Hành lang bảo vệ an toàn công trình là gì năm 2024

Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12thì hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi đất của đường bộ, là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Việc xác định giới hạn hành lang an toàn đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP thì giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các khu vực đường ngoài đô thị, đường đô thị, đường cao tốc ngoài đô thị và đường cao tốc trong đô thị là khác nhau.

Trong đó, giới hạn hàng lang an toàn đường bộ đối với đường ngoài đô thị được xác định dựa trên căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

(1) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

(2) 13 mét đối với đường cấp III;

(3) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

(4) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

Lưu ý: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ sẽ được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12có quy định:

"Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người sử dụng đất có đất thuộc hành lang an toàn đường bộ thì không được xây dựng các công trình khác trên diện tích đất này, trừ một số công trình thiết yếu được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất của người sử dụng đất được gia nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất mà có thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình đã được công bố, cắm mốc thì ghi "Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình... (ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ)"; hoặc ghi "Thửa đất có... m2 đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình..." đối với trường hợp một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.

Do đó: Trường hợp để xác định thửa đất của bạn có thuộc hành lang an toàn đường bộ thì bạn cần phải xác định xem trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp cho bạn đối với diện tích đất trên có ghi nhận thông tin về thửa đất, diện tích đất thuộc hành lang an toàn bảo vệ công trình đường bộ hay không.

Trường hợp nếu diện tích đất trên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để xác định đất có thuộc hành lang an toàn đường bộ hay không thì bạn áp dụng quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP đã trích dẫn trên đây để xác định hoặc liên hệ với Phòng đăng ký đất đai tại địa phương để được cung cấp thông tin.

Trường hợp diện tích đất của bạn thuộc hành lang an toàn đường bộ thì bạn không được xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ hàng lang an toàn đường bộ được trích dẫn trên đây.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nơi chung xảy ra vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, như xây dựng nhà ở, nhà xưởng, công trình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; vận hành các phương tiện cơ giới máy xúc, cần cẩu thi công công trình gần lưới điện cao áp; hoạt động thả diều hoặc việc ném bắn các vật vào lưới điện cao áp có nguy cơ cao gây sự cố mất an toàn cho người và thiết bị công trình, ảnh hưởng đến việc cung cấp dòng điện liên tục và ổn định.

Hành lang bảo vệ an toàn công trình là gì năm 2024

Hình ảnh minh họa về vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm hành lang an toàn lưới điện, góp phần nâng cao chất lượng vận hành hệ thống điện, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Công ty Truyền tải điện 4 và Công ty Điện lực Bình Phước đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân, khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, khách hàng hiểu và nắm được các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình điện qua đó chung tay cùng ngành điện bảo vệ an toàn cho lưới điện.

Điện là nguồn năng lượng thiết yếu trong đời sống xã hội hiện nay. Để vận hành dòng điện an toàn, liên tục thì hành lang lưới điện luôn phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về an toàn điện. Dưới đây là một số điều cần biết về hành lang an toàn lưới điện cao áp theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP.

Theo Nghị định 14/2014, ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện thì lưới điện cao áp có điện áp từ 6kV trở lên và gồm có: đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm và trạm điện. Lưới điện cao áp này phải có hành lang bảo vệ an toàn trong quá trình vận hành.

Hành lang bảo vệ an toàn công trình là gì năm 2024

Nghị định 14/2014/NĐ-CP về hành lang an toàn lưới điện cao áp

Nghị định nêu rõ, hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được thiết lập bởi chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hành lang. Trong đó, chiều dài hành lang đường dây dẫn điện trên không được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm biến áp này đến vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.

Chiều rộng hành lang đường dây dẫn điện trên không được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh với cấp điện áp đến 22kV dây bọc là 1 mét, dây trần là 2 mét; cấp điện áp 35kV dây bọc là 1,5 mét, dây trần là 3 mét; cấp điện áp 110kV dây trần là 4 mét; cấp điện áp 220kV dây trần là 6 mét và cấp điện áp 500kV dây trần là 7 mét.

Chiều cao hành lang đường dây dẫn điện trên không được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng với cấp điện áp đến 35kV là 2 mét, cấp điện áp 110kV là 3 mét, cấp điện áp 220kV là 4 mét và cấp điện áp 500kV là 6 mét.

Còn hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 mét tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

Với đường cáp điện ngầm thì hành lang bảo vệ an toàn cũng được thiết lập bởi chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Trong đó, chiều dài hành lang đường cáp điện ngầm được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.

Chiều rộng hành lang đường điện cáp ngầm được giới hạn bởi mặt ngoài của mương cáp (đối với cáp đặt trong mương cáp). Còn đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước thì hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm như sau: nếu cáp đặt trực tiếp trong đất, đối với đất ổn định thì khoảng cách về hai phía là 1 mét, đối với đất không ổn định thì khoảng cách về hai phía là 1,5 mét; nếu cáp đặt trong nước, nơi không có tàu thuyền qua lại thì khoảng cách về hai phía là 20 mét và nơi có tàu thuyền qua lại thì khoảng cách về hai phía là 100 mét.