Hành vi thoái hóa trong luật hình sự

Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của việc phân loại tội phạm về môi trường, giúp các cơ quan tư pháp trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như xác định tội danh và hình phạt đúng người, đúng tội. Bên cạnh đó, có rất nhiều các tiêu chí và các cách phân loại tội phạm về môi trường khác nhau. Hiện đang có một số cách phân loại như sau:

- Phân loại theo đối tượng bị xâm phạm

Theo quan điểm của Liên minh Châu Âu và Interpol phân chia tội phạm về môi trường theo lĩnh vực phạm tội, cụ thể gồm 5 loại:Buôn bán trái phép các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) trái với Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone; Bán phá giá và vận chuyển chất thải nguy hại và các chất thải chưa qua xử lý khác xuyên biên giới; Buôn bán trái phép động vật hoang dã trái với Công ước Washington về thương mại hóa quốc tế các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng; Đánh bắt cá bất hợp pháp và không được kiểm soát bởi các tổ chức nghề cá khu vực; Khai thác gỗ trái phép và buôn bán, vận chuyển, mua hoặc bán gỗ vi phạm pháp luật quốc gia. Cách phân loại này có ý nghĩa chủ yếu trong thống kê vì chưa làm rõ được hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực môi trường với các hành vi vi phạm cũng trong lĩnh vực môi trường khác.

- Phân loại căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm

Đây là cách phân loại thực chất và truyền thống, thể hiện đúng bản chất của pháp luật hình sự theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm và hình phạt. Qua nghiên cứu về các tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành được phân loại thành: tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng gồm: nhóm tội phạm nghiêm trọng bao gồm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, hành vi lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động thực vật, hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, hành vi nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại; nhóm tội phạm rất nghiêm trọng bao gồm các hình vi như hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, hành vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi song, hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam, hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hành vi hủy hoại rừng, hành vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm.

Căn cứ vào cách phân loại trên cho thấy, tội phạm về môi trường theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không có tội phạm nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì không có tội danh nào có khung hình phạt cao đến 20 năm, chung thân, tử hình)trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho môi trường trong thực tế là rất lớn.

- Phân loại theo nhóm khách thể bị tội phạm xâm hại

- Nhóm tội phạm môi trường xâm hại đến các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và nhân tạo

Nhóm tội phạm này gồm các tội trực tiếp tác động đến môi trường tự nhiên và nhóm các tội tác động đến các yếu tố môi trường nhân tạo, đe dọa đến an ninh sinh thái của con người và sinh vật, gây mất cân bằng sinh thái. bao gồm các dạnghành vi: thải vào không khí các loại khói bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép; chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép … không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, vào nguồn nước; nhập khẩu máy móc thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường; nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức; hành vi của các chủ thể không thực hiện các biện pháp phòng ngừa dẫn đến việc gây ra biến đổi tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Hậu quả, khi môi trường sống bị ô nhiễm, tính mạng, sức khoẻ con người sẽ không được đảm bảo. Mặt khác, thiệt hại về kinh tế do sinh vật nuôi trồng bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy, về mặt lập pháp cũng như trong hoạch định chiến lược phòng ngừa cần có sự quan tâm đặc biệt đến nhóm tội phạm này.

Nhóm hành vi nguy hiểm dù không trực tiếp tác động đến các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên mà tác động đến các yếu tố môi trường nhân tạo, đe dọa đến an ninh sinh thái của con người và sinh vật, gây mất cân bằng sinh thái như: hành vi nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác vào lãnh thổ dẫn đến nước bị nhập khẩu, quá cảnh trở thành bãi rác thải khổng lồ của các quốc gia, vùng lãnh thổ khác gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, biến đổi hệ sinh thái; thậm chí còn có thể là các hành vi nhập khẩu các loài động, thực vật ngoại lai dẫn đến sự cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sinh sống nguy hiểm hơn chúng có thể ăn thịt các loài bản địa, phá huỷ hoặc làm thoái hóa môi trường sống bản địa, phá hoại mùa màng và truyền bệnh, ký sinh trùng cho các loài bản địa cũng như cư dân địa phương.

Một ví dụ điển hình cho thấy, hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường biển, gây ô nhiễm môi trường biển ở phạm vi rộng lớn của Công ty Fomusa hay hành vi đổ dầu thải ra môi trường đất, nước ở thượng nguồn Sông Đà gây ô nhiễm đất, nguồn nước sạch của công ty CTH đã cho thấy môi trường tự nhiên đã bị hủy hoại, tính mạng sức khỏe của con người cũng bị đe dọa và xâm hại.

