Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được xây dựng trên Những nguyên tắc nào

Tiêu chuẩn Thẩm định giá là gì? Hệ thống toàn bộ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành. Với 13 tiêu chuẩn thẩm định là cẩm nang TOÀN TẬP cho anh em làm nghề Thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay.

#1. Tiêu chuẩn thẩm định giá là gì? Có nhiêu tiêu chuẩn thẩm định hiện nay

#1.1. Tiêu chuẩn thẩm định giá là gì

Thẩm định giá là gì? Theo Luật giá năm 2012 quy định "Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá"

Tiêu chuẩn thẩm định giá là gì? Là bộ quy tắc, chuẩn mực, định hướng xử sự chung đối với các thẩm định viên về giá và các công ty thẩm định giá, khách hàng sử dụng kết quả thẩm định giá.

#1.2. Có bao nhiêu tiêu chuẩn thẩm định giá hiện nay

Hiện nay, Bộ tài chính Việt Nam đã ban hành 06 đợt, mỗi đợt kèm theo đó là một vài tiêu chuẩn thẩm định giá chi tiết như sau:

  • Đợt #1: Thông tư 158/2014/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam gồm số 01, 02, 03 và 04
  • Đợt #2: Thông tư 28/2015/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06, 07
  • Đợt #3: Thông tư 126/2015/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10
  • Đợt #4: Thông tư 145/2016/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11
  • Đợt #5: Thông tư 122/2017/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12
  • Đợt #6: Thông tư 06/2014/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13

Đến nay, với 06 đợt ban hành tiêu chuẩn Việt Nam đã có 13 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam áp dụng cho Thẩm định viên và Công ty thẩm định giá.

#2. Các tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam hiện nay

2.1. Đợt 1: Ban hành kèm theo thông tư 158/2014/TT-BTC gồm 04 tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn thẩm định giá (TĐG) Việt Nam số 01 – Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam số 02 – Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam số 03 – Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam số 04 – Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá.

2.2. Đợt 2: Ban hành kèm theo thông tư 28/2015/TT-BTC gồm 03 tiêu chuẩn thẩm định giá

  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 - Quy trình thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06 - Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam số 07 - Phân loại tài sản trong thẩm định giá.

2.3. Đợt 3: Ban hành kèm theo thông tư 126/2015/TT-BTC gồm 03 tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08 - Cách tiếp cận từ thị trường;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09 - Cách tiếp cận từ chi phí;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam 10 - Cách tiếp cận từ thu nhập.

2.4. Đợt 4: Ban hành kèm theo thông tư 145/2016/TT-BTC gồm một tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11 - Thẩm định giá Bất động sản

2.5. Đợt 5: Ban hành kèm theo thông tư 122/2017/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn số 12

  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 - Tiêu chuẩn Thẩm định giá Doanh nghiệp

2.6. Đợt 6: Ban hành kèm theo thông tư 06/2014/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn TĐG Việt Nam số 13

  •  Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 - Thẩm định giá Tài sản Vô hình

Đến nay, Ở Việt Nam đã có hệ thống 13 tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam lần lượt từ tiêu chuẩn số 1 đến tiêu chuẩn số 13. Trên đây tôi vừa chia sẻ đầy đủ 13 tiêu chuẩn. Các bạn cần có thể tải các văn bản tương ứng về để tham khảo và nghiên cứu nhé. Cảm ơn các bạn,

1 Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

1.1. Giới thiệu

           Những thay đổi kinh tế nhanh chóng diển ra vào những năm 70 đang làm tăng thêm sự công nhận của những người tham gia thị trường về tầm quan trọng của thẩm định giá chuyên nghiệp. Quá trình toàn cầu hoá thị trường đầu tư đang diển ra nhanh chóng đòi hỏi cần thiết phải có những tiêu chuẩn trên toàn thế giới về xác định giá trị tài sản. Một điều rõ ràng là nếu không có những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế thì chắc chắn sẽ có sự lộn xộn. Sự khác nhau trong quan điểm giữa các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau có thể dẩn đến những hiểu lầm. Do đó Uỷ ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế ( IVSC) xây dựng và công bố những tiêu chuẩn thẩm định giá và nâng cao sự công nhận những tiêu chuẩn này trên toàn thế giới.

