Hành thiện tích đức như thế nào

Ai cũng từng nghe qua câu tục ngữ “Cứu một người bằng xây bảy tòa bảo tháp”. Trong thế giới này sinh mệnh con người là đáng quý nhất, con người là anh linh của vạn vật. Người xưa lại có câu thành ngữ cổ “Nhân mệnh quan thiên” nghĩa là: Sinh mệnh con người có liên quan tới trời.

Cuộc sống và sinh mệnh con người đều do Trời định đoạt, do vậy từ cổ tới nay sát sinh luôn là tội ác tạo nghiệp lớn nhất bao gồm cả tự sát. Việc cứu giúp tính mạng người khác chính là việc giúp bạn tích đức rất lớn. Và đức đó sẽ giúp bạn đắc phúc báo bởi “có đức sẽ giúp bạn đi khắp thiên hạ”.

Cổ nhân từng dạy: Thái độ đối đãi của một người đối với cha mẹ mình, có ẩn chứa phần tính cách chân thực nhất của họ. Có một số người khi đối xử với người thân trong gia đình mình thường giữ tư tưởng độc đoán bảo thủ. Thế nào là độc đoán bảo thủ? Chính là áp đặt tư tưởng quan điểm của mình lên cha mẹ lên người thân. Bởi tư tưởng bảo thủ độc đoán gia trưởng đó, rất nhiều khi họ sẽ tự làm tổn thương tới bản thân cũng làm tổn thương tới cha mẹ mình!

Sinh mệnh cuộc sống của con người là do ông trời ban cho con người, trừ khi người đó bị phán tội tử hình, không có ai có quyền tước đoạt đi mạng sống của họ cả. Tuy nhiên rất nhiều người hiện đại ngày nay đã không còn biết tới khái niệm trân trọng mạng sống của bản thân cũng như của người khác. Trong xã hội mới xuất hiện nhiều hoàn cảnh như tự sát vì bị phá sản, nạo phá thai, thuê mướn giết người, giết người hại mệnh,… Tất cả những việc làm những hành động đó đều sẽ gặp phải báo ứng vô cùng thảm khốc.

Phóng sinh tạo phúc hay tạo nghiệp?

Luận “Đại Trí độ” trong Phật giáo viết: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sinh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Như vậy phóng sinh là công đức rất lớn, vừa tránh cho người ta tội sát sinh, vừa có phúc báo của việc hành thiện cứu sinh linh khỏi bị sát hại.

Bản thân việc phóng sinh là việc thiện, là hành thiện, và theo luật nhân quả là sẽ tạo được phúc báo. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ đạo lý thì phóng sinh sẽ trở thành làm việc xấu, tạo nghiệp mà không tự biết.

Phật giáo cũng khuyên không nên cầu phúc hữu lậu, tức là được phúc báo về danh lợi. Bản thân việc hành thiện để cầu phúc báo hữu lậu thì tuy có phúc mà vẫn đau khổ, bị trói buộc vào danh, lợi, tình.

Như vậy việc phóng sinh để cầu phúc báo là phúc hữu lậu. Người theo Phật chân chính (Tăng ni, Phật tử, cư sỹ, tín chúng) sẽ không cầu phúc hữu lậu mà sống theo đúng luật nhân quả và giữ giới, thì sẽ tránh được cái ác, tránh tạo nghiệp. Sống theo nhân quả, tuy không cầu mà phúc báo tự đến.

Yêu thương, trân trọng cha mẹ, kết thiện duyên sẽ có quý nhân phù trợ

Cha mẹ là người cho chúng ta cuộc sống, là người cho chúng ta có cơ hội trải nghiệm cuộc sống này. Qua hai câu chuyện trên có thể thấy thái độ đối xử với cha mẹ sẽ dẫn chúng ta đi theo những hướng khác nhau trong cuộc sống và mang đến cho ta những điều khác nhau như thế nào.

Con người thường cố gắng truy cầu thành công, mong cầu được nổi danh phát tài. Nhưng khi đã có được công danh địa vị tiền tài, quay đầu nhìn lại thấy người thân, thấy cha mẹ mình buồn rầu rơi lệ vì mình thử hỏi thành công ấy liệu có ý nghĩa gì không?

Đừng lấy cha mẹ làm bàn đạp cho sự thành công của chính mình. Thành công không phải ở đâu xa xôi bên ngoài, nó luôn ở trong nhà bạn. Sự thành công của bạn không phải là tiếng vỗ tay cổ vũ của người ngoài xã hội, mà là khả năng bảo vệ cha mẹ bạn, giúp họ không cảm thấy ủy khuất, oan ức trong chính ngôi nhà mình!

Trung Hoa xưa, vào năm Chính Đức thời vua Minh Vũ Tông , ở huyện An Huy có một người lái buôn tên là Vương Thiện, đã 40 tuổi rồi mà vẫn chưa có con. Lần đó, ông Vương đến Tô Châu buôn bán, có một người xem tướng rất chính xác, khi vừa nhìn thấy Vương Thiện liền lắc đầu chau mày nói: “Ông vẫn chưa có con đúng không?”.

