn xanh. Người ta thường ví cây kơ-nia là biểu trưng sức mạnh vạm vỡ của các chàng trai Tây Nguyên thì pơ-lang chính là biểu tượng cho những cô gái yêu kiều của vùng đất bazan. Và cũng giống như nhiều loài hoa đẹp, hoa pơ-lang cũng gắn với truyền thuyết một mối tình thủy chung son sắt đã đi vào bất tử.

Chuyện kể rằng, ở buôn làng kia có một chàng trai nghèo yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Họ chuẩn bị cưới thì trời đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng trai. Dân làng trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự tình. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thủy chung. Gặp Ngọc Hoàng, chàng thưa: “Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin Người xem xét lại”.

Ngọc Hoàng hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần tâu: “Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc chểnh mảng”. Thần Sấm thưa: “Một mình thần không làm xuể. Xin Người giữ chàng trai này lại phụ giúp thần”. Ngọc Hoàng chuẩn tấu và truyền lệnh nâng bầu trời xa khỏi mặt đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai đành ở lại làm thần Mưa.

Nhớ người yêu, nước mắt chàng tuôn trào. Còn cô gái, ngày nào cô cũng trèo lên cây nêu trông ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới. Biết chuyện, ngài cho cô gái một điều ước. Nàng thưa: “Xin Người biến cây nêu thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần có thể nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần”. Thỏa nguyện, cô gái gieo mình từ trên cao xuống và biến thành loài hoa mang sắc đỏ như máu từ trái tim yêu thủy chung son sắt.

Với người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân ở những miền quê Việt nói chung, cây hoa pơ-lang (hoa gạo) không chỉ biểu tượng của tình yêu đôi lứa mà rộng lớn hơn, sâu sắc hơn đó là tình yêu với quê mẹ, với cội nguồn. Chẳng thể mà vào tháng ba này, đến làng quê nào mà chẳng gặp hình ảnh cây gạo thắp lửa một góc trời như khát khao, hiến dâng, yêu thương, chờ đợi. Hoa pơ-lang cũng gắn liền với lễ hội, đời sống của người Tây Nguyên một cách khăng khít.

Tương truyền khi tổ chức lễ hội, đồng bào dựng cây nêu giữa sân buôn làng (cây linh thông giữa người và thần linh) luôn trồng bên cạnh một cây pơ-lang non, kết thúc lễ hội cây pơ-lang đó sẽ được di dời trồng sang một chỗ khác, nếu cây non đó phát triển tốt tươi thì chắc chắn những lời nguyện cầu của buôn làng năm đó sẽ thành hiện thực. Mùa hoa pơ-lang nở hoa còn là cột mốc để đồng bào biết khi nào Tết đến xuân về. Người Ba Na có câu truyền miệng “Thấy pơ-lang nở biết mùa mới lại về”, mùa mới tức là mùa xuân, mùa Tết, mùa chuẩn bị cho vụ rẫy nương năm mới, mùa của hạnh phúc và yêu thương…