1.2. Vai trò của Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

           1.2.1 Là hệ thống tiêu chuẩn chung làm hài hòa cân đối những tiêu chuẩn thẩm định giá của các thành viên. IVSC cho rằng mục đích thẩm định giá tài sản rất phong phú như để sử dụng trong các báo cáo tài chính, trong việc ra quyết định cho vay, thế chấp bằng tài sản, trong việc chuyển giao quyền sở hữu, trong việc giải quyết tranh chấp và trong việc tính thuế. IVSC đưa ra những hướng dẩn về các vấn đề thẩm định giá cụ thể và việc áp dụng chúng. Đây là nền tảng căn bản để xây dựng và điều chỉnh hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá của các thành viên nhằm đạt đến sự thống nhất cao trên toàn thế giới về kết quả thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp ở từng quốc gia.

1.2.2 Thúc đẩy việc nâng cao độ tin cậy đối với kết quả thẩm định giá góp phần phát triển nghề nghiệp thẩm định giá  và phát triển thị trường tài sản quốc tế.

Thông qua việc đưa ra các định nghĩa, quy tắc hành nghề, các tiêu chuẩn và hướng dẩn, Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế đã tạo ra nền tảng thống nhất về quan điểm và hành động trong hoạt động thẩm định giá chuyên nghiệp, nâng cao độ tin cậy đối với kết quả thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiêp góp phần vào sự phát triển vững chắc của nghề thẩm định giá cũng như thị trường tài sản quốc tế.

1.3. Mục tiêu và phạm vi của Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

1.3.1 Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS) phát triển theo ba mục tiêu chính sau:

-Thúc đẩy những giao dịch xuyên quốc gia và đóng góp vào khả năng phát triển của thị trường tài sản quốc tế bằng cách nâng cao sự trong sáng của báo cáo tài chính cũng như sự tinh cậy vào kết quả thẩm định giá để bảo đảm cho các khoản cho vay và thế chấp, cho những giao dịch liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu, và giải quyết những tranh chấp hay các vấn đề về thuế.

-Là những tiêu chuẩn chuyên ngành hỗ trợ thẩm định viên giá trên toàn thế giới đáp ứng những yêu cầu của thị trường tài sản quốc tế về độ tin cậy của kết quả thẩm định giá và đáp ứng những yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp trên toàn thế giới trong báo cáo tài chính.

Những người sử dụng kết quả thẩm định giá theo những tiêu chuần thẩm định giá quốc tế có thể tin tưởng vào kết quả thẩm định giá được tiến hành bởi những thẩm định viên giá chuyên nghiệp có đầy đủ năng lực và đạo đức nghề nghiệp.

 Thẩm định viên giá chuyên nghiệp là người có đủ tiêu chuẩn cần thiết về trình độ, năng lực với kinh nghiệm trong việc thẩm định giá trị tài sản, thông thường là thẩm định giá bất động sàn cho những mục đích khác nhau bao gồm : chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, bảo đảm cho các khoản vay hay thế chấp, tranh chấp tài sản hay giải quyết về thuế, tài sản cố định trong báo cáo tài chính. Thẩm định giá viên chuyên nghiệp cũng có kiến thức chuyên ngành đặc biệt để thực hiện thẩm định giá cho các loại tài sản khác như : tài sản cá nhân, doanh nghiệp và lợi ích tài chính. Thẩm định viên giá chuyên nghiệp là người có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành thẩm định giá đất đai, nhà xưởng và máy móc thiết bị cho việc hợp nhất tài sản trong báo cáo tài chính của công ty.

             -Cung cấp những tiêu chuẩn thẩm định giá và báo cáo tài chính đáp ứng                                  yêu cầu của những quốc gia mới phát triển và các nuớc công nghiệp mới.

            1.3.2  Phạm vi

 - Phạm vi thẩm định giá ngày càng trở nên rộng hơn, thuật ngữ thẩm định giá quyền tài sản (property valuation) vượt qua những hạn chế của thuật ngữ thẩm định giá tài sản (asset valuation) thuật ngữ thẩm định giá đầu tiên được sử dụng cho báo cáo tài chính.

- Khi những tiêu chuẩn của ngành nghề khác, như kế toán, có thể được áp dụng trong thẩm định giá, UBTC thẩm định giá quốc tế khuyên thẩm định viên giá tài sản nên nắm vững về kế toán trong khi thẩm định giá. Khi thẩm định giá dịch vụ báo cáo tài chính hay áp dụng về kế toán để thẩm định giá, thẩm định viên giá nên kết hợp cả yêu cầu của tiêu chuẩn kế toán và những điều gắn liền với thẩm định giá tài sản. Nếu có sự mâu thuẫn giữa những tiêu chuẩn này thì thẩm định viên giá phải công khai sự khác biệt đó.