Vương Thiện trả lời: “Đúng vậy”.

Người xem tướng nói: “Ông không những không có con mà tới tháng 10 còn gặp đại hoạ”.

Ông Vương tin ngay không chút nghi ngờ. Vì vậy, ông bèn vội vã thu gom hết vốn liếng để trở về nhà ở An Huy.

Lúc bấy giờ đang là mùa mưa, nước sông dâng lên rất cao, thuyền bè không thể di chuyển, nên ông Vương chỉ còn cách dừng chân ở lại quán trọ mà chờ đợi. Sáng hôm đó Vương Thiện đi ra bờ sông đi dạo, đột nhiên nhìn thấy một người phụ nữ nhảy xuống sông tự vẫn. Thấy tình thế cấp bách, ông Vương hô lớn: “Thuyền bè ai cứu được người phụ nữ này tôi xin trả 20 lạng bạc”.

Rất nhanh chóng có một chiếc thuyền đến vớt và đưa người phụ nữ lên bờ. Rất may là cô được cứu kịp thời nên sống sót. Ông Vương là người hào phóng nên đã giữ lời hứa, lấy ra 20 lạng bạc đưa cho chủ thuyền.

Sau khi được cứu, Vương Thiện hỏi thiếu phụ sao lại phải quyên sinh. Cô đáp: “Chồng tôi đi làm ăn xa, trong nhà có nuôi một con heo, hôm qua đem bán lấy tiền chuẩn bị trả nợ điền chủ, không ngờ lúc nhận bạc không để ý bị người mua lừa toàn bạc giả. Tôi sợ rằng chồng về trách mắng, gia cảnh lại bần hàn nên không thiết sống nữa đành tìm đường quyên sinh”.

Vương Thiện đồng cảm với hoàn cảnh của người phụ nữ, hỏi số tiền bán lợn hôm qua bao nhiêu, sau đó không ngần ngại đưa cho cô gấp đôi số tiền đó.

Người phụ nữ mang số bạc ấy trở về nhà, sau khi người chồng về cô bèn kể lại toàn bộ câu chuyện cho chồng nghe nhưng anh ta nghi ngờ không tin. Đêm đó hai vợ chồng cô quyết định đi đến quán trọ tìm Vương Thiện. Khi đến nơi thì Vương Thiện đã đóng cửa tắt đèn đi ngủ, người chồng bảo cô vợ gõ cửa. Vương Thiện bên trong nghe thấy có người gõ cửa liền hỏi ai, thiếu phụ trả lời: “Tôi là người sáng nay nhảy sông quyên sinh, nay đặc biệt đến để bái tạ”.

Vương Thiện bên trong đáp lại: “Cô là thiếu phụ, ta lại là trai đơn thân từ nơi xa đến, đêm tối trời khuya sao có thể gặp mặt được? Cô mau đi về đi, nếu như nhất định muốn gặp thì sáng mai hãy cùng chồng cô đến đây”.

Chồng thiếu phụ nghe xong lập tức xoá bỏ mọi nghi ngờ rồi lên tiếng: “Vợ chồng tôi đều đang ở đây”. Vương Thiện thấy vậy khoác thêm áo bước ra ngoài gặp hai vợ chồng họ. Khi vừa mới bước ra khỏi cửa thì nghe một tiếng “Rầm” ở phía trong căn nhà. Ba người chạy vào trong xem, hoá ra bức tường quán trọ đã cũ, do mưa lớn lâu ngày không chịu được đã bị sập. Nếu như vừa rồi Vương Thiện không ra ngay kịp thời thì có lẽ cũng đã phải bỏ mạng rồi. Cặp vợ chồng thở phào nhẹ nhõm khi chứng kiến cảnh tượng ấy, sau đó họ thành kính cảm ơn lòng tốt của ông Vương.

Một thời gian sau hết mùa mưa, Vương Thiện lên đường trở về quê nhà. Trên đường đi ông lại gặp lại người xem tướng lần trước. Vị thầy tướng số này khi vừa nhìn thấy Vương Thiện thì giật mình kinh ngạc nói: “Mới vài tháng không gặp mà sắc diện của ông giờ đây đã đổi khác. Trên mặt tràn đầy phúc khí, nhất định là ông vừa làm việc gì đại đức đại phúc mới được như vậy. Không những tránh được đại nạn mà còn tích được phúc đức vô lượng về sau”.

Quả nhiên sau này vợ của Vương Thiện đã liên tiếp sinh cho ông 11 người con, mỗi người con đều rất đoan chính, trong đó có 2 người đỗ đạt cao. Bản thân ông Vương hưởng thọ 98 tuổi, gia đình sống hạnh phúc ấm no.

