Hạch toán kế toán giá thành

Trên đây kế toán Lê Ánh đã chia sẻ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng. Để hiểu hơn về những quy định về kế toán hoạt động xây dựng bạn đọc có thể tham khảo các bài viết trên ketoanleanh.edu.vn hoặc đăng ký khóa học kế toán tổng hợp thực hành nâng cao tại kế toán Lê Ánh.

Tài khoản 631 – Giá thành sản xuất Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,… trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Bài viết hôm nay công ty dịch vụ kế toán CAF sẽ chia sẻ với các bạn nguyên tắc kế toán, kết cấu nội dung, phương pháp hạch toán tài khoản giá thành sản xuất tài khoản 631 theo thông tư 200.

I. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,… trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

b) Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên không sử dụng tài khoản này.

c) Chỉ hạch toán vào tài khoản 631 các loại chi phí sản xuất, kinh doanh sau:

– Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;

– Chi phí nhân công trực tiếp;

– Chi phí sử dụng máy thi công (đối với các doanh nghiệp xây lắp);

– Chi phí sản xuất chung.

d) Không hạch toán vào tài khoản 631 các loại chi phí sau:

– Chi phí bán hàng;

– Chi phí quản lý doanh nghiệp;

– Chi phí tài chính;

– Chi phí khác;

– Chi sự nghiệp.

đ) Chi phí của bộ phận sản xuất, kinh doanh phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, trị giá vốn hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và chi phí thuê ngoài gia công chế biến (thuê ngoài, hay tự gia công, chế biến) cũng được phản ánh trên tài khoản 631.

e) Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” phải được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ, đội sản xuất,…) theo loại, nhóm sản phẩm, dịch vụ…

g) Đối với ngành nông nghiệp, giá thành thực tế của sản phẩm được xác định vào cuối vụ hoặc cuối năm. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành trong năm đó, nghĩa là chi phí chi ra trong năm nay nhưng năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới tính giá thành.

– Đối với ngành trồng trọt, chi phí phải được hạch toán chi tiết theo 3 loại cây:

+ Cây ngắn ngày;

+ Cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần;

+ Cây lâu năm.

II. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 631 giá thành sản xuất

Bên Nợ:

– Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang đầu kỳ;

– Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

– Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”.

– Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.

III. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:

a) Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ vào bên Nợ tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

b) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

d) Cuối kỳ, tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,… ghi:

Một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác kế toán cuối kỳ là thực hiện tính giá thành sản phẩm. Kỳ tính giá thành thường được thực hiện theo tháng hoặc theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ bản các bước trong quy trình kết chuyển giá thành được thực hiện:

BướcNội dungBước 1Tập hợp các chi phí có liên quan trực tiếp theo các khoản mụcBước 2Xác định sản lượng đầu ra và đầu vào của kỳ sản xuấtBước 3Chọn phương pháp giá thành áp dụng, xác định chi phí đơn vị và giá trị sản phẩm dở dangBước 4Xác định giá thành sản phẩm trong kỳ và lập báo cáo theo yêu cầu

Theo đó, nội dung tập hợp chi phí theo khoản mục có vai trò tiền đề cho các bước sau. Quy trình tập hợp chi phí và kết chuyển giá thành sẽ như sau:

Sau khi các chi phí sản xuất được tập hợp phát sinh trên các tài khoản 621, 622, 627 (Một số trường hợp có cả TK 623), các chi phí này được kết chuyển để tính giá thành dựa theo mức tiêu hao hợp lý. Như vậy, không được kết chuyển vào tính giá thành các chi phí:

  • Chi phí nguyên vật liệu vượt định mức tiêu hao
  • Chi phí nhân công vượt trên mức bình thường
  • Chi phí sản xuất chung cố định tương ứng với phần sản lượng sản xuất thấp hơn công suất bình thường

Các mục không kết chuyển vào giá thành, theo hướng dẫn của chế độ kế toán Việt Nam được kết chuyển thẳng vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Vì vậy, sơ đồ kết chuyển giá thành được mô tả như dưới đây

Hạch toán kế toán giá thành

Hạch toán kế toán giá thành

Ví dụ: Công ty TNHH Manabox Việt Nam sản xuất sản phẩm ABC trong kỳ có các tài liệu sau: (Đv tính: 1000 đ):

1/ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyến sang: 864.000

2/ Chi phí phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến sản xuất:

– Xuất kho nguyên vật liệu chính trực tiếp (NVLCTT) với giá vốn: 4.500.000. Đến cuối kỳ, xác định được có 68.000 giá trị NVLCTT không dùng hết nhập lại kho và 400.000 giá trị NVLCTT không dùng hết còn thừa để lại xưởng chuyển kỳ sau để tiếp tục sản xuất.

– Mua NVL phụ trực tiếp đưa thẳng vào dùng cho sản xuất : 200.400 (giá chưa gồm thuế GTGT 10%) chưa thanh toán cho người bán

– Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp: 1.278.000

– Chi phí sản xuất chung tập hợp: 660.000. Biết rằng định phí sản xuất chung là 600.000 và dây chuyền hoạt động với mức 95,6% công suất.

3/ Cuối kỳ sản phẩm dở dang được đánh giá với giá trị là 816.000

Yêu cầu: Hãy định khoản kế toán?

1/ Xác định chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

            + Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng

Nợ TK 621  4.500.000

                                                Có TK 152 4.500.000

            + Trị giá nguyên vật liệu thừa để lại xưởng kỳ sau tiếp tục sản xuất

Nợ TK 621  (400.000)

                                                Có TK 152 (400.000)

            + Trị giá nguyên vật liệu không dùng hết nhập lại kho

Nợ TK 152  68.000

                                                Có TK 621 68.000

2/ Xác định chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp

            Nợ TK 621  200.400

Nợ TK 133  20.040

                        Có TK 152 220.440

3/ Xác định chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 622  1.278.000

                                    Có TK liên quan (TK 334,338…)  1.278.000

4/ Xác định chi phí sản xuất chung

                        Nợ TK 627   660.000

                                    Có TK liên quan (TK 111, 214, 334,338…)  660.000

5/ Kết chuyển tính giá thành

+ Xác định chi phí NVLCTT kết chuyển: 4.500.000 – 68.000 – 400.000 = 4.032.000

Nợ TK 154   4.032.000

Có TK 621   4.032.000

+ Xác định chi phí NVLPTT kết chuyển:

Nợ TK 154   200.400

Có TK 621   200.400

+ Xác định chi phí NCTT kết chuyển:

Nợ TK 154  1.278.000

Có TK 622  1.278.000

+ Xác định chi phí SXC kết chuyển

– CPSXC cố định do hoạt động dưới công suất không được kết chuyển tính giá thành: (100% – 95,6%) x 600.000=  26.400

– CPSXC cố định tính vào giá thành: 660.000 – 26.400 = 633.600                     

Nợ TK 154  633.600

                        Nợ TK 632  26.400

                                    Có TK 627   660.000

+ Xác định trị sản phẩm hoàn thành: 864,000 + 4,032,000   + 200,400   +  1,278,000   + 633.600  –  816,000  = 6.192.000