1.4. Cấu trúc của tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế:

          Cấu trúc của tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế phiên bản năm 2005 bao gồm:

       - Phần tổng quát

       - Quy tắc hành nghề

       - Các loại quyền tài sản

       - Những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế  : 3 tiêu chuẩn

       - Các ứng dụng                                       : 2 ứng dụng

       - Các hướng dẩn

       - Bạch thư

       - Từ điển thuật ngữ

          1.4.1 Phần tổng quát :

    Bao gồm :

           a/ Phần giới thiệu

          Trình bày tổng quan về lịch sử tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, công việc của Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, nội dung tồng quát của tiêu chuẩn. Giải thích cấu trúc của tiêu chuẩn và khả năng áp dụng.

b/ Những nguyên tắc và khái niệm thẩm định giá:

            Phần này trình bày đầy đủ toàn bộ kiến thức cấu thành phương pháp thẩm định giá và thực hành trong phạm vi những tiêu chuẩn này. Để nâng cao hiểu biết chuyên ngành và để làm giảm bớt khó khăn phát sinh do hàng rào ngôn ngữ, mục đích của phần này là cung cấp các giải thích trên căn bản luật pháp, kinh tế học với khái niệm khung mà tiêu chuẩn và nguyên tắc thẩm định giá căn cứ vào. Nắm vững các khái niệm và nguyên tắc này quyết định đến việc am hiểu về thẩm định giá và việc áp dụng các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. Nó bao gồm các khái niệm về đất đai, tài sản, giả cả, chi phí, thị trường và giá trị, giá trị thị trường, nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất, tính hữu dụng, các phương pháp thẩm định giá.

           1.4.2 Quy tắc hành nghề:

          Đề cập đến yêu cầu đạo đức và năng lực hành nghề trong khi thực hành thẩm định giá. Quy tắc đạo đức phục vụ lợi ích chung, duy trì sự tin cậy của các định chế tài chính đối với công việc của thẩm định viên giá. Nó đảm bảo kết quả thẩm định giá đáng tin cậy, nhất quán và khách quan.

          1.4.3 Các loại quyền tài sản:

  Phần này đưa ra các định nghĩa về 4 loại quyền tài sản cơ bản.

     a/ Quyền tài sản bất động sản (Real property)

b/ Quyền tài sản động sản (Personal property)

c/ Doanh nghiệp

     d/ Lợi ích tài chính (Financial Interests)

         1.4.4  Những tiêu chuẩn thẩm định giá

          Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế phiên bản 2005  thì có 3 tiêu chuẩn.      Tiêu chuẩn thẩm định giá 1 và 2 đề cập đến khía cạnh giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá.

Tiêu chuẩn thẩm định giá 3 đặt ra các yêu cầu cho báo cáo thẩm định giá.

           Trong hệ thống các tiêu chuẩn, ứng dụng và hướng dẫn của tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, phần tiêu chuẩn được xem là căn bản và thường xuyên nhất.

          Những tiêu chuẩn này là khung sườn cho các ứng dụng và hướng dẫn tất cà các hoạt động thẩm định giá và hướng dẫn.

          Tất cả các hoạt động thẩm định giá có thể xếp vào 2 loại : dựa trên giá trị thị trường hoặc dựa trên giá trị phi thị trường. Sau khi hoàn thành công việc thẩm định giá, thẩm định viện giá phải giải thích rõ ràng kết quả và trình bày làm thế nào đạt được kết quả này.

        1.4.5 Ứng dụng

          Thẩm định giá phục vụ cho nhiều mục tiêu. Những ứng dụng cho thẩm định giá tài sản phục vụ báo cáo tài chính ở khu vực tư cũng như khu vực công hay liên quan đến hoạch toán kế toán, và những quyết định liên quan đến cho vay hay bảo đảm thế chấp.

     Ứng dụng số 1: thẩm định giá phục vụ báo cáo tài chính.

          Nội dung của ứng dụng này được trích dẫn từ chuẩn mực kế toán quốc tế do ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế xuất bản.

 Mục tiêu của ứng dụng này là giải thích những nguyên tắc ứng dụng để thực hiện thẩm định giá sử dụng trong báo cáo tài chính và các tài khoản liên quan đến doanh nghiệp.

Thẩm định viên giá phải gắn với những định nghĩa, mục tiêu đặt căn bản trên giá trị thị trường, công khai những vấn đề thích hợp với hình thức xác đáng và hợp lý với người sử dụng là nền tảng cho những yêu cầu của thẩm định giá phục vụ báo cáo tài chính. Khi những tài sản chuyên dùng không dựa trên những khái niệm giá trị thị trường, ứng dụng này cung cấp cách xử lý thích hợp và công khai trong việc thẩm định giá.

     Ứng dụng số 2: Thẩm định giá phục vụ mục đích cho vay.

