Hệ số lương 1.5 nhận lương bao nhiêu năm 2024

Chính thức tăng mức lương cơ sở với 09 nhóm đối tượng? Ai được tăng lương nhiều nhất? (Hình từ Internet)

Chính thức tăng mức lương cơ sở với 09 nhóm đối tượng?

Ngày 14/05/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở, cụ thể như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...

Theo đó từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Căn cứ Điều 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, có 09 nhóm đối tượng được áp dụng tăng mức lương cơ sở mới bao gồm:

(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).

(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).

(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).

(4) - Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP).

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

(9) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Ai được tăng lương nhiều nhất?

Từ ngày 01/7/2023 Nghị định 24/2023/NĐ-CP có hiệu lực thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng.

Theo đó căn cứ vào hệ số của từng đối tượng công chức, viên chức để xác định mức tăng tương ứng.

Căn cứ Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì ta có bảng sau:

Loại

Tăng nhiều nhất

Tăng ít nhất

Công chức

Công chức là chuyên gia cao cấp xếp lương ở bậc 3 (hệ số lương là 10): Tăng từ 14,9 triệu đồng/tháng lên 18 triệu đồng/tháng.

Tăng 3,1 triệu đồng/tháng

Công chức loại C nhóm C3 nhóm C3.1 (hệ số lương là 1,35): Tăng từ 2.011.500 đồng/tháng lên 2.430.000 đồng/tháng.

Tăng 418.500 đồng/tháng

Viên chức

Viên chức A3 nhóm A3.1 (hệ số lương 6.2): Tăng từ 9.238.000 đồng/tháng lên 11.160.000 đồng/tháng

Tăng 1.922.000 đồng/tháng

Viên chức loại C, nhóm C2.1 (hệ số lương 1.5): Tăng từ 2.235.000 đồng/tháng lên 2.700.000 đồng/tháng.

Tăng 465.000 đồng/tháng

Theo đó đối tượng được tăng mức lương nhiều nhất kể từ ngày 01/7/2023 là:

- Đối với công chức: Công chức là chuyên gia cao cấp xếp lương ở bậc 3 (hệ số lương là 10): Tăng 3,1 triệu đồng/tháng.

Đối với viên chức khi được tuyển dụng làm việc trong cơ quan, đơn vị của Nhà nước thì mức lương được tính dựa trên hệ số lương và mức lương cơ sở cộng với các khoản phụ cấp.

Hệ số lương của viên chức phụ thuộc vào vị trí việc làm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, mức lương khởi điểm khi bắt đầu làm việc của mỗi viên chức là khác nhau.

Nguyên tắc xếp lương đối với viên chức

Tại Điểm a, Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:

"Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

Hệ số lương 1.5 nhận lương bao nhiêu năm 2024

Viên chức khi được tuyển dụng làm việc trong cơ quan, đơn vị của Nhà nước thì mức lương được tính dựa trên hệ số lương và mức lương cơ sở cộng với các khoản phụ cấp. Ảnh minh họa: TL

Bậc lương, hệ số lương đối với viên chức vừa được tuyển dụng được quy định thế nào?

Tại Điều 27 Luật viên chức 2010 quy định như sau:

"1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự".

Theo đó, trường hợp khi được tuyển dụng vào viên chức, đơn vị sẽ ký hợp đồng làm việc và áp dụng chế độ tập sự theo quy định. Thời gian tập sự tương ứng với các chức danh được bổ nhiệm từ 3 tháng đến 12 tháng và phải được ghi rõ trong hợp đồng làm việc. Quy định này được ban hành nhằm hướng tới mục đích giúp cho viên chức mới được tuyển dụng có thể tập làm quen với môi trường công việc và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.

Tiền lương của viên chức trong thời gian tập sự được quy định tại Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể:

"1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp:

  1. Làm việc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
  1. Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;
  1. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.

4. Người hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương cơ sở trong thời gian hướng dẫn tập sự.

5. Trong thời gian tập sự, người hướng dẫn tập sự và người tập sự còn được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi khác (nếu có) theo quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập".