Người xưa vốn rất tin vào số mệnh, hơn nữa còn chăm chỉ làm việc thiện tích đức, vậy nên không cầu mà tự đắc được phúc báo.

Tuy nhiên, xã hội ngày nay dần biến đổi, con người ngày càng không còn tin vào thiện ác hữu báo, hơn nữa còn luôn đắc ý cho rằng tất cả mọi việc đều do tự thân mình mưu trí mà đoạt được. Bởi vậy mà người ta đua nhau bận rộn với cuộc sống tranh giành, lao tâm khổ tứ với mong cầu đạt được thật nhiều, tích trữ thật nhiều. Nhưng người ta lại không hiểu rằng “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên” (Sống chết có số, phú quý nhờ trời), Những gì hao tâm tổn sức để có được, vẫn là những thứ có trong vận mệnh. Uổng công vất vả một đời, nhưng nếu như trong vận mệnh mà không có nó, thì dẫu có vắt óc bày mưu cũng không giữ được.

Vậy nên, thay vì tranh giành để có được, chi bằng sống lương thiện, dùng thiện đãi người, lấy đức làm gốc, có như vậy mới có thể thay đổi vận mệnh.

Có thời gian, trên thị trường bày bán la liệt một loại trang sức, gọi là dây chuyền đổi mệnh. Rất nhiều người thi nhau mua, ai cũng mong được may mắn.

Thật ra trên đời này duy có một loại dây chuyền đổi mệnh, tên của nó là: Tích đức hành thiện.

SEE biên dịch

Sau khi làm việc ác, điều đáng sợ không phải là bị người khác phát hiện mà là chính mình tự biết. Và sau hành động lương thiện, điều đáng quý không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của bản thân.

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa

Vì sao con người cần tích đức

Phúc đức là quan niệm đặc thù của người Phương Đông. Quan niệm phúc đức đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhơn tích phước, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giật hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc.

Dân gian cũng có câu: “Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng”. Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ”. San sẻ bằng cách nào? Có nhiều cách, như bố thí (giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em tật nguyền, người gặp hoạn nạn…), phóng sinh, cúng dường tạo phước, làm việc hiếu, việc đạo thì mới bền, nếu không thì dễ bị quả báo. Nên chăm làm phước, chớ ích kỷ hại nhân lợi mình, hại người sẽ được hưởng phúc lành.

Sau khi làm việc ác, điều đáng sợ không phải là bị người khác phát hiện mà là chính mình tự biết. Và sau hành động lương thiện, điều đáng quý không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của bản thân. Tích đức không cần người khác thấy, hành thiện tự có trời biết.

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa. Người làm việc ác, họa tuy chưa đến, phúc đã đi xa. Người làm việc tốt, giống như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng thành, lâu ngày sinh sôi. Người làm việc ác, giống như đá mài dao, không thấy hao tổn, lâu ngày mới mòn. Phúc họa vô môn luôn tại tâm (ý nói phúc và họa không có cửa để chúng ta đi vào nó, mà nó được hình thành qua suy nghĩ tốt hoặc xấu trong tâm của chúng ta).

Điều đáng sợ của hành động làm ác không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết. Điều đáng khen của hành động lương thiện, không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của chính mình. Đời người, có bao nhiêu toan tính, thì có bấy nhiêu đau khổ. Có bao nhiêu khoan dung, thì có bấy nhiêu niềm vui. Đau khổ và niềm vui đều là sự phóng chiếu của tâm linh, giống như trong gương có cái gì, là do sự vật đứng trước gương quyết định.

Trong lòng không buông bỏ được, tự nhiên sẽ thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, đời người càng không vui.

Tích đức bằng những việc đơn giản trong cuộc sống

Trong lòng không buông bỏ được, tự nhiên sẽ thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, đời người càng không vui. Tâm toan tính giống như cái túi quần, tâm khoan dung giống như cái phễu. Tâm phức tạp thích toan tính, tâm đơn giản dễ vui vẻ. Biết khoan dung, con đường đời mới có thể càng đi càng rộng. Oán hận là một ly rượu độc, cái bị giết chết là niềm vui của chính mình. Dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân, là một chuyện vô cùng ngu xuẩn. Vậy chi bằng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, vui vẻ với cuộc đời của mình. Không khoan thứ cho người khác, thật ra là đang không bỏ qua với chính mình. 

Tấm lòng của một người có thể dung chứa được bao nhiêu người, thì có thể thắng được bấy nhiêu lòng người. Tấm lòng rộng mở, mới có thể thành tựu sự nghiệp, mới có đời người yên bình và vui tươi. Tâm rộng lớn, thì tất cả mọi chuyện đều nhỏ hết. Chuyện lớn chuyện khó, xem cách đảm đương. Nghịch cảnh thuận cảnh, xem tấm lòng. Là vui hay giận, xem tu tính. Có mất có được, xem trí tuệ. Là thành là bại, xem kiên trì.

Video liên quan

Chủ đề