          Mục đích của ứng dụng này nhằm hướng dẫn cho thẩm định viên thực hiện thẩm định giá để bảo đảm cho vay, thế chấp và ghi nợ. Ứng dụng này cung cấp một khuôn khổ trong đó thẩm định viên có thể thực hiện những thỏa thuận thẩm định giá cho các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác cung cấp tài chính được bảo đảm bằng tài sản cố định luôn là tín dụng thông thường cho cá nhân hay doanh nghiệp.

          Thẩm định viên đặc biệt quan tâm đến khái niệm giá trị thị trường khi thẩm định giá giá trị tài sản để bảo đảm tài chính. Thẩm định viên trong một số trường hợp có thể vận dụng các khái niệm như: giá trị hoạt động kinh doanh, giá trị có thể chuyển đổi thành tiền hoặc các khái niệm khác trong thẩm định giá tuỳ thuộc vào pháp lý, hoàn cảnh hoặc do yêu cầu của khác hàng có tài sản thế chấp. Tuy nhiên khái niệm “Giá trị thị trường” mang tính thông dụng và phổ biến nhất.

          Những tìm kiếm khoản bảo đảm tài chính hay cố gắng ước lượng tình trạng khoản bảo đảm đôi khi đòi hỏi phải thẩm định giá trên cơ sở khác giá thị trường. Trong những trường hợp như vậy, thẩm định viên giá chỉ vận dụng những khái niệm quy định và trình tự có thể áp dụng trên cơ sở khác giá trị thị trường mà không mâu thuẩn với những nguyên tắc và quy định hiện hành và không nên gây hiểu lầm. Dưới những điều kiện như vậy cách thông thường của thẩm định viên bao gồm ước tính giá trị thị trường hay những thông tin thích hợp khác để mở rộng để ước tính giá trị phi thị trường có thể khác với giá trị thị trường.

          Bản ứng dụng này được coi như phần mở rộng của tiêu chuẩn thẩm định giá số một.

      1.4.6  Hướng dẫn

          Những vấn đề liên quan đến ứng dụng tiêu chuẩn thường phát sinh trong khi thực hiện thẩm định giá và từ những nguồn sử dụng dịch vụ thẩm định giá, các hướng dẫn này cung cấp chỉ dẫn cho những vấn đề đặc biệt trong thẩm định giá và tiêu chuẩn được áp dụng ra sao trong từng  trường hợp cụ thể. Các  Hướng dẫn hoàn thiện và mở rộng phần tiêu chuẩn và ứng dụng hoặc thẩm định viên giá phải thực hiện theo thẩm định giá quốc tế.

          Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế phiên bản năm 2005 có 14 Hướng dẩn cụ thể :

        - Hướng dẩn 1 : Thẩm định giá bất động sản

        - Hướng dẩn 2 : Thẩm định giá lợi ích cho thuê

        - Hướng dẩn 3 : Thẩm định giá nhà xưởng và thiết bị (hiện đang xem xét lại)

        - Hướng dẩn 4 : Thẩm định giá tài sản vô hình

        - Hướng dẩn 5 : Thẩm định giá động sản

        - Hướng dẩn 6 : Thẩm định giá doanh nghiệp

        - Hướng dẩn 7 : Đánh giá các chất gây nguy hiểm và độc hại trong thẩm định giá

        - Hướng dẩn 8 : Phương pháp chi phí để thực hiện báo cáo tài chính

        - Hướng dẩn 9 : Phân tích dòng tiền chiết khấu phục vụ cho thẩm định

                                giá dựa trên cơ sở thị trường và phi thị trường

        - Hướng dẩn 10 : Thẩm định giá tài sản trong doanh nghiệp

        - Hướng dẩn 11 : Soát xét lại việc thẩm định giá

        - Hướng dẩn 12 : Thẩm định giá tài sản giao dịch đặt biệt

        - Hướng dẩn 13 : Thẩm định giá tài sản hàng loạt cho mục đích tính thuế

        - Hướng dẩn 14 : Thẩm định giá tài sản trong ngành công nghiệp khai khoáng

1.4.7  Bạch thư

          Vì thực tiễn thẩm định giá không có mô hình cụ thể hay cố định. IVSC ấn hành các văn bản về những vấn đề liên quan đến công tác thẩm định giá trên toàn thế giới. Bạch thư này có đính kèm trong tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005 nhằm cung cấp những hướng dẩn đặc biệt cho thẩm định viên giá ở các thị trường  mới nổi và góp phần trong nổ lực của thế giới, của khu vực, của các định chế và ngân hàng phát triển trong việc tái cấu trúc hoặc lành mạnh hóa tài chính ở các nước thị trường mới nổi.