Nghị định 201/2004/NĐ-CP quy định mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức được xếp lương với các bậc khác nhau. Khi trúng tuyển, viên chức sẽ có lương khởi điểm được xếp ở bậc 1, cụ thể được quy định tại Bảng lương viên chức ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Sau đó cứ sau 36 tháng thì được tính xếp lên 1 bậc lương, thời điểm hưởng lương tính từ ngày được tuyển dụng. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ thời điểm xếp bậc lương được hưởng. Ngoài ra, đối với các trường hợp đặc biệt, viên chức có thời gian công tác trước khi trúng tuyển thì căn cứ vào thời gian công tác, vị trí việc làm để cơ quan, đơn vị xếp lương phù hợp.

Bảng lương viên chức gồm những loại nào?

Bảng lương viên chức loại A

Hệ số lương 1.5 nhận lương bao nhiêu năm 2024

Viên chức loại A3

Nhóm 1:

Bậc 1, hệ số lương: 6.2, mức lương: 9.238.000 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 6.56, mức lương: 9.774.400 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 6.92, mức lương: 10.310.800 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 7.28, mức lương: 10.847.200 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 7.64, mức lương: 11.383.600 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 8, mức lương: 11.920.000 đồng.

Nhóm 2

Bậc 1, hệ số lương: 5.75, mức lương: 8.567.500 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 6.11, mức lương: 9.103.900 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 6.47, mức lương: 9.640.300 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 6.83, mức lương: 10.176.700 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 7.19, mức lương: 10.713.100 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 7.55, mức lương: 11.249.500 đồng.

Viên chức loại A2

Nhóm 1

Bậc 1, hệ số lương: 4.4, mức lương: 6.556.000 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 4.74, mức lương: 7.062.000 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 5.08, mức lương: 7.569.200 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 5.42, mức lương: 8.075.800 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 5.76, mức lương: 8.582.400 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 6.1, mức lương: 9.089.000 đồng.

Bậc 7, hệ số lương: 6.44, mức lương: 9.595.600 đồng.

Bậc 8, hệ số lương: 6.78, mức lương: 10.102.200 đồng.

Nhóm 2

Bậc 1, hệ số lương: 4, mức lương: 5.960.000 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 4.34, mức lương: 6.466.600 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 4.68, mức lương: 6.973.200 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 5.02, mức lương: 7.479.800 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 5.36, mức lương: 7.986.400 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 5.7, mức lương: 8.493.000 đồng.

Bậc 7, hệ số lương: 6.04, mức lương: 8.999.600 đồng.

Bậc 8, hệ số lương: 6.38, mức lương: 9.506.200 đồng.

Viên chức loại A1

Bậc 1, hệ số lương: 2.34, mức lương: 3.486.600 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 2.67, mức lương: 3.978.300 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 3, mức lương: 4.470.000 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 3.33, mức lương: 4.961.700 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 3.66, mức lương: 5.453.400 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 3.99, mức lương: 5.945.100 đồng.

Bậc 7, hệ số lương: 4.32, mức lương: 6.436.800 đồng.

Bậc 8, hệ số lương: 4.65, mức lương: 6.728.500 đồng.

Bậc 9, hệ số lương: 4.98, mức lương: 7.420.200 đồng.

Viên chức loại A0

Bậc 1, hệ số lương: 2.1, mức lương: 3.129.000 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 2.41, mức lương: 3.590.900 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 2.72, mức lương: 4.052.800 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 3.03, mức lương: 4.514.700 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 3.34, mức lương: 4.976.600 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 3.65, mức lương: 5.438.500 đồng.

Bậc 7, hệ số lương: 3.96, mức lương: 5.900.400 đồng.

Bậc 8, hệ số lương: 4.27, mức lương: 6.362.300 đồng.

Bậc 9, hệ số lương: 4.58, mức lương: 6.824.200 đồng.

Bậc 10, hệ số lương: 4.89, mức lương: 7.286.100 đồng.

Lương viên chức loại B, C

Viên chức loại B

Bậc 1, hệ số lương: 1.86, mức lương: 2.771.400 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 2.06, mức lương: 3.069.400 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 2.26, mức lương: 3.367.400 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 2.46, mức lương: 3.665.400 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 2.66, mức lương: 3.963.400 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 2.86, mức lương: 4.261.400 đồng.

Bậc 7, hệ số lương: 3.06, mức lương: 4.559.400 đồng.

Bậc 8, hệ số lương: 3.26, mức lương: 4.857.400 đồng.

Bậc 9, hệ số lương: 3.46, mức lương: 5.155.400 đồng.

