Hầu đồng là gì tại sao phải hầu đồng

Hầu đồng là gì? Căn Đồng có thật sự tồn tại hay không? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người luôn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi liên quan đến hầu đồng, đồng thời là ý nghĩa mà chúng mang lại là như thế nào. Đừng vội vàng lướt qua nhé.

Hầu đồng là gì? Hầu đồng còn được gọi là hầu bóng hay lên đồng. Đây chính là một nghi lễ và cũng là một hiện tượng tâm linh còn đang chứa đựng khá nhiều điều bí ẩn bên trong cho nên vẫn còn một số người coi đây là trò mê tín dị đoan và lố lăng.

Tuy nhiên thì đó vẫn chỉ là cảm giác của những ai chưa từng đi tìm hiểu kĩ càng gì về hầu đồng. Ở dưới bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nghi thức hầu đồng là gì. cũng như nghệ thuật hát chầu văn mang đậm đà nét bản sắc văn hóa của con người Việt Nam.

Hầu đồng là một trong những nghi lễ không thể thiếu ở niềm tin tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, thơ Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,…Điều cơ bản nhất, lên đồng vẫn là nghi thức để giúp giao tiếp với thần linh thông qua những ông đồng và bà đồng. 

Hầu đồng còn được gọi là lên đồng

Người ta luôn tin rằng các vị thần thánh, thần linh có thể nhập được linh hồn vào phần thân xác những ông đồng lẫn cả bà đồng trong một trạng thái tâm linh đang thăng hoa hay ngây ngất với mục đích nhằm phán truyền hay diệt trừ tà ma hoặc chữa bệnh, ban phúc và ban lộc cho các con nhang, đệ tử. 

Nghi lễ hầu đồng này thông thường sẽ mang những đặc điểm và sắc thái hoàn toàn khác nhau như là: đền Nguyệt Hồ ( ở Yên Thế), đền Suối Mỡ ( ở Lục Nam)… Đặc điểm tượng trưng ấy đều được thể hiện ở việc thờ những vị thần, vị thánh trong đền.

Ở trong mỗi giá đồng thì các vị Thánh không giống nhau sẽ nhập vào những ông đồng hoặc bà đồng, còn hay được gọi là giáng đồng. Hiện tượng này để làm việc quan, được thể hiện ngay tại chỗ những ông đồng và bà đồng đang làm nghi lễ nhảy, ban lộc, múa, phán truyền được phát từ tiếng hát văn và nhạc cung văn. 

Mỗi vị thánh mà nhập vào sẽ được gọi là một giá đồng. Qua trình của nghi lễ hầu bóng thông thường có rất nhiều giá đồng. Theo phán đoán thì người ta tính có thể tính tới 36 giá. Nhưng ở trong nghi lễ nhập đồng thì còn tuỳ thuộc theo nhiều hơn hoặc ít hơn giá đồng, ít khi tới 36 giá.

Tham khảo thêm : Cô đồng là gì? Tất tần tật về cô đồng có thể bạn chưa biết

Căn hầu đồng là gì? Là một hiện tượng mà được khá nhiều người theo dõi, quan tâm đến nhưng điều quan trọng là không phải ai muốn cũng có được. Người mà ngồi hầu cho Thánh sẽ luôn luôn có cảm giác thấy hào hứng, hòa nhập với các lễ nghi của tâm linh trong quá trình thực hành nghi lễ lên đồng chưa hẳn là người có được căn đồng. 

Chỉ có những ai mà hệ thần kinh bị yếu ớt ở một mức độ nhất định nào đó khi đi đến lễ đền hay phủ thì mới bị hiện tượng ốp đồng. Hiện tượng đó được xem là những ai có số căn cao và số nặng, người hữu duyên với những vị Thánh trong Tứ phủ.

Mọi người quan niêm rằng ai có được căn đồng chắc hản phải là những người có nghiệp duyên, thậm chí là nghiệp chướng hay mang bên mình các tội lỗ nặng nề đã gây ra từ kiếp trước hoặc trong kiếp này. Vì vậy khi vận hạn đến thì họ phải một mình gánh chịu các hậu quả và cam lòng đón nhận mọi khổ sở do chính bản thân tạo ra từ kiếp trước. 