1.4.8 Từ điển thuật ngữ

      Giải thích các thuật ngữ nêu trong Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

1.5  Ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn

     Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế tiêu biểu cho những thực tế đã được chấp  nhận hoặc những thực tiễn tốt trong thẩm định giá chuyên nghiệp,  được xem như là những nguyên tắc thẩm định giá được chấp nhận (GAVP). Điều này thể hiện rằng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn của các quốc gia thành viên sẽ bổ sung qua lại lẫn nhau. Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế tán đồng việc công khai sự khác nhau giữa những bản báo cáo và việc áp dụng của các quốc gia với tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế.

Đôi khi những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế yêu cầu một cách tiếp cận khác với thực tế hoặc quy định tại mỗi quốc gia. Trong trường hợp này những người thực hiện phải nêu ra và giải trình kết quả khác nhau về giá trị. Phương pháp cụ thể chi tiết với việc áp dụng để thẩm định giá từng loại tài sản hoặc thị trường nhất định thuộc lĩnh vực đào tạo huấn luyện chuyên ngành. Do vậy IVSC khuyến khích tất cả những thẩm định viên chuyên nghiệp phải tự nâng cao bằng cách theo học các lớp huấn luyện chuyên biệt về ngành nghề chuyên môn. Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế quy định những gì thẩm định viên giá thực hiện hơn là giải thích những quy trình hoặc phương pháp được áp dụng như thế nào. IVS thừa nhận mọi áp dụng là gắn liền với một vấn đề thẩm định giá cụ thể, mà giải pháp tùy thuộc vào nội lực của thẩm định viên chọn được những phương pháp thích hợp với tiến trình thẩm định giá sát hợp.

2.  Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

2.1. Mục tiêu                     

     -   Thiết lập một tiêu chuẩn quản lý nhà nước thống nhất cho toàn ngành

           -   Giúp cho các tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên giá có thể hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn thống nhất để nâng cao chất lượng thẩm định giá.

          -   Xác định và làm rõ trình độ của các thẩm định viên giá để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, các nhà đầu tư và các bên có liên quan khác.  

            -   Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

2.2  Phạm vi  

        -  Những tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đưa ra quy định, nguyên tắc

           chung được chấp nhận trong khu vực và trên thế giới, đôi khi có sự khác nhau với tiêu chuẩn thẩm định giá của các nước khác trong ASEAN và tiêu chuẩn thẩm định giá thế giới, nhưng nó là tiêu chuẩn được thống nhất giữa các nhà chuyên môn và phù hợp với điều kiện, tình hình của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

        -  Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được các thẩm định viên giá sử dụng để đưa ra kết quả phù hợp với tình hình thực tế tại Việt  Nam, đồng thời là cơ sở pháp lý để các nước muốn lấy tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam làm chuẩn để xem xét kết quả mà họ đưa ra và được Việt Nam chấp nhận.

2.3  Một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ban hành

            Bộ Tài chính đã có Quyết định số 24/2005/ QĐ-BTC ngày 18/04/2005 và Quyết định số 77/2005/ QĐ-BTC ngày 01/11/2005 ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cụ thể sau :

            ▪ Tiêu chuẩn  01 ( TĐGVN 01 ) : Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản

Tiêu chuẩn này quy định nội dung về giá trị thị trường của tài sản và vận dụng giá trị thị trường  khi tiến hành thẩm định giá tài sản.

           ▪ Tiêu chuẩn 02 ( TĐGVN 02 ) : Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản

          Tiêu chuẩn này quy định nội dung về giá trị phi thị trường của tài sản và vận dụng giá trị phi thị trường khi tiến hành thẩm định giá tài sản.

          ▪ Tiêu chuẩn 03 ( TĐGVN 03 ): Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản.

          ▪ Tiêu chuẩn 04 ( TĐGVN 04 ): Báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá trị tài sản

Tiêu chuẩn này quy định hình thức, nội dung của báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá trị tài sản do doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên về giá thực hiện, công bố khi hòan thành công việc thẩm định giá tài sản.

         ▪ Tiêu chuẩn 05 ( TĐGVN 05 ) : Quy trình thẩm định giá tài sản

          ▪ Tiêu  chuẩn 06 ( TĐGVN 06 ) : Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản

           Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc xác định giá trị của tài sản và hướng dẫn nguyên tắc khi tiến hành thẩm định giá tài sản.

           Ngoài những tiêu chuẩn trên, Bộ Tài chính đang xem xét, sẽ ban hành thêm  một sồ tiêu chuẩn thẩm định giá khác

Video liên quan

Chủ đề