Bậc 10, hệ số lương: 3.66, mức lương: 5.453.400 đồng.

Bậc 11, hệ số lương: 3.86, mức lương: 5.751.400 đồng.

Bậc 12, hệ số lương: 4.06, mức lương: 6.049.400 đồng.

Viên chức loại C

Nhóm 1

Bậc 1, hệ số lương: 1.65, mức lương: 2.458.000 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 1.83, mức lương: 2.726.700 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 2.01, mức lương: 2.992.900 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 2.19, mức lương: 3.263.100 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 2.37, mức lương: 3.531.300 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 2.55, mức lương: 3.799.500 đồng.

Bậc 7, hệ số lương: 2.73, mức lương: 4.067.700 đồng.

Bậc 8, hệ số lương: 2.91, mức lương: 4.335.900 đồng.

Bậc 9, hệ số lương: 3.09, mức lương: 4.604.100 đồng.

Bậc 10, hệ số lương: 3.27, mức lương: 4.872.300 đồng.

Bậc 11, hệ số lương: 3.45, mức lương: 5.140.500 đồng.

Bậc 12, hệ số lương: 3.63, mức lương: 5.408.700 đồng.

Nhóm 2

Bậc 1, hệ số lương: 2, mức lương: 2.980.000 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 2.18, mức lương: 3.248.200 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 2.36, mức lương: 3.516.400 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 2.54, mức lương: 3.784.600 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 2.72, mức lương: 4.052.800 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 2.9, mức lương: 4.321.000 đồng.

Bậc 7, hệ số lương: 3.08, mức lương: 4.589.200 đồng.

Bậc 8, hệ số lương: 3.26, mức lương: 4.857.400 đồng.

Bậc 9, hệ số lương: 3.44, mức lương: 5.125.600 đồng.

Bậc 10, hệ số lương: 3.62, mức lương: 5.393.800 đồng.

Bậc 11, hệ số lương: 3.8, mức lương: 5.662.000 đồng.

Bậc 12, hệ số lương: 3.98, mức lương: 5.930.200 đồng.

Nhóm 3

Bậc 1, hệ số lương: 1.5, mức lương: 2.235.000 đồng.

Bậc 2, hệ số lương: 1.68, mức lương: 2.503.200 đồng.

Bậc 3, hệ số lương: 1.86, mức lương: 2.771.400 đồng.

Bậc 4, hệ số lương: 2.04, mức lương: 3.309.600 đồng.

Bậc 5, hệ số lương: 2.22, mức lương: 3.307.800 đồng.

Bậc 6, hệ số lương: 2.4, mức lương: 3.576.000 đồng.

Bậc 7, hệ số lương: 2.58, mức lương: 4.559.400 đồng.

Bậc 8, hệ số lương: 2.76, mức lương: 4.112.400 đồng.

Bậc 9, hệ số lương: 2.94, mức lương: 4.380.600 đồng.

Bậc 10, hệ số lương: 3.12, mức lương: 4.648.800 đồng.

Bậc 11, hệ số lương: 3.3, mức lương: 4.917.000 đồng.

Bậc 12, hệ số lương: 3.48, mức lương: 5.185.200 đồng.

Cách tính lương viên chức, công chức

Do từ 01/7/2023 không thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 nên cách tính lương công chức từ 01/7/2023 vẫn căn cứ hệ số lương, phụ cấp hiện hưởng.

Theo đó, tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, công thức tính lương công chức từ ngày 1/7/2023 như sau:

Lương = Lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương.

Trong đó, hệ số lương của công chức viên chức được quy định cụ thể trong phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP căn cứ vào từng ngạch khác nhau.

Cách tính phụ cấp của viên chức, công chức

Hiện nay, phụ cấp của công chức gồm các loại sau đây: Phụ cấp tính theo lương cơ sở, phụ cấp tính theo % lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), phụ cấp tính bằng mức tiền cụ thể.

Từ 1/7/2023, cách tính phụ cấp cho công chức được thực hiện theo công thức sau đây:

- Phụ cấp tính theo lương cơ sở: Phụ cấp = Hệ số phụ cấp x 1,8 triệu đồng/tháng.

- Phụ cấp tính theo % lương hiện hưởng: Phụ cấp = (Mức lương + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng.

- Phụ cấp bằng tiền cụ thể: Không có gì thay đổi so với quy định hiện hành.

Ngoài phụ cấp, từ 1/7/2023, mức tiền được tính theo hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) của công chức được tính theo công thức sau đây: Tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có).

Hệ số lương 1.5 nhận lương bao nhiêu năm 2024

Theo quy định mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức được xếp lương với các bậc khác nhau. Ảnh minh họa: TL

Nâng bậc lương viên chức, công chức được quy định như thế nào?

Khi nào viên chức, công chức được nâng bậc lương?

Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về thời điểm áp dụng chế độ nâng lương cán bộ, công chức như sau:

Khi xếp chuyển bậc, ngạch lương mới, nếu bậc lương mới thấp hơn bậc lương cũ thì phần chênh lệch sẽ được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.

Cán bộ, công chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn, vị trí công tác phù hợp với ngạch thì được cử đi thi xem xét nâng ngạch với quy định:

- Không xác định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch với cán bộ, công chức loại B, C.

- Thời gian làm việc tối thiểu là 9 năm trong ngạch (không cố định một ngạch mà linh động các ngạch tương đương) với công chức A0 và A1.

Thời gian làm việc trong ngạch tối thiểu là 6 năm (cả thời gian làm việc trong ngạch khác) với cán bộ, công chức loại A2.

Chế độ nâng bậc lương của viên chức, công chức

Chế độ nâng bậc lương của viên chức, công chức được quy định trong thông tư 03/2021/TT-BNV với một số điều chỉnh cơ bản so với Thông tư 08/2013 với một số điểm đáng chú ý như sau:

-Thay đổi đối tượng áp dụng với người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và sự nghiệp công lập có thỏa thuận hợp đồng xếp lương.

Thêm các trường hợp được tính vào thời gian xét bậc nâng lương lương thường xuyên là các cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ tại ngũ…

Bổ sung thời gian không được tính xét bậc nâng lương thường xuyên như thời gian tập sự, đào ngũ, bị phạt tù nhưng hưởng án treo…

Xếp lương với viên chức, công chức hành chính

Quy định về cách xếp lương viên chức, công chức hàng chính được hướng dẫn chi tiết trong điều 14, thông tư 02/2011/TT-BNV:

Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 có hệ số lương dao động từ 6,2 – 8,0, tương đương 9,2 -11,92 triệu đồng/tháng.

Áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 cho nhóm Chuyên viên chính với hệ số lương từ 4,4 – 6,78 tương đương với các mức 6,5 và 10,1 triệu đồng/tháng.

Bảng lương công chức loại A1, hệ số 2,34 – 4,98 áp dụng cho ngạch Chuyên viên với mức lương hàng tháng 3,4 – 7,4 triệu đồng.

Ngạch cán sự được áp dụng bảng lương công chức A0, hệ số 2,1 – 4,89 tương đương mức lương hàng tháng 3,1 – 7,2 triệu đồng.

Ngạch nhân viên được áp dụng bảng lương công chức loại B, hệ số 1,86 – 4,06 với mức lương 2,7 – 6,08.

Công chức được áp dụng nhận mức lương theo đúng ngạch và hệ số. Trường hợp nâng ngạch phải hoàn thiện tiêu chuẩn trình độ đào tạo của ngạch mới.

Xếp lương với viên chức, công chức chuyên ngành văn thư

Theo quy định tại Thông tư 02/2021 và hướng dẫn trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP, xếp lương với công chức chuyên ngành văn thư áp dụng như sau:

Ngạch văn thư chính được áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 với hệ số 4,40 – 6,78.

Ngạch văn thư viên áp dụng bảng lương công chức A1, hệ số lương cao nhất là 4,98; thấp nhất là 2,34.

Ngạch văn thư viên trung cấp áp dụng bảng lương công chức loại B, hệ số lương cao nhất 4,06 và thấp nhất là 1,86.

Trong đó: Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư viên trung cấp thì được xếp vào bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp (hệ số lương 2,06); hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp nếu đã có thời gian tập sự.

Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương công chức loại A0 thì việc xếp bậc lương trong ngạch mới được căn cứ vào thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định.

Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm chế độ nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.

Viên chức không được làm những việc gì?

Theo Điều 19 Luật Viên chức 2010, viên chức không được làm những việc sau đây:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.