Những người có căn mới làm ông đồng và bà đồng được

Nhưng họ may mắn ở chỗ là được các Thánh đức che chở và đoái thương, Thánh cứu vớt và điểm mặt gửi vàng để thay mặt Thánh làm việc tốt như cứu độ thế gian hoặc ban phúc, làm thật nhiều việc thiện bằng các cách khác nhau để chuộc lại những lỗi lầm của bản thân từ kiếp trước cũng như sẽ có cơ hội an nhiên và thanh thản sau khi được thoát sinh.

Theo phong tục tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, người nào có căn đồng phải là người được sinh ra ở dương thế nhưng lại có số hệ ở thiên cung, có mệnh càn bóng quế hoặc là con cái của cửa Tú phủ công đồng. 

Những ai mà có căn đồng chính là người đã được các Thánh chấm chọn, tùy theo vào căn số của từng người mà người đó sẽ được Thánh chọn bắt đi lính hầu đồng hay là không đi.

Những ai mà có căn đồng thông thường sẽ có những biểu hiện khác nhau. vậy biểu của căn hầu đồng là gì? Chúng còn tùy vào các mức độ căn số của từng người mà nặng hoặc nhẹ nhưng mà hầu hết đều là người có cảm thụ với tâm linh vô cùng lớn. Những biểu hiện có căn thường thấy:

Người có căn đồng thì đôi khi họ gặp ảo giác, thường nằm mơ thấy đức Mẹ, thậm chí Tiên Thánh thần, ngoài ra luôn có cảm giác Thánh thần đi theo bên cạnh mình và ủng hộ, bảo vệ.

Khi tham gia vào các buổi hầu đồng hay hầu Thánh thì họ sẽ thường thấy tâm hồn của mình có cảm giác lâng lâng, bay bổng và tinh thần phấn chấn hẳn lên, cảm nhận được sự đồng cảm thông qua các lời hát văn hay lời tấu, kể cả lời thỉnh. 

Có sự kết nối mạnh mẽ với thần thánh

Một số người sẽ có căn đồng hành lên hành xuống khiến cho gia đình trở nên bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống luôn xảy ra vô vàn câu chuyện bất hòa, lao đao. Bản thân bạn luôn bất an, ngày đêm nào cũng lo lắng mà không rõ lý do và chỉ luôn thấy cảm thấy mình bất ổn thường trực, còn hay lo sợ chuyện không hay sẽ xảy đến với mình.

Có người nghiệp duyên quá nặng nề còn có thể dẫn tới tâm hồn trở nên hoảng loạn, tinh thần không ổn định.

Khi thần linh đã nhập vào thì lúc đó những người được gọi là ông đồng, bà đồng không còn là chính mình nữa mà sẽ là hiện thân của một vị thần thánh nào đó đã nhập vào họ. 

Nghi thức hầu đồng là gì? Nhằm để phục vụ cho nghi thức quan trọng này thì người ta đã đổi mới, sáng tạo ra một loại hình thức lễ nhạc, còn gọi là Hát văn (hay hát chầu văn), mục đích để phục vụ cho cả quá trình nhập đồng hiển thánh.

Người đứng ở giá hầu đồng được gọi chung là Thanh Đồng, những người Thanh Đồng nếu là nam giới thì sẽ được gọi là “cậu”, còn Thanh Đồng nữ giới sẽ được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”.

Về mặt nghi thức thì trước khi lên đồng, ông Đồng hoặc bà Đồng thường xuyên phải thông qua những người chủ Đền để làm những lễ cúng tới chúng sinh và cũng lễ Thánh. 

Nghi lễ hầu đồng

Với lễ chúng sinh thì bộ đồ lễ cúng được trưng trên mâm bao gồm: quần áo, một ít tiền hay lá vàng và thỏi bạc, cháo và các loại bánh… (loại lễ này đều được có trong các tứ phủ) để cúng cho những vong linh, hồn người chết không có ai thu nhận, không có ai nhang khói. 

Trong mỗi buổi trình đồng của các ông đồng hay bà đồng đều luôn có người trực tiếp giúp những việc liên quan đặc biệt, nhất định phải có người hầu dâng và cung văn. Người hầu dâng sẽ hộ trợ giúp ông Đồng hoặc bà Đồng mọi công việc như là thắp hương cho thánh, dâng các bộ đồ trang phục, hay thay các lễ phục sau khi lên giá đồng; Người giúp việc sẽ thường ngồi ngay ở bên cạnh ông Đồng và bà Đồng tại trước bàn thờ Thánh. 

Trang phục của họ thường là áo dài đen hoặc quần trắng, đầu đội khăn xếp nếu là nam và đội mũ, còn mặc áo dài nếu là nữ. 