- Nhóm các tội phạm môi trường xâm hại đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vựcmôi trường

Đây là nhóm tội phạm có chủ thể đặc biệt, là người có trách nhiệm, thẩm quyền nhất định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường. Hành vi vi phạm pháp luật của họ đã xâm hại đến sự vận hành bình thường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường khiến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó không được thực hiện đúng, từ đó làm mất vị thế, uy tín của cơ quan Nhà nước với người dân và với chính quyền.

Nhóm tội phạm này xâm hại không chỉ tới môi trường tự nhiên, mà còn gián tiếp xâm hại đến quan hệ giữa người với người thông qua môi trường sống. Bởi con người sống phụ thuộc và gắn bó với môi trường, mọi hành vi xâm hại đến môi trường không chỉ hủy hoại môi trường, còn xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Cụ thể, nhóm này bao gồm các hành vi của các chủ thể có thẩm quyền cho phép các chủ thể khác thực hiện các hành vi nguy hiểm như chôn, lấp, đổ, sả thải trái quy định thậm chí là các hành vi không kiểm soát được chuỗi các hành vi liên quan đến quản lý chất thải như thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải; đưa vào hoặc mang ra vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch, các sản phẩm bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho con người;chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng. Các hành vi này gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của con người do những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây trực tiếp hoặc gián tiếp từ người sang người, từ động vật sang người.

- Nhóm tội phạm môi trường xâm hại đến chế độ sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Đây là nhóm tội xâm phạm đến việc khai thác, sử dụng phù hợp với nguồn lực và điều kiện tự nhiên cụ thể của từng nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, rừng, khu bảo tồn thiên nhiên…. Mỗi quốc gia luôn khuyến khích cá nhân, tổ chức khai thác nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên được hình thành qua hàng triệu năm và không thể tái tạo vì vậy nếu khai thác thiếu kiểm soát tàinguyên sẽ cạn kiệt và các thế hệ sau không thể có đầy đủ nguồn lực để phát triển kinh tế. Mặt khác, môi trường cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tài nguyên thiên nhiên về bản chất là một yếu tố cấu thành quan trọng của môi trường. Cụ thể, bao gồm các hành vi như: sử dụng các phương tiện, cách thức có khả năng làm hủy hoại các nguồn lợi thủy sản; khai thác nguồn lợi thủy sản tại các khu vực cấm hoặc loài thủy sản bị cấm khai thác; đốt, phá, khai thác mang tính hủy hoại rừng; săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, phá hoại nơi cư ngụ trái phép của động vật nguy cấp, quý, hiếm; vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; hành vi xây dựng trái phép trong hành lang bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai, hành vi thăm dò khai thác dưới lòng đất...

Mặc dù việc phân loại tội phạm dựa vào quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại, hay nói cách khác là khách thể của tội phạm, nhưng đôi khi việc xác định khách thể này không hề dễ dàng. Luận án mạnh dạn phân loại tội phạm môi trường như trên thể hiện được rõ chính sách hình sự của Nhà nước trong đường lối phòng, chống, xử lý nhóm tội phạm này qua đó thấy được tính tương đồng và khác biệt của các quốc gia trong xu hướng toàn cầu hóa.

Có nhiều cách phân loại tội phạm về môi trường, có thể thấy mỗi cách thức đều có hiệu quả riêng, nhưng để hợp lý và thực tế, rõ ràng phải dựa trên kiến thức khoa học được bảo đảm, đơn giản và tương đối dễ vận dụng, sao cho phân biệt rõ ràng các đối tượng chính của nhóm tội phạm môi trường, nhóm khách thể của tội phạm môi trường xâm hại được pháp luật hình sự bảo vệ cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự sẽ áp dụng với từng hành vi phạm tội. Đối với đặc thù của tội phạm môi trường, việc phân loại theo các tiêu chí trên để làm cơ sở xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận án.

Trên cơ sở phân loại tội phạm môi trường , chính là giúp các nhà làm luật, áp dụng pháp luật phân hóa tội phạm trên cơ sở nhận định được đúng mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm môi trường tương ứng, thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta trong đường lối phòng, chống, xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội với môi trường. Dễ thấy qua nghiên cứu lịch sử quy định về tội phạm môi trường, chính sách hình sự với tội phạm này thay đổi nhanh chóng và rõ rệt. Từ giai đoạn trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, hành vi xâm phạm môi trường thường bị coi nhẹ, đánh giá nhầm lẫn với các hành vi vi phạm khác, thậm chí chưa bị coi là vi phạm pháp luật thì đến Bộ luật hình sự năm 1999, và Bộ luật hình sự năm 2015, nhà nước ta đã có chính sách rõ rệt, nghiêm khắc hơn, toàn diện hơn khi đánh giá về tội phạm về môi trường. Điều này chỉ có thể nhìn thấy thông qua phân loại tội phạm về môi trường, từ đó cụ thể hóa đường lối xử lý loại tội phạm này khi truy tố, xét xử trong thực tiễn.