Hầu đồng là gì? Đây cũng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều các bạn trẻ ngày nay.

Hầu đồng còn gọi là hầu bóng hay nhảy đồng, lên đồng đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn ẩn chứa nhiều điều “huyền bí” nên bị nhiều người coi là trò “mê tín”, “lố lăng”. Tuy nhiên, đó chỉ là “cảm nhận” của những người chưa học, chưa biết gì về hầu đồng.

Hình ảnh các thanh đồng khai giá Hầu đồng

Ý nghĩa của việc hầu đồng

Hầu Đồng là cách mà các thanh đồng mở cánh cửa tìm kiếm đúng về bản chất con người sâu bên trong mình

Người có căn quả ra hầu đồng tứ phủ, trước tiên cần hiểu: Nhập đạo không phải vì sự độ trì của chư Thánh, hay để nâng cao năng lực thần thông mà là nhập đạo hầu đồng là để học hỏi. Lên đồng hầu thánh là một hành trình tìm kiếm Tâm linh và tìm lại chính bản thân mình.

Bởi vậy, lên đồng không có nghĩa là diễn xướng một cách đơn thuần, mà là quá trình chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống Vô Minh không có nhận Thức được đúng sai thành trí tuệ, thành thánh đức để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ; để cuộc sống đời thường được chuyển hóa mang đến Hạnh phúc cho mình, cho người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc.

Hình ảnh các thanh đồng khai giá Hầu đồng

Những ai có thể hầu đồng

Đa số những người hầu đồng là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa ra hầuThánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi, khi làm ăn thường thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.

Một khi đã bị Thánh nhập, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường phải tổ chức làm lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ bay về nhập hồn vào thân xác các Bà, Ông đồng.

Hình ảnh các thanh đồng khai giá Hầu đồng

Hướng dẫn cách Chuẩn bị cho một giá hầu đồng

Lễ vật hầu đồng

Lễ vật trong mỗi vấn hầu trước kia thường đơn giản. Vật phẩm cơ bản gồm xôi, thịt, hoa quả, trầu, cau, rượu, thuốc, vàng mã,… Ngày nay, lễ vật ngày càng phong phú, gồm cả những sản phẩm hàng hóa công nghiệp, thực phẩm đương thời, đắt tiền, dùng trong cả lễ mặn và lễ chay.

Lễ vật trình đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:

Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê. Chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ (bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nộm) và bốn lốt. Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) màu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (giấy vàng xếp thành thoi).

Hình ảnh các thanh đồng khai giá Hầu đồng

Ngoài ra thanh đồng cần chuẩn bị thêm

Dàn nhạc hầu bóng (hầu đồng)

Thường gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc hầu bóng.

Hay Trang phục hầu đồng

Có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng với ngần ấy bộ trang phục và trang sức đi kèm. Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và điều đó có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng. Vì vậy người hầu đồng sẽ phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo định hầu mấy giá.

Hình ảnh các thanh đồng khai giá Hầu đồng

Cô đồng, hay các ông đồng khi giá hầu

Ngoài Ông đồng hay Bà đồng thường có thêm hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo để chuẩn bị trang phục, lễ lạt…

Lễ mở phủ trình đồng

Bắt đầu buổi hầu đồng người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, bước lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế. Cung văn lên dây đàn, dạo nhạc, hát văn công đồng.

Ba động tác tiên khởi mà người hầu đồng phải làm là: Chấp tay chờ cho phụ đồng phủ khăn diên lên đầu trùm cả tay xong thì đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên một bước, chân phải chụm lên với chân trái, lặp lại thêm hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ. Sau đó đứng dậy đi dật lùi ba bước về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.

Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ sẽ bước lên chiếu đồng, cung văn chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng, chit xoa khăn vái, ngồi xếp bằng. Người phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện mầu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu, hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau đầu hầu đồng lắc lư, đảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đó là dấu hiệu giá quan lớn đệ nhất nhập đồng.

Hình ảnh các thanh đồng khai giá Hầu đồng

Các giá hầu đồng

Thỉnh Tam Tòa Quốc Mẫu

  • Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Liễu Hạnh Công Chúa
  • Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Quế Hoa Mỵ Nương Công Chúa
  • Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Xích Lân Long Nữ*: Quốc Mẫu Đệ Tứ(Mẫu Địa)

Nhà Trần

  • Đức Ông Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương
  • Vương Mẫu Trần Triều
  • Đệ Nhất Vương Tử Hưng Vũ Vương
  • Đệ Nhị Vương Tử Hưng Hiến Vương
  • Đệ Tam Vương Tử Hưng Nhượng Vương
  • Đệ Tứ Vương Tử Hưng Trí Vương
  • Vương Tể Phò Mã Phạm Ngũ Lão
  • Đệ Nhât Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa
  • Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa
  • Ông Tả Yết Kiêu
  • Ông Hữu Dã Tượng
  • Cô Bé Cửa Suốt
  • Cậu Bé Cửa Đông
  • Tượng tam tòa thánh mẫu tại Gian thờ việt

Hội đồng Thánh Chúa

  • Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
  • Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
  • Chúa Đệ Tam Lâm Thao
  • Chúa Thác Bờ
  • Chúa Long Giao
  • Chúa Cà Fê
  • Chúa Năm Phương
  • Chúa Mọi

Tư Phủ Vương Quan

  • Vương Quan Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Vương Quan Đệ Nhị Giám Sát
  • Vương Quan Đệ Tam Thỏai Phủ
  • Vương Quan Đệ Tứ Khâm Sai
  • Vương Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh
  • Tôn Quan Điều Thất*:Quan Bản Đền (Hầu sau các giá quan lớn)

Tư Phủ Chầu bà

  • Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn
  • Chầu Đệ Tam Thoải Cung
  • Chầu Đệ Tứ Khâm sai
  • Chầu Năm Suối Lân
  • Chầu Lục Cung Nương
  • Chầu Bảy Tân La
  • Chầu Tám Bát Nàn Đông Nhung
  • Chầu Cửu Tỉnh Sòng Sơn
  • Chầu Mười Đồng Mỏ
  • Chầu Bé Bắc Lệ
  • Chầu Bé Thoải Cung

Tứ Phủ Ông Hoàng

  • Ông Hoàng Cả Quận Vân
  • Ông Hoàng Đôi Triệu Tường (cũng có nơi hầu giá này sau giá Quan Điều Thất)
  • Ông Hoàng Bơ Thoải Cung | Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
  • Ông Hoàng Tư Khâm Sai
  • Ông Hoàng Năm
  • Ông Hoàng Lục Thanh Hà
  • Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
  • Ông Hoàng Bát Nùng
  • Ông Hoàng Chín Cờn Môn
  • Ông Hoàng Mười Nghệ An
  • Tượng cô đôi cam đường trạm khắc tinh xảo tại gian thờ việt

Tứ Phủ Thánh Cô

  • Cô Cả Vân Đìng
  • Cô Đôi Thượng Ngàn | Cô Đôi Cam Đường
  • Cô Bơ Bông | Cô Bơ Tây Hồ
  • Cô Tư Ỷ La
  • Cô Năm Suối Lân
  • Cô Sáu Lục Cung (Cô sáu sơn trang)
  • Cô Bảy Kim Giao
  • Cô Tám Đồi Chè
  • Cô Chín Thượng Ngàn | Cô Chín Giếng (Cô Chín Sòng)
  • Cô Mười Mỏ Ba
  • Cô Bé Đông Cuông | Cô Bé Tân An | Cô Bé Núi Dùm | Cô Bé Minh Lương | Cô Bé Mỏ Than | Cô Bé Suối Ngang | Cô Bé Thác Bờ | Cô Bé Cây xanh | Cô Bé Bản Đền ………….
  • Cô Bé Thoải Cung
  • tượng thái thượng lão quân hoàn thiện tại gian thờ việt

Tứ Phủ Thánh Cậu

  • Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn
  • Cậu Hoàng Đôi
  • Cậu Hoàng Bơ
  • Cậu Hoàng Tư
  • Cậu Hoàng Năm
  • Cậu Hoàng Bé Quận Đồi Ngang
  • Cậu Bén Bản Đền

Quan Hạ Ban

  • Hoàng Hổ Thần Tướng
  • Thanh Hổ Thần Tướng
  • Xích Hổ thần Tướng
  • Bạch Hổ Thần Tướng
  • Hắc Hổ Thần Tướng
  • Thanh Xà Đại Tướng
  • Bạch Xà Đại Tướng
Hình ảnh các thanh đồng khai giá Hầu đồng

Cô đồng là ai

Cô đồng là gì? Xin thưa là một nghi lễ trong tín ngưỡng tôn giáo. Hiểu một cách đơn giản, hành động hầu đồng là một giao thức giao tiếp với thần linh thông qua trung gian là cô đồng. Tín ngưỡng dân gian tin rằng các vị thần có thể nhập vào cơ thể của một người phù hợp. Từ đó có thể chữa bách bệnh, dự đoán vận mệnh tương lai, trừ tà, … Cô đồng chính là người đứng ra hầu đồng, liên kết với thần linh.

Thanh đồng là ai

Thanh đồng là đồng hầu

Người ở trong trường hợp này thì chỉ có một vị đầu đồng thủ mệnh và các thanh đồng phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt sau:

– Không mở phủ

– Không được tự ý cúng kính lễ bãi cầu an,khất đồng, giải hạn hay trình đồng cho người khác trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Thanh đồng là đồng soi căn, nối quả, gọi hồn

Nếu người nào là thanh đồng soi căn, bói thì phải bắt buộc mở phủ không thì sẽ bị phạt, làm cho thân bại danh liệt, nhà tan nghiệp đổ, điên điên khùng khùng. Soi căn ở đây có thể hiểu là bói toán, bói bài,…. Để đoán biết tương lai, vận mệnh hãy số hạn gặp phải. Nối quả ở đây là những thanh đồng có khả năng cúng bái, cầu an, giải hạn cho mọi nhà (hay còn được gọi là thày pháp). Gọi hồn là khả năng tiếp nhận các vong hồn cần gọi áp nhập vào bản thân, mượn thân xác cảu đồng nhân mà truyền lời nói cho các thân nhân.

Ảnh giá hầu đồng đền ông hoàng mười nghệ an

Đồng bóng là gì

Đồng bóng thường được sử dụng để chỉ một loại tính cách của con người. Chỉ sự cầu toàn thái quá, nhạy cảm thái quá. Đồng bóng có nhiều mức độ khác nhau tùy vào lời nói hay hành động thì tính cách đồng bóng sẽ được thể hiện khác nhau.

Trong bản thân mỗi người đều có mang trong mình tính cách đồng bóng này. Chỉ khác nhau ở thời điểm và mức độ đồng bóng thể hiện ra bên ngoài thế nào thôi!

Lên đồng là gì

Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Đạo Mẫu Tứ phủ vào thân xác các Bà đồng hay ông Đồng, để cầu sức khoẻ – tài – lộc. Các thanh đồng sẽ múa hầu đồng theo các giá hầu đồng

Hát văn hầu đồng

Hát văn hầu đồng 36 giá hoài thanh bàn full hay nhất

Hát văn Hoài linh hầu đồng bản full đầy đủ

Nguồn Internet

Khuyến mại sốc năm 2022: giảm giá 50% cho 10 khách hàng đầu tiên đặt tượng Phật tam phủ, tứ phủ

Từ 6.400.000đ xuống còn 3.200.000đ

Tặng ngay 1 Bình hoa sen thờ tâm linh trị giá 200.000đ

 Hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ Gian thờ việt đặt hàng

Nghệ nhân: Đăng Văn Liêm

Sđt: 0902.110.790 –  0973.663.197

Gmail: 

Facebook: Gian thờ việt

Lưu ý: Giá đặt hàng khuyến mãi chỉ áp dụng đến hết tháng 3/2022

Ngoài ra, khi đặt tượng tam phủ, tứ phủ bạn sẽ còn được ưu tiên giảm giá khi đặt các sản phẩm tượng tam vị chúa mường, tượng cô đôi cam đường, mẫu cửu trùng thiên hay các sản phẩm tượng thờ khác

Bộ Cuốn Thư Câu Đối Thờ Gia Tiên

Cuốn thư mẫu cổ đơn giản

Bộ Cuốn Thư Câu Đối Thờ Gia Tiên

Bộ cuốn thư gỗ hương đá đẹp

Bộ Cuốn Thư Câu Đối Thờ Gia Tiên

cuốn thư ngũ phúc

Bộ Cuốn Thư Câu Đối Thờ Gia Tiên

Cuốn thư hóa lê la đào lựu

Bộ Cuốn Thư Câu Đối Thờ Gia Tiên

Bộ cuốn thư tứ linh hóa mai

Bộ Cuốn Thư Câu Đối Thờ Gia Tiên

Bộ cuốn thư tứ linh hóa trúc

Bộ Cuốn Thư Câu Đối Thờ Gia Tiên

Bộ cuốn thư

Bàn hầu, Ghế hầu, Sập Hầu Đồng

Sập hầu sơn son thếp vàng

author: Nghệ nhân Đăng Văn Liêm

Video liên quan

